“Thiện Trang nhớ câu nói của ngài Lý Bỉnh Nam:
“Ông hãy tin đi, từ xưa đến nay bao nhiêu chư tổ, bao nhiêu vị đã tin rồi,
mình có bị gạt cũng có sao đâu, hãy tin đi, tin một lần đi”. Rồi Thiện
Trang nói đem câu nói đó mà nói pháp môn Tịnh-độ. Tin Tịnh-độ rồi, tin lời Hòa
thượng nói. Hòa thượng không gạt mình đâu. Hòa thượng nói để mình tu, mình sửa
mình làm, mình bố thí, mình xả, xả đi. Rồi phát nguyện vì chúng sanh đi, không
vì mình đi, làm đi. Chẳng lẽ ngài gạt mình. Cuối cùng Thiện Trang cũng học Hòa
thượng, phát nguyện giống Hòa thượng. Đời này con giao cho Phật Bồ-tát an bài,
con không lo nữa. Phát nguyện xong một năm sau Phật Bồ-tát cho Thiện Trang đi
xuất gia, mấy năm sau cho Thiện Trang tiếp tục làm Phật sự của Tịnh-độ, làm dần
dần cho tới bây giờ luôn. Cứ không cần vì mình, vì chúng sanh đi, vì Phật pháp
đi, vì thế gian này đi, vì tất cả… thì chúng ta sẽ được cảm ứng.”
Con xin kính chuyển trích đoạn trong bài giảng Kinh Phật
Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Phẩm Tám
– Tích Công Lũy Đức – Buổi 1
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 30.01.2021 – VLT 58
Ở đây nói về Pháp Tạng Tỳ-kheo trong vô lượng kiếp ngài đã
tu hành rồi, ngài đã vun bồi đức hạnh rồi. Đức hạnh ở đây là trong tâm không khởi
ý nghĩ ba độc tham, sân, si. Quý vị không có tham, sân, si thì những cảnh giới
bên ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không dính vào tâm quý vị đâu. Điều
mà ngài nhất tâm chỉ là đủ loại thiện căn mà chư Phật quá khứ đã tu, ngài ngưỡng
mộ những điều đó. Ngài không ngưỡng mộ danh, văn, lợi dưỡng, không ngưỡng mộ
tài năng của thế gian. Trong Kinh Vô Lượng Thọ ở phẩm 30 nói: “Bất hân thế ngữ”
hay phẩm 31 nói: “Luận pháp vô yếm”. Tức là không chán những luận pháp, không
thích những lời nói của thế gian. Học kinh Vô Lượng Thọ mình không thích những
lời nói của thế gian nữa, bất hân thế ngữ, không thích những sách báo, phim ảnh
của thế gian. Người tu hành mà còn thích mấy thứ đó thì hơi căng, hơi khó đó.
Cho nên lúc ngài tự hành hóa tha, bên trong thì không khởi tâm động niệm, bên
ngoài không bị cảnh duyên mê hoặc. Ngài hành hạnh tịch tĩnh, xa lìa tất cả giả
dối, ngài nương tựa vào con đường phương pháp thực sự tương ứng với sự lý thật
tướng, vun trồng tất cả gốc rễ đức hạnh. Ngài tu hành như thế, chúng ta cũng cố
gắng tu hành như vậy.
Phẩm tám này ngắn nhưng toàn nói về tu hành, cho nên quý vị
cố gắng học. Thiện Trang nghĩ là phẩm này cần phải ưu tiên giảng ba buổi, giảng
từ từ. Đây là tu, tu quan trọng. Còn nghe giáo nghĩa thì thật ra quý vị nghe
cũng nhiều rồi, nghe tới nghe lui, nghe xuôi nghe ngược, nghe hoài. Hòa thượng
nói không dùng tâm chí thành thực hành giáo nghĩa đó, thì những gì quý vị nghe
chỉ là cái vỏ mà thôi, là tri thức thế gian thôi. Ngài Lý Bỉnh Nam nói:
“Đáng sanh tử như thế nào thì vẫn sanh tử như thế đó. Đáng đọa lạc như thế
nào thì vẫn đọa lạc như thế đó”. Cho nên không tu không sửa, cải vãng tu
lai, không sái tâm dịch hạnh, sửa xưa tu nay, gột rửa thân tâm, sái tâm là sửa
tâm, dịch hạnh là đổi hạnh, thì không thể nào mà thành tựu đâu. Nếu quý vị thực
hành thì tự nhiên cảm giáng, sở nguyện triếp đắc, là tự nhiên cảm ứng được những
điều nguyện của mình liền được ngay trong đời. Quý vị thấy là nếu chia sẻ về Phật
pháp nhiệm màu thì Thiện Trang thấy rất là tuyệt vời. Từ khi nghe Hòa thượng
hãy tin đin, Thiện Trang nhớ câu nói của ngài Lý Bỉnh Nam: “Ông hãy tin
đi, từ xưa đến nay bao nhiêu chư tổ, bao nhiêu vị đã tin rồi, mình có bị gạt
cũng có sao đâu, hãy tin đi, tin một lần đi”. Rồi Thiện Trang nói đem câu
nói đó mà nói pháp môn Tịnh-độ. Tin Tịnh-độ rồi, tin lời Hòa thượng nói. Hòa
thượng không gạt mình đâu. Hòa thượng nói để mình tu, mình sửa mình làm, mình bố
thí, mình xả, xả đi. Rồi phát nguyện vì chúng sanh đi, không vì mình đi, làm
đi. Chẳng lẽ ngài gạt mình. Cuối cùng Thiện Trang cũng học Hòa thượng, phát
nguyện giống Hòa thượng. Đời này con giao cho Phật Bồ-tát an bài, con không lo
nữa. Phát nguyện xong một năm sau Phật Bồ-tát cho Thiện Trang đi xuất gia, mấy
năm sau cho Thiện Trang tiếp tục làm Phật sự của Tịnh-độ, làm dần dần cho tới
bây giờ luôn. Cứ không cần vì mình, vì chúng sanh đi, vì Phật pháp đi, vì thế
gian này đi, vì tất cả… thì chúng ta sẽ được cảm ứng. Còn quý vị nghe, lấy tri
thức để nghe, nghe để cho vui tai, ngài Lý Bỉnh Nam nói là không có việc gì
làm, lấy Phật pháp để tiêu khiển, để giải trí. Giải trí bằng phương pháp khác
thì phiền não, giải trí bằng Phật pháp cho vui, nghe để cho hay, đem câu này
nói ra chứng tỏ ta đây giỏi, viết sách cho nhiều, viết bài cho nhiều, để nổi tiếng
v.v… thì quý vị như ngài Lý Bỉnh Nam nói đáng đọa lạc như thế nào vẫn đọa lạc
như thế đó, không thay đổi được. Tu chứ không phải học, thành tựu được là do
tu. Nghe Pháp cũng là tu. **Quý vị nghe pháp trong hai giờ này, tâm tâm nhất ý,
chú tâm nghe, thậm chí quý vị nghe lại, nghe miết, tâm quý vị định vào trong
pháp, tâm quý vị duyên trong pháp, duyên nghe lời Thiện Trang giảng thôi, đó là
tu định. Cho nên có định ở trong đó, khoanh vùng nhỏ lại, gọi là tu định. Nghe
pháp mở trí huệ gọi là tu huệ. Nghe pháp cho nên không làm việc gì khác, không
làm việc ác khác, không làm việc này việc kia, đó là tu giới. Cho nên trong
nghe pháp có giới, định, huệ. **Nghe pháp hai giờ là tu giới định huệ hai giờ.
Đây là lời Hòa thượng giảng, Thiện Trang nói lại cho dễ hiểu thôi. Ai nói nghe
pháp không phải tu là cũng không đúng. Nghe mà hành nữa thì mới là thật tu. Có
tu là tu lúc đó, sau nghe rồi hành nữa, đó là thật tu. Có thật tu mới có thật
chứng. Thật chứng rồi mới thành tựu. Gọi là tín, giải, hành, chứng bốn giai đoạn.
Tín là tin, muốn tin phải học pháp, phải nghe giảng pháp. Giải là hiểu. Hành là
đem những điều đó ra thực hành, hiểu rồi mới hành đúng. Không hiểu sẽ hành sai.
Nói niệm Phật quý vị niệm không đúng, không biết tu, tu xen tạp. Đó là không giải,
không hiểu lý, giải không tới nơi thì không hành đúng. Không hành thì làm sao
chứng. Mà chứng thì trong đời này cảm nhận được sự nhiệm mầu trước mắt. Sau khi
chứng thì niềm tin tăng lên, tức là tăng thêm tín, tín rồi tăng thêm giải, giải
rồi tăng thêm hành, hành lại tăng thêm chứng… cứ như vậy. Quý vị một năm tiến một
chút, một tháng tiến một chút, một tuần tiến một chút, một ngày tiến một chút.
Đến khi nào ngày ngày đều tiến mà quý vị không vãng sanh thì ai vãng sanh. Quý
vị không thành tựu thì ai thành tựu. Cho nên hãy thực hành đi. Thiện Trang là
cũng phiền não nghiệp chướng đầy rẫy, còn hơn quý vị nhiều nữa, quý vị đỡ hơn
Thiện Trang nhiều. Gốc của Thiện Trang kém hơn quý vị, nhờ là nghe lời Hòa thượng:
mình không có trí huệ thì Phật Bồ-tát gia trì cho trí huệ. Mình thật tu đi,
mình thật làm đi. Tâm tâm niệm niệm tương ưng sẽ được gia trì, tự nhiên cảm ứng,
tự nhiên sẽ làm được. Cho nên mình cố gắng thực hành. Còn ai không thực hành
chúng ta thương họ thôi. Ai giảng pháp sai, hành sai thì chúng ta kính nhi viễn
chi, mình né ra, mình kính nhưng né ra. Đừng phỉ báng, đừng này kia, kệ họ, ai
đi đường nấy. Những đồng tu mà hộ trì cho những đồng tu trẻ đó thì cứ hộ trì.
Những người trẻ giảng pháp quý vị cố gắng hộ trì. Khi nào thấy họ lạc đường thì
cố gắng né. Hướng dẫn nhiều khi họ không nghe nữa đâu quý vị, khó lắm. Mỗi người
phải tự thân vận động. Người tại gia anh em trong nhà nói còn không nghe, huống
chi người xuất gia. Người ta xuất gia rồi nói càng khó. Cho nên chỉ có dựa vào
Pháp, chỉ có dựa vào chính mình thôi. Hôm nay Thiện Trang nói với quý vị như vậy.
Chúng ta học phẩm này là học để tu, học để thực hành. Đại sư Thanh Lương nói:
“Có giải không hành, tăng trưởng tà kiến. Có hành không giải tăng trưởng vô
minh” – đó là mở đầu trong Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao. Cho nên chúng ta phải giải
hành tương ưng. Thiện Trang tin tưởng những người nghe pháp của Thiện Trang cho
đến bây giờ mà thích nghe, đều là những người thật vì sanh tử, những người muốn
ra khỏi sanh tử luân hồi, những người muốn tu, chẳng qua chưa biết phương pháp.
Phương pháp thì vô lượng vô biên, Hòa thượng giảng nhiều quá, thôi bây giờ đúc
kết lại, cố gắng giữ giới, làm lành, ăn chay, niệm Phật. Rồi cố gắng bớt tham,
sân, si, xả đi những ngã mạn của mình, những tình chấp, tâm luôn luôn ở trong
Phật pháp. Đó là phương pháp đơn giản nhất. Cho nên nghe Pháp nhiều, tâm tâm
trong Phật pháp, thì quý vị sẽ thấy tiến bộ rất nhanh. Đó là cách đơn giản nhất
mà Thiện Trang nói. Niệm Phật dùng tâm chân thành niệm, niệm cách nào cũng được.
Niệm trong động nhiều. Hòa thượng có nói một câu như thế này, quý vị nghe cho kỹ
nha: Nếu tâm quý vị thanh tịnh thì một ngày quý vị niệm một câu Phật hiệu cũng
được vãng sanh. Nếu tâm quý vị ô nhiễm thì một ngày niệm quá trời cũng không
vãng sanh. Cho nên nói là “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng
luống công”. Cho nên có nhiều người luyện công phu niệm Phật dữ lắm, nhưng tâm
quý vị không buông xả được, vẫn tham, sân, si, mạn, nghi, thị phi nhân ngã,
đúng sai, vẫn đủ thứ chuyện. Niệm như vậy không thành tựu. Trong khi đó Hòa thượng
nói chỉ cần quý vị một ngày tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là gì? Là không khởi
lên những ý nghĩ đó. Không tham, sân, si, mạn, nghi, không thị phi nhân ngã.
Tâm quý vị vì chúng sanh, tâm quý vị vì Tây Phương Cực Lạc, thì dù quý vị rất bận
rộn, một ngày ở tại gia không có thời gian, nhưng quý vị làm việc gì cũng vì
chúng sanh. Tôi làm kế toán văn phòng cũng ráng làm cho tốt, quý vị biểu pháp
cho người ta thấy tôi là người học Phật. Cho nên tôi ráng làm nhiệt tình. Tôi bị
sếp la rầy, bị người khác phỉ báng, tôi không phỉ báng lại, vì tôi là người học
Phật, cho nên tôi thị hiện nhẫn nhục ba-la-mật. Quý vị nghĩ vậy là tâm thanh tịnh
rồi đó. Rồi quý vị đem công đức tâm nhẫn nhục đó, quý vị đem công đức tu hành
đó hồi hướng vãng sanh. Một niệm vãng sanh. Hòa thượng nói tâm thanh tịnh một
niệm cũng vãng sanh. Còn quý vị luyện cho cố vô, niệm A Di Đà Phật, niệm nhanh
niệm chậm, điều đó vẫn cần, nhưng thời khóa đó vẫn ít lắm, vì một ngày chúng ta
đâu có 24 tiếng niệm Phật được. Nếu quý vị có phương pháp niệm một ngày 24 tiếng
hoặc 16 tiếng liên tục niệm thì may ra. Câu niệm Phật giống như viên minh châu,
bỏ vào nước thì nước đục hóa trong. Tâm mình ô nhiễm, niệm Phật vào tự nhiên
tâm mình không ô nhiễm.