Responsive Menu
Add more content here...

Lãnh Hội Học Tập Pháp Thập Niệm Của Đại Sư Ấn Quang – Thầy Hồ Tiểu Lâm Giảng Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu – Tập 1 – Ngày 30 tháng 11 năm 2011

Học Tập Pháp Thập Niệm Của Đại Sư Ấn Quang

Thầy Hồ Tiểu Lâm diễn giảng

Ngày 30 tháng 11 năm 2011

Giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Phật học Lewis Lancaster, Đại học Nam Queensland, Australia.

Chuyển ngữ: Thích Thiện Trang và Chân Hạnh Ánh.

 

        Kính chào: Chư vị khách quý, chư vị đồng học, chúc mọi người buổi chiều tốt lành. Lần này đến được Australia, nhận lời mời của Tịnh tông Học viện đến nơi đây báo cáo với mọi người, vốn là không có kế hoạch đến, cho nên phải giảng điều nào cũng không có chuẩn bị gì, tôi nghĩ rằng hiện nay người học Phật chúng ta rất nhiều, đặc biệt là người học kinh giáo, người học Phật: theo lão Hòa thượng Tịnh Không rất nhiều. Nhưng có ba sự việc: mà trước mắt chúng ta nhất định phải nắm thật chắc: chính là hôm nay lão Hòa thượng đã nói trong lúc kết thúc: thứ nhất, chăm chỉ nghe kinh; thứ hai, chăm chỉ niệm Phật; thứ ba làm nhiều việc tốt. Ba câu nói ấy nghe ra thì giống như không có gì đặc biệt cả. Nhưng trên thực tế ba câu nói ấy vô cùng quan trọng. Làm nhiều việc tốt, thế nào là tốt, thế nào là xấu? Lúc nào làm việc tốt? Vì sao phải làm việc tốt? Làm việc tốt thế nào? Việc ấy cần trí huệ, vậy thế nào là tốt, thế nào là xấu? Sư phụ ngay trong những lần giảng kinh giáo đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta: phải cắm ba gốc. Đệ Tử Quy của Nho gia, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên của Đạo gia, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo của Phật gia. Đó là tiêu chuẩn của tốt xấu. Chúng ta phải thật làm ngay trong công việc, cuộc sống và học tập thường ngày.

        Ngày nay dường như Sư phụ nhắc đến ba gốc ấy, cắm ba gốc đã rất nhiều năm rồi. Thật sự hiện nay vẫn ghi nhớ ba gốc ấy, hơn nữa người có thể thật làm ở ngay trong cuộc sống thì không nhiều. Tối qua tôi vẫn nói với Sư phụ: không chăm chỉ làm việc tốt, không nghiêm túc niệm Phật, có thể nghe tốt được kinh giáo hay không? Không thể nghe tốt kinh giáo. Vì sao vậy? Bởi vì kinh giáo của Sư phụ là giảng ra từ tâm thanh tịnh, chư vị dùng Vọng tâm để nghe điều được giảng ra từ tâm thanh tịnh của Sư phụ, vậy thì không tương ưng. Rất nhiều đồng tu cũ nghe kinh theo Sư phụ bao nhiêu năm, nói không được thọ dụng, vì sao vậy? Chính là bởi vì không có tâm thanh tịnh. Vậy chúng ta hiện nay niệm Phật thế nào, niệm thế nào mới đúng? Làm việc tốt thế nào, làm thế nào mới tính là việc tốt? Nghe kinh giáo thế nào, nghe thế nào mới có thể khế nhập? Mới có thể tương ưng? Ba việc ấy vô cùng quan trọng đối với chúng ta, mà gốc rễ nhất trong gốc rễ của ba sự việc ấy: chính là phải tạo ra tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tương ưng với ba gốc, tâm thanh tịnh tương ưng với tâm của Sư phụ.

        Cho nên chư vị có thể nghe hiểu được kinh giáo, tâm thanh tịnh niệm Phật có thể đến được Tây Phương. “Miệng niệm Mi Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng uổng công”, là nói rõ vấn đề nào? Tâm không thanh tịnh, thì niệm Phật vô ích, cho nên hôm nay, là con gà có trước, hay là quả trứng có trước? Chư vị nói ta bắt đầu thế nào? Chư vị nói hiện nay tôi có tâm thanh tịnh, tôi mới niệm Phật tốt được, vậy hiện nay tâm thanh tịnh của tôi từ đâu mà đến? Vậy lại có nói rồi: chỉ cần chư vị chăm chỉ niệm Phật, thì chư vị có tâm thanh tịnh. Hai điều ấy điều nào trước điều nào sau? Là đồng thời, một là tất cả, tất cả là một. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Vậy thì, chúng ta nói: vì sao hiện nay người niệm Phật chúng ta nhiều, mà người niệm Phật không đắc lực cũng nhiều? Tôi học Phật 5 năm, quan sát những đồng tu học Phật bên cạnh, những Cư sĩ tại gia, những bạn bè đó của tôi, thật muốn học Phật, thật muốn niệm Phật đắc lực, đã tốn rất nhiều thời gian, đã thỉnh giáo rất nhiều người, thực sự không thể nói là không nỗ lực, cũng không thể nói không phát tâm ấy, vậy tại sao niệm Phật lâu mà không được đắc lực? Điều đó khiến tôi nghĩ đến thế nào mới có thể niệm Phật đắc lực? Khi tôi đang đọc Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, đã phát hiện một đoạn khai thị của lão Hòa thượng Ấn Quang, là giảng về pháp Thập niệm, pháp Thập niệm này là dùng mười chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: để niệm Phật. Ngài nói: “nhiếp cả sáu căn, Tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, đó là bậc nhất”. Làm sao nhiếp được sáu căn, đó là vấn đề then chốt nhất, mọi người đều biết phải nhiếp cả sáu căn, chỉ là không nhiếp nổi sáu căn.

        Vậy lão Hòa thượng Ấn Quang nói rằng: nơi bắt đầu là ở nhiếp tại nghe kĩ càng, nhiếp chính là thu lại, nhiếp thụ, thu liễm tai lại, dắt tai nghe tiếng Phật của chúng ta. Tiếng Phật, có niệm rõ: A Mi Đà Phật, ra tiếng rồi, miệng ra tiếng. Lúc này chúng ta dùng tai nghe, dễ dàng. A Mi Đà Phật, ta đã nghe rõ ràng bốn chữ này. Niệm ẩn thì sao? Không ra tiếng. Niệm thầm thì sao? Lúc niệm thầm có tiếng của tâm, trong tâm có âm thanh, phải nghe tiếng trong tâm chính mình. Ví dụ nói lúc chư vị ở trong nhà vệ sinh, ví dụ nói chư vị đang tắm. Ví như lúc chư vị ăn cơm, chư vị đều không thể niệm ra tiếng. Phải niệm thầm trong tâm, niệm thầm có âm thanh trong tâm. Nếu dùng tai của chính mình nghe âm thanh trong tâm chính mình, thì là tiếng trong tâm. Các đồng tu đến từ Đại Lục ở ngay trong Đại cách mạng Văn hóa, nói Chủ tịch Mao biết tiếng lòng của nhân dân cả nước, Chủ tịch Mao biết tiếng lòng của nhân dân cả nước, vì sao vậy? Bởi trong lòng có âm thanh. Tư duy của bất kỳ ai trong chúng ta, sau cùng vận dụng: đều lấy âm thanh làm phương tiện truyền đạt. Cho nên căn tai của chúng ta nhạy bén nhất. Cho nên chúng ta phải dùng tai của chính mình nghe Phật hiệu của chính mình. Đây là khai thị căn bản nhất của lão Hòa thượng Ấn Quang về niệm Phật.

        Hôm nay tôi đến đây: tôi muốn báo cáo với mọi người: lãnh hội của chính tôi, không có lãnh hội gì lớn hơn. Chủ yếu là cùng học tập với mọi người về Đại sư Ấn Quang niệm Phật thế nào. Nắm chắc cách thứ niệm Phật, nắm chắc phương pháp nhiếp cả sáu căn, sau cùng căn cứ theo lời Đại sư Ấn Quang nói: “Thời gian lâu dần, tâm tự quy nhất”. Tâm đã quy nhất rồi, căn cứ theo lời của ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân vào năm 1133 – người khai sáng Tịnh Độ tông Nhật Bản: thật sự tâm thanh tịnh niệm Phật, thì “ba nghiệp tự hòa hợp, nguyện tâm tự phát ra”. Chư vị xem ba nghiệp thân khẩu ý, nếu một câu Phật hiệu này của chư vị thật tương ưng, thật niệm ra thanh tịnh, thì thời gian lâu dần, ba nghiệp đã tự điều chỉnh lại rồi. Là sao? Làm việc tốt, nói lời tốt, giữ tâm tốt, làm người tốt, ba nghiệp tự điều chỉnh, chư vị có tin hay không? Tâm thanh tịnh niệm Phật, căn cứ theo phương pháp này của lão Hòa thượng Ấn Quang, 攝耳諦聽 “nhiếp nhĩ đế thính” (thu nhiếp tai nghe kĩ càng), dùng mười chữ số buộc lại Phật hiệu của chính mình, chữ số không được chạy, tai nghe không được mất, thời gian lâu dần, ba nghiệp tự điều chỉnh, thì chư vị tự nhiên đã biến thành người tốt. Tự điều ba nghiệp thì chư vị là Thánh nhân rồi. Đệ Tử Quy, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, tự nhiên liền làm được rồi.

        Bốn chữ “nguyện tâm tự phát”, thứ hai ấy: Nguyện tâm tự phát, mọi người Tịnh Độ tông chúng ta đều biết: có thể vãng sanh Tây Phương hay không, quyết định ở có tín nguyện hay không. Phẩm vị vãng sanh cao hay thấp ở công phu trì danh niệm Phật sâu hay cạn. Nguyện tâm vô cùng quan trọng. Nguyện tâm có nguyện lực, nguyện tâm là một con đường, 48 nguyện của A Mi Đà Phật cũng là con đường. Hai con đường ấy cảm ứng đạo giao, hai con đường cảm và ứng ấy giao lại với nhau. Hiện nay đã có ứng của A Mi Đà Phật rồi. Cảm với 48 nguyện thì sao? Chúng ta lấy gì để cảm với A Mi Đà Phật? Lấy nguyện, cho nên nói nguyện lực, nguyện chính là nguyện vọng. Hướng về xấu thì gọi là dục vọng, hướng về tốt thì gọi là nguyện vọng. Nguyện vọng đó của chư vị cùng với 48 nguyện của A Mi Đà Phật, đã kết nối với nguyện vọng “Mười niệm chắc chắn vãng sanh”, cho nên nguyện vọng vô cùng quan trọng. Chúng ta phải nghĩ niệm tốt Phật hiệu, chúng ta nhất định phải đầy đủ tín nguyện, thì Phật hiệu của chúng ta có thể đắc lực. Sáng tỏ điều ấy, tin thật, nguyệt thiết, thật muốn đến Tây Phương, thật tin có Tây Phương, thật biết được Tây Phương tốt, không cần nói, chư vị không dùng pháp Mười niệm, chư vị cũng nhất định có thể niệm tốt Phật hiệu. Vấn đề là, hiện nay chư vị không tin như vậy, cũng không nguyện như vậy, thì phải làm sao? Chư vị xem lúc Sư phụ giảng kinh ở Singapore, vào tết Nguyên đán năm ấy, hình như là năm 2006, khải thị Kinh Hoa Nghiêm cho người hiện đại, giảng ở Singapore lão Hòa thượng vô cùng hài hước, nói hôm nay người đến nghe kinh rất nhiều, mọi người đều học Tịnh Độ, đều mong muốn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, thật bằng lòng đi không? Mọi người ở dưới hô: mong muốn. Lão Hòa thượng nói bên tôi có gian phòng, bên trên có viết biểu ngữ, nói: tiến vào căn phòng này, 7 ngày sau thì đến Tây Phương. Không một ai dám tiến vào, đó không phải là chết đi sao? Ngài nói: chính là không nguyện, nói thì nói mong muốn đi, nói thì nói tin, hành động thực tế thì không được rồi. Cho nên chúng ta tin mà không kiên định như vậy, nguyện cũng không mạnh mẽ như vậy, cho nên Phật hiệu của chúng ta không đắc lực.

        Vậy có cách gì tốt để chúng ta một mà ba, ba mà một hay không? Đồng thời đắc được tín nguyện hạnh? Căn cứ theo lý luận của Kinh Hoa Nghiêm, “Ngàn hạt châu lưới trời Đế Thích” trời Đao Lợi. Đế là Thượng đế, Thiên đế, ngài có lưới Đế, rất tươi đẹp, một hạt châu, đó là ô lưới giữa các lưới với nhau, dây thừng đó, chỗ liên tiếp đều là hạt châu, bất kì hạt châu nào cũng có thể đem hình ảnh của ngàn hạt châu, toàn bộ đều thu vào, là trong một hạt châu ấy. Mà một hạt châu ấy lại đồng thời được 1000 hạt châu, hình ảnh đồng thời lại ảnh hiện ở trong 1000 hạt châu, ngàn châu nhiếp một châu, một châu biến ngàn hạt châu. Trên Kinh Hoa Nghiêm giảng đó là ý nghĩa gì? Chính là bất cứ pháp nào, đều bao gồm tất cả pháp tận hư không khắp pháp giới, tất cả pháp tận hư không khắp pháp giới đều bao gồm một pháp này. Vậy thì điều đó có khích lệ rất lớn đối với chúng ta, chúng ta niệm Phật có thể niệm ra tín và nguyện hay không? Tín nguyện hạnh của niệm Phật, thì ngay trong hành môn này, có bao gồm tín và nguyện viên mãn hay không? Đáp án là chắc chắn, bao gồm. Vậy đầy đủ rồi. Nếu ngay trong hành môn này, ngay trong hạnh này của tín nguyện hạnh, bao gồm tín và nguyện, một mà ba, ba mà một, vậy chư vị đến Tây Phương thì không vấn đề rồi. Hơn nữa phẩm vị còn là không thấp được. Cho nên chúng ta có tín nguyện nhất định có thể niệm Phật tốt, chúng ta niệm Phật tốt nhất định niệm ra được tín nguyện. Đây là chắc chắn. Điều gì trước điều gì sau? Là đồng thời.

        Hôm nay chúng ta bởi vì sự nhiễm trước của thế giới này vô cùng nghiêm trọng, vô cùng nhiều sự hấp dẫn của Ngũ dục Lục trần, chính là theo lời Sư phụ giảng: chúng ta đã quá quen thuộc với thế giới này, chúng ta quen với điều gì? Chúng ta quen với tham sân si mạn, chúng ta quen với tự tư tự lợi, chúng ta quen với danh văn lợi dưỡng, chúng ta quen với Ngũ dục Lục trần, đã quá quen thuộc rồi, cho nên chúng ta không quen thuộc lắm với thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng không hiểu rõ như thế, cho nên cũng không thể nói là mong muốn, cũng không thể nói là đủ lòng tin, vậy phải làm sao? Chúng ta không hiểu rõ về thế giới Tây Phương Cực Lạc, chúng ta không mong muốn đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc, nhưng hiện nay chúng ta lại học Tịnh Độ. Chúng ta cũng biết thời gian không đợi ta, chúng ta cách sự chết ngày một gần hơn, tâm là từ sáng vừa mở mắt đến tận ban đêm đi ngủ vô cùng tán loạn, biết chính mình chưa lấy được visa của thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây là chắc chắn. Ngay trong 1 vạn người niệm Phật có thể đi chỉ có 1, 2 phần vạn. Chư vị xem bi ai biết bao. Ở nơi đây, chư vị nói chư vị không có hy vọng gì, thế giới này, có thể thế nào? Chư vị tốt nghiệp Đại học thì thế nào? Chư vị giàu nhất thiên hạ thì lại thế nào? Chư vị quý như Thiên tử thì làm sao? Sau cùng chẳng phải chư vị đều phải chết sao? Sau khi chết rồi thì đi về đâu? Đó chính là ba đường ác. Cho nên không được lưu luyến thế giới này, không có gì lưu luyến cả, nhưng lại không thể không đợi ở đây, chư vị lại vô cùng rõ thì lại rất quen thuộc. Động một chút vẫn sinh ta tâm ái, muốn đến Tây Phương mà tín nguyện không kiên định, Phật hiệu không đắc lực, cho nên đó gọi là hai sai lầm. Vô cùng tiến thoái lưỡng nan, tình thế vô cùng rắc rối, hiện nay chúng tôi đề xuất ra, phải mở ra một huyết lộ, làm thế nào? Gọi là từ tự độ để nói, sống 100 năm 36 ngàn 500 ngày, hôm nay tôi đã 56, vẫn có thể sống thêm 44 năm nữa hay không? Dù cho chư vị sống thêm 44 năm nữa, 3 nhân 4 thành 12, 12 ngàn ngày, 12 ngàn ngày công phu có thể đắc lực sao? 12 ngàn đồng tiền Australia 10 phút dùng không hết thì coi như xong rồi. Cho nên thật gấp gáp, thời gian không nhiều, phương pháp không đắc lực, thời gian không đủ, tinh thần sức lực ngày càng kém đi, vậy phải làm sao? Cho nên hôm nay chúng ta nhất định phải tìm ra một con đường, niệm Phật hiệu đắc lực, vốn chúng ta vẫn nghĩ: tìm ra một con đường, kỳ thực Tổ sư Đại đức sớm đã [đưa ra] con đường ấy. Năm 1940, lão Hòa thượng Ấn Quang vãng sanh Tây Phương. Ngài vãng sanh Tây Phương chính là niệm bằng pháp Thập niệm này. Ngài đã làm ra cho chúng ta minh chứng rất hay, nước cờ sau cùng vô cùng tiêu sái, ra đi rồi. thiêu ra xá lợi thì không cần nói nữa. Mọi người đều từng xem Vĩnh Tư Tập, Đại sư Ấn Quang sau khi ngài vãng sanh, hồi ức lục được những Cư sĩ viết lại, còn ở ngay trong Văn Sao, lão Hòa thượng đã đem phương pháp ngài niệm Phật giới thiệu cho chúng ta.

        Phương pháp này chính là hai câu nói mà ban nãy tôi đã tổng kết với mọi người. Thứ nhất “nhiếp nhĩ đế thính”, thứ hai ngàn vạn lần đừng bỏ mất chữ số. Lão Hòa thượng ngài ở trong Văn Sao, ngôn ngữ của ngài không hề dài dòng lôi thôi, kết luận của ngài như đinh đóng cột, lát nữa chúng ta học thì sẽ biết. Hơn nữa ngài là Bồ-tát Đại Thế Chí tái lai, là Tổ sư đời thứ 13 của Tịnh Độ tông Trung Hoa, là thầy của lão Cư sĩ Lý Bĩnh Nam.

        Phương pháp mà ngài nói đó cách chúng ta chỉ có 70 năm. Đại sư Hoằng Nhất nói: Trung Hoa gần 300 năm nay duy chỉ có một người. Từ khi Trung Hoa có chữ viết ghi chép lại lịch sử là 5000 năm, ngài đã chiếm 1/20, một người. Hơn nữa ngài đã làm chứng minh cho chúng ta, ngài chính là đi như vậy. Cho nên hôm nay chúng ta như được của báu, gặp được pháp Thập niệm này. Mọi người nhất định phải giữ tâm cung kính, mà học được, nắm chắc pháp này. Hơn nữa ngay trong cuộc sống, công việc và học tập của chúng ta, phải luyện tập nhiều lần, thực tập nhiều lần. Nhất định phải nắm chắc pháp Thập niệm.

        Tiếp theo thì tôi không nói nhiều về điều khác nữa, chúng ta liền cùng nhau học tập pháp Thập niệm này của Đại sư Ấn Quang, văn tự không dài. Tôi ước tính cần một giờ thì chúng ta có thể học xong, sau khi học xong chúng ta lại cùng nhau thảo luận một chút. Ở ngay trong quá trình tôi vận dụng pháp Thập niệm, tồn tại một vài vấn đề, như làm sao để kết hợp pháp Thập niệm cùng lễ Phật, đó là một môn công khóa có tính vận động rất mạnh. Người niệm Phật thì nhiều mà người biết niệm dường như không có, cho nên chúng ta hôm nay phải thay đổi hiện trạng, nhất định phải trở về vô cùng thật thà. Về đến pháp Thập niệm này của Đại sư Ấn Quang, bởi vì lão Hòa thượng nói bỏ pháp này thì sanh Tây Phương muôn vạn khó khăn, đều nói ra kết luận này. Không dùng phương pháp này thì sanh Tây Phương vạn khó vạn khó. Vậy còn có gì? Hai chữ vạn khó, hơn 4 triệu chữ trong Văn Sao của lão Hòa thượng: trong ấy dùng rất ít loại ngữ khí lặp lại này. Mà ở ngay trong đoạn văn chương này dùng hai lần vạn nan. Là tuyên bố với chúng ta: nhất định phải dùng pháp Thập niệm để giải quyết vấn đề sanh tử của chúng ta. Là giống như ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân đã nói: “Nguyện tâm tự phát”, “ba nghiệp tự điều”, cho nên lão Hòa thượng Tịnh Không của chúng ta nói công đức của Phật hiệu không thể nghĩ bàn, vì sao lại không thể nghĩ bàn? Bởi chư vị có thể phát ra nguyện tâm, chư vị có thể điều chỉnh được ba nghiệp thân khẩu ý của chính mình, vậy mà vẫn chưa đắc được Phật hiệu sao? Vì sao vậy? Chính là bởi vì tâm thanh tịnh, do tất cả xứng Tánh, những ưu điểm, những đức năng, những tướng hảo những trí huệ: phù hợp với Tánh đức thì toàn bộ đều lưu lộ ra. Bốn chữ hồng danh, sáu chữ hồng danh là khởi tác dụng ấy.

        Cho nên hiện nay chúng ta bắt đầu học tập pháp Thập niệm của Đại sư Ấn Quang, tôi vừa đọc vừa giải thích cho mọi người. Bởi vì văn chương của ngài là dùng lời của lão Cư sĩ Lý Bĩnh Nam để nói. 今文時言 “Kim văn thời ngôn”, trên cơ bản là văn Bạch thoại ngày nay, tôi đọc xong rồi trên cơ bản mọi người đều hiểu được. Ngay trong quá trình tôi đọc, tôi vừa nói với mọi người lãnh hội của tôi. Bởi vì tôi đọc trước, mọi người có thể có những lúc không theo kịp, Đại sư Ấn Quang nói như vậy, bức thư ấy, ngài là hồi âm bức thư, hồi âm cho ai vậy? Cho Cư sĩ Cao Thiệu Lân, là viết cho ông. Ngài nói: 至於念佛Chí ư niệm Phật” (Còn về niệm Phật), còn về chính là ngoài ra một sự việc, thông thường chúng ta dùng “chí ư”, chính là ngài có thể ở trong bức thư ấy, ngay trong bức thư viết cho Cao Thiệu Lân, trần thuật lai sự việc khác, nhưng lúc ấy ngài lại nói đến một sự việc khác. Ngài nói còn như niệm Phật, thông thường chúng ta ở trong văn chương lúc khởi một sự việc khác, chúng ta thường dùng “chí ư” biểu thị chuyển ý, cũng là liên từ. 至於念佛,心難歸一Chí ư niệm Phật, tâm nan quy nhất” (Còn về niệm Phật, tâm khó quy nhất), điều này mọi người chúng ta đều có lãnh hội, chúng ta nói đến niệm Phật, tâm khó quy nhất, 當攝心切念“đương nhiếp tâm thiết niệm”(nên nhiếp tâm tha thiết niệm), chúng ta nên nhiếp lại tâm của chính mình, khẩn thiết mà niệm, thật tha thiết mà niệm, thiết này là niệm một cách khẩn thiết và thật tha thiết, 自能歸一“tự năng quy nhất” (tự có thể quy nhất), nếu chư vị nói chư vị có thể nhiếp tâm lại, thái độ là khẩn thiết, chư vị có thể tự quy nhất, chính mình có thể quy nhất, vậy người thế nào có thể làm đến điểm ấy. Ban đầu có thể nhiếp tâm thiết niệm thì quy nhất được? Đó là người Thượng căn, chắc chắn có nhân duyên lớn, không thể lấy chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi ấy. Cô Lưu Tố Vân của chúng ta tâm đã quy nhất. Có thể cô không biết pháp Thập niệm này, thì làm sao cô có thể tự quy nhất được? Không thể lấy chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi ấy. Cô là nhân duyên thế nào? Đã mắc bệnh, Bác sĩ đã phán tử hình cô rồi, là bệnh Lupus ban đỏ, nói khả năng cô không trị được nữa, lúc nào cũng có thể chết. Tôi nhớ rằng dường như lúc cô giảng ở Hồng Kông, nói mấy tháng rồi, lúc ấy Bác sĩ vô cùng kinh ngạc: đốt xương của bà lớn như vậy rồi, bệnh đã nặng như vậy rồi, sao bà vẫn xuất viện rồi hồi phục được? Vậy chúng ta nói cô Lưu không học pháp Thập niệm, vì sao cô có thể tâm quy nhất? Đều ở gặp duyên khác nhau, việc thọ mạng của cô hết rồi. Việc hết tuổi thọ đến, cô cấp bách rồi, trừ con đường này ra thì cô không còn đường nào khác, đúng không? Là sống là chết chỉ một quả cân này, cho nên cô cũng là không nghĩ điều khác nữa. Theo như Đại sư Ấn Quang nói thì lúc ấy cô Lưu Tố Vân: toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, lúc ấy tâm của cô không hề khác biệt với Phật. Cho nên cô khẩn thiết, cô không suy nghĩ điều khác nữa, nhất tâm, thì tự nhiên quy nhất rồi.

        Chúng ta từng xem Tiểu Viện Sơn Tây đúng không? Một người mẹ nhỏ thuốc mắt cho con gái, đúng không? Nhỏ thuốc mắt một chút mà nhỏ sai rồi, lại nhỏ keo 502, khiến mắt của đứa trẻ dính lại rồi, mọi người có nhớ điểm ấy không? Tiểu Viện Sơn Tây? Còn nhớ không? Lúc ấy người mẹ nói điều gì? Cô ấy chắc chắn không biết pháp Thập niệm, chắc chắn không biết niệm Phật thế nào. Cô hoảng rồi, cô liền gọi Bồ-tát Quán Thế Âm, cô nói thật có Quán Thế Âm người sao? Bồ-tát Quán Thế Âm người thật có sao? Con gái con tuy lớn lên không xinh đẹp, nhưng con vô cùng yêu thương con gái con, nếu người có thể chữa lành cho con gái con, thì con sẽ cả đời tin tưởng người. Chư vị xem gấp rồi, khẩn thiết, nhiếp tâm, cô ấy nhiếp trụ rồi. Thuốc nhỏ mắt 502 đó của con gái, nước keo đó ở trong mắt, việc đó khiến tâm cô nhiếp lại rồi. Niệm thật khẩn thiết, niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, xong rồi sau đó, mắt mà bị keo 502 nhỏ vào, một lát liền chảy nước ra rồi, mắt của bé gái đó mở được ra. Lão Cư sĩ Lý Bĩnh Nam nói: “Chí thành cảm thông”. Vì sao chúng ta không cảm thông với Phật Bồ-tát? Bởi vì chúng ta không chí thành, vì sao chư vị không chí thành? Bởi chư vị có chướng ngại, chướng ngại thì phải làm sao? Một câu Phật hiệu đều có thể niệm hết chướng ngại của đại tội sanh tử trong 80 ức kiếp. Cho nên công đức của Phật hiệu không thể nghĩ bàn. Vậy chúng ta nói đó là người Thượng căn, không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên, nhân duyên của cô Lưu khác, vậy nhân duyên của người mẹ trong Tiểu Viện Sơn Tây đó khác. Ai cũng không muốn, lấy con gái của chính mình ra thử xem, sau đó xem ta niệm Phật khẩn thiết hay không, đúng không? Chẳng ai lại làm loại việc ngu ngốc ấy. Cho nên tín nguyện của chúng ta không kiên định như vậy, Sư phụ nói rồi, thử một chút xem, sau khi tiến vào bảy ngày thì đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ai dám thử? Tôi đây một tuần sau, một đồng tu bên cạnh, tôi ở Singapore được hay không? Một tuần sau tài khoản ngân hàng của tôi còn đến kì mà, vẫn muốn lấy lãi, chư vị xem: ông không thể đi vào, có lưu luyến với nơi đây.

        Cho nên Đại sư Ấn Quang nói: tâm khó quy nhất, nên nhiếp tâm thiết niệm thì tự có thể quy nhất, mấu chốt là chúng ta nhiếp tâm lại thế nào? Chúng ta thiết niệm thế nào? Chúng ta vô cùng muốn quy nhất, con đường là nhiếp tâm thiết niệm thì có thể quy nhất, mà tâm của ta cũng không nhiếp nổi, niệm cũng không nhiếp nổi. Vì sao chúng ta không nhiếp tâm được? Vì sao chúng ta không khẩn thiết niệm được? Bởi vì chúng ta có chướng ngại, chướng ngại từ đâu mà đến? Chư vị không tin không nguyện đối với thế giới Tây Phương Cực Lạc, vì sao chư vị không tin không nguyện? Chúng ta phải truy tận ngọn nguồn. Bởi vì chư vị có chướng ngại, thế nào tôi lại có chướng ngại? Bởi tập khí đối với sáu đường nuôi dưỡng từ vô thỉ kiếp đến nay quá quen thuộc rồi. Ai cũng chưa từng chết, ai cũng chưa từng đi, đúng không? Chư vị nói chư vị bắt tôi phải tin, chư vị nói tôi Australia thì tôi tin, tôi từng đến, Toowoomba tôi từng đến, tôi tin, còn thế giới Tây Phương Cực Lạc thì tôi chưa từng đến, tôi cũng chưa từng chết, nơi ấy thực sự là giống như chúng ta nói hay sao? Đó chính là chướng ngại.

        Vậy thì chướng ngại này nói thế nào? Đại sư Ấn Quang đã nói ở ngay trong Văn Sao, một câu Phật hiệu này, công đức của danh hiệu Phật hiệu không thể nghĩ bàn, thể hiện ở bốn phương diện: 障盡福崇,業消智朗 “Chướng tận phước sùng, nghiệp tiêu trí lãng” (chướng hết phước đầy, nghiệp tiêu trí rạng), câu Phật hiệu này không tuyệt vời sao? Chướng tận, tận chính là không còn nữa. Không còn chướng ngại nữa, tiêu diệt hết rồi, chướng tận. Phước sùng, phước khí, sùng chính là ý nghĩa tăng trưởng, chướng tận phước đầy, không thể dùng chút ít thiện căn phước đức, phước này từ đâu mà đến? Đến từ ngay trong niệm Phật. Sư phụ đã nói trong lúc giảng Kinh Vô Lượng Thọ, phước đức chính là thật làm. Nói rồi thì họ thật niệm, thật làm theo phương pháp này, “phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm”, họ thật niệm, đó chính là phước, chướng tận phước đầy, nghiệp tiêu chính là như ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân đã nói “ba nghiệp tự điều’, chư vị không tạo nghiệp ác nữa, Sư phụ nói mang nghiệp cũ không mang hiện nghiệp. Nghiệp tiêu rồi, vì sao vậy? Bởi chư vị không có công sức tạo nghiệp nữa. Tâm của chư vị thuần tịnh thuần thiện, cần làm điều gì chư vị vô cùng rõ ràng, cần nói điều gì chư vị cũng rõ ràng, cần nghĩ điều gì chư vị cũng rõ ràng, “chướng tận phước sùng, nghiệp tiêu trí lãng”, lãng chính là ý nghĩa thanh minh, minh là ý nghĩa rõ ràng, ý nghĩa sáng tỏ, trí huệ. Cho nên một câu Phật hiệu này có thể mang đến cho chúng ta bốn lợi ích, trừ bốn lợi ích này ra chư vị vẫn còn muốn điều gì? Không gì khác nữa. Với hai điều tiêu cực thì chướng tận, nghiệp tiêu, Với hai điều tích cực thì phước đầy, trí rạng. Trí thì sao? Chúng ta nói là huệ. Phước thì sao? Chính là phước, phước đầy. Phước huệ song tu. Chướng tận nghiệp tiêu, tất cả tiêu cực đều không còn nữa, không ai chướng ngại chư vị nữa.

        Về thiện căn, thế nào gọi là thiện căn? Tôi thử tra từ điển của Tiên sinh Đinh Phúc Bảo, ba nghiệp thân khẩu ý đều thiện thì gọi là thiện, mà thiện ấy có thể nuôi lớn gốc của quả thiện, cho nên không chỉ dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi ấy, thiện căn này là nói chúng ta làm việc tốt, chính là như hôm nay Sư phụ nói thường làm việc tốt, thường làm việc tốt mà không niệm Phật cũng không có tác dụng, cho nên vẫn phải có phước đức, thật niệm Phật. Hơn nữa chư vị vẫn phải có nhân duyên, chư vị gặp được lão Hòa thượng Tịnh Không, chư vị gặp được Pháp môn Tịnh Độ. Chư vị phải có nhân duyên ấy, thì chư vị mới đi được. Vậy ngay trong câu Phật hiệu này có bao gồm hay không? Ở trong Phật Thuyết A Mi Đà Kinh có nói: không thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh cõi ấy? Chư vị đã biết pháp Thập niệm rồi, chư vị đã biết tác dụng của sáu chữ hồng danh, bốn chữ hồng danh rồi, chư vị đã gặp được Pháp môn Tịnh Độ rồi, thì không thể nói là không đầy đủ nhân duyên sao? Chư vị chỉ cần hết sức thật thà, chiếu theo pháp Thập niệm mà làm, niệm theo pháp Thập niệm thì chư vị không thể nói chư vị không có phước sao. Vậy ba nghiệp tự điều. Chư vị niệm Phật niệm đến một trình độ nhất định, thì chư vị tự nhiên là người tốt rồi. Nói được tốt, nghĩ được tốt, làm được tốt. Vậy thì có gốc bất thiện nữa sao? Cho nên ngàn vạn lần không được xem thường câu Phật hiệu này, chúng ta đã sao nhãng vấn đề này, chánh tu, trợ tu là nghe kinh nghe pháp, chánh tu là gì? Chánh tu chính là một câu Phật hiệu này, “trong 12 thời một câu Phật hiệu không được gián đoạn”. Hiện nay chúng ta đổi ngược lại rồi, dường như không ai niệm Phật ngay trong đời sống hàng ngày. Vốn là không có thời gian để niệm Phật, chỉ có một phần thời gian niệm Phật mà phương pháp vẫn không đúng. Chư vị nói xem đó chẳng phải dùng rổ tre lấy nước uổng công sao? Chư vị xem chúng ta có vài vị đồng tu có thể giơ tay lên, nói mỗi ngày tôi có thể bảo đảm niệm Phật nghiêm túc hai giờ hay không? Những Cư sĩ tại gia chúng ta ai có phước báo lớn như vậy? Quá khó rồi, đều là những thời gian rải rác phân tán, vào phòng vệ sinh đi ở hành lang, ở thang máy, có phải không? Đến siêu thị mua rau, lái xe đi đổ xăng. Không phải những thời gian ấy sao? Chia thành tốp nhỏ, những việc thời gian nhỏ ấy chúng ta phải làm sao? Chúng ta có thể ở ngay trong thời gian vụn vặt và ngắn ngủi ấy, có phương pháp rất tốt nào, có thể khiến chúng ta nhiếp được tâm, có thể thiết niệm hay không? Có, chính là pháp Thập niệm này, cho nên chúng ta học tập pháp Thập niệm của Đại sư Ấn Quang, phải biết ý nghĩa hiện thực của ngài. Sư phụ đã nhiều lần nhấn mạnh thời gian không đợi ai, hiện nay thời gian càng ngày càng khẩn trương, tai nạn càng ngày càng dồn dập, đó là điều không nói cũng rõ, chúng ta hiện nay vẫn chưa có thang, thì chúng ta cũng không leo lên được tường này, thật gấp gáp, biết bên kia tường chính là thế giới tốt, thật muốn tìm thang mà không tìm được, pháp Thập niệm chính là thang của chúng ta, có thể leo lên tường đó, tường đó chính là chướng ngại, bên kia tường đó chính là thế giới Cực Lạc, bên này chính là Ta Bà.

        Cho nên ngài nói: “Nên nhiếp tâm thiết niệm, tự có thể quy nhất”, đó là người thượng căn, như vậy ngài nói “pháp nhiếp tâm”, nhiếp tâm thế nào? Dưới đây ngài tiếp tục nói rồi: 攝心之法,莫先於至誠懇切 “Nhiếp tâm chi pháp, mạc tiên ư chí thành khẩn thiết”(pháp nhiếp tâm, không gì ở trước chí thành khẩn thiết), không gì đứng trước được chí thành khẩn thiết. Nếu chư vị muốn nhiếp tâm lại, thì Đại sư Ấn Quang đã nói chư vị phải chí thành khẩn thiết, cô Lưu Tố Vân chí thành khẩn thiết, người mẹ đó ở Tiểu Viện Sơn Tây chí thành khẩn thiết, cô chí thành khẩn thiết, thì cô nhiếp tâm lại rồi. Vậy thì chúng ta hôm nay, Hồ Tiểu Lâm thầy giảng như vậy, chúng tôi muốn nhiếp tâm, điều kiện của nhiếp tâm là chí thành khẩn thiết, hiện nay chúng ta không chí thành cũng không khẩn thiết, chúng ta không biết dùng thành, cũng không biết dùng khẩn, thì phải làm sao? Vì sao chư vị không biết dùng thành? Vì sao chư vị không biết dùng khẩn? Bởi chư vị vẫn là có chướng ngại, vậy tôi chỉ niệm câu Phật hiệu này, hiện nay tôi không có tâm chí thành, hiện nay tôi cũng không có tâm khẩn thiết. Hiện nay tôi cũng không nhiếp được tâm của tôi. Tôi có thể cứ niệm mãi thì tâm thành của tôi sẽ ra hay không? Tôi niệm tiếp mãi thì thái độ thành khẩn của tôi sẽ ra đúng không? Niệm tiếp mãi thì tâm của tôi có thể nhiếp lại sao? Đáp án là yes, là chắc chắn.

        Cho nên Đại sư Ấn Quang ở đây nói những người ấy, đều không phải những người chúng ta hôm nay, Đại sư Ấn Quang nói những người ấy cũng không phải ngài. Chúng ta tiếp tục học, 攝心之法,莫先於至誠懇切 “nhiếp tâm chi pháp, mạc tiên ư chí thành khẩn thiết”(pháp nhiếp tâm, không gì ở trước chí thành khẩn thiết), chữ “ư” đây biểu thị ở: không gì ở bậc nhất hơn chí thành khẩn thiết, là ở vị trí số một. 心不至誠 “Tâm bất chí thành”(Tâm không chí thành), tâm của chư vị không thành, 欲攝莫由“dục nhiếp mạc do”(muốn nhiếp thì không có cách), chính là không có phương pháp, chư vị muốn nhiếp tâm lại thì không có cách nào. Nói như vậy, thành tâm nhiếp tâm, đã có tâm thành thì có thể nhiếp tâm lại, đã có nhiếp tâm thì có thể quy nhất. Đó là từ Bắc Kinh đến Toowoomba, vậy tôi từ Toowoomba đến Bắc Kinh được hay không? Hiện nay tôi không có tâm chí thành, hiện nay tôi cũng không có tâm khẩn thiết, đúng hay không? Tôi có thể bắt đầu từ niệm Phật trước hay không? Tôi có thể niệm ra hai điều ấy hay không? Có thể. 欲攝莫由。既至誠已“Dục nhiếp mạc do. Ký chí thành dĩ”(Muốn nhiếp thì không có phương pháp. Đã chí thành rồi), nếu chư vị đã làm được chí thành, chữ “ký” ở đây biểu thị đã, đã làm được chí thành rồi, chữ “dĩ” ở đây chính là dừng lại, làm xong rồi. 猶未純一“Do vị thuần nhất”(Còn chưa thuần nhất), vẫn không thuần nhất, tôi rất chân thành, rất mong muốn đi, nhưng tôi vẫn chưa thuần nhất. 當攝耳諦聽“Đương nhiếp nhĩ đế thính”(Nên nhiếp tai nghe kỹ càng), lúc này Đại sư Ấn Quang nói phương án thứ hai, đối với ai? Đối với người Trung căn, nhiếp tai nghe kĩ càng, chư vị thêm tai vào. Cô Lưu Tố Vân niệm Phật, cô nghĩ lúc thấy cô không có ý thức thức đến dùng tai nghe, hiện nay cô có thể hồi tưởng lại, thực sự sáu căn của cô đều nhiếp lại rồi, tai nhất định ở trên Phật hiệu, việc làm ấy đối với người Trung căn chúng ta mà nói, đã chí thành rồi, nhưng ta vẫn là không nhiếp nổi tâm, thì chư vị thêm tai vào, dùng tai để nghe Phật hiệu này. “Đế thính” chính là ý nghĩa nghiêm túc, nghe nghiêm túc, nhiếp tai chính là thu lại, nhiếp chính là thu lại, “đế thính” là nghiêm túc, nhiếp tai nghe kỹ càng.

        無論出聲默念“Vô luận xuất thanh mặc niệm”(Bất luận ra tiếng hay niệm thầm), bất luận chư vị là niệm ra tiếng hay niệm thầm: 皆須念從心起“Giai tu niệm Phật tùng tâm khởi”(Đều phải bắt đầu niệm từ tâm). Chư vị xem Phật hiệu đó của ngài ra thế nào? Niệm từ tâm khởi, chư vị đang niệm Phật, nếu tâm của chư vị có việc niệm Phật, vậy thế nào gọi là bắt đầu niệm từ tâm? Vậy chư vị xem tôi: tôi cho mọi người niệm như vậy: giống như nói tôi gọi cha của tôi: Cha ơi! Cha ơi! Cha ơi! Trong tâm đó có không? Không có đúng không? Cha ơi! Cha ơi! Cha ơi! Chư vị xem, vậy thật có, bắt đầu niệm từ tâm. Lúc chư vị đang niệm cha của chư vị thì trong tâm chư vị thật có cha mình. Vậy chúng ta hiện nay rất nhiều đồng tu lúc đang niệm Phật, trong tâm thật có Phật không? Vậy tôi rốt cuộc là niệm Phật hay là trong tâm có Phật? Hai điều đó là một không phải hai, ví như chư vị gọi Cha ơi! Cha ơi! Cha ơi! Trong tâm của chư vị thật có cha mình là chư vị đã nhớ cha rồi đúng không? Nhớ rồi nhưng ảnh hưởng đến [khiến] chư vị niệm cha rồi không? Không có. Cho nên đều phải bắt đầu niệm từ tâm, điểm này rất quan trọng, tâm của chư vị đang niệm Phật. Chư vị đang làm gì vậy? Chư vị không phải là ăn no rồi không có việc nên giải buồn phiền, trong lúc đang rảnh rỗi, 10:30 đêm rồi cũng không ai nghe điện thoại nữa, trẻ nhỏ đều ngủ rồi bà cũng đã đi nghỉ, công ty đã đóng cửa rồi, lúc này chúng ta không có gì làm thì niệm Phật vậy. Đem thời gian tệ hại nhất, thời gian bỏ đi nhất trong một ngày, dùng để làm việc quan trọng nhất. Lúc đó niệm Phật để làm gì? Bỏ phí thời gian rảnh cũng rảnh rỗi, niệm Phật lấy Phật làm tiêu khiển, vậy thì không được rồi.

        皆須念從心起,聲從口出“Giai tu niệm tùng tâm khởi, thanh tùng khẩu xuất”(Đều phải bắt đầu niệm từ tâm, tiếng từ miệng ra), âm thanh từ miệng ra 音從耳入“âm tùng nhĩ nhập”(âm vào từ tai), âm thanh lại trở vào trong tai. Đó là một con đường, niệm bắt đầu từ tâm, tiếng từ miệng ra, âm từ tai vào, đó là một vòng tuần hoàn. Nhiếp lại mấy căn? Ba căn: niệm, miệng, tai. Nhiếp cả 6 căn, vậy đã một nửa rồi.

        Rồi ngài có một chú nhỏ ở dưới cùng: 默念雖不動口“Mặc niệm tuy bất động khẩu”(Niệm thầm tuy miệng không động), niệm thầm tuy miệng không động, 然意地之中,亦仍有口念之相“nhiên ý địa chi trung, diệc nhưng hữu khẩu niệm chi tướng”(nhưng ở trong ý, cũng vẫn có tướng của miệng niệm). Chữ “diệc” trong đây giải thích ý nghĩa “vẫn”, “nhiên” là nhưng mà, đó là chuyển ý. Nhưng ngay trong ý, chính là trong đầu của chư vị. Chư vị vẫn cảm thấy miệng của chư vị đang niệm Phật, tướng của miệng niệm, tướng là ý nghĩa gì? Hình dáng, diện mạo, đức Phật có 32 tướng, 32 hình dáng, 32 loại diện mạo. Hình dáng hình trạng gọi là tướng, “nhưng trong ý vẫn có tướng của miệng niệm”. Tuy miệng của ta không ra tiếng, nhưng trong đầu của ta cảm thấy vẫn là miệng của ta đang động. Điều này vô cùng quan trọng, mọi người dần dần lãnh hội. “Tâm khẩu” ngài tiếp tục nói: 心口念得清清楚楚“Tâm khẩu niệm đắc thanh thanh sở sở”(tâm miệng niệm được vô cùng rõ ràng), chư vị xem trong tâm phải niệm được vô cùng rõ ràng: A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật. Chư vị xem trong tâm thật có, trong miệng thì sao? Niệm được vô cùng rõ ràng. Vậy thì cả hai đều đã vô cùng rõ ràng. Thứ nhất trong tâm niệm được vô cùng rõ ràng, thứ hai trong miệng niệm được vô cùng rõ ràng: A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, thì xong rồi. Lưỡi của chư vị tối thiểu [niệm] hai chữ trong bốn chữ ấy, niệm được vô cùng rõ ràng là ý nghĩa gì? Mỗi chữ đều phải niệm rõ ràng, nên cho chữ ấy bao nhiêu thời gian thì cho bấy nhiêu thời gian. Việc này không thể tính nhanh cũng không thể tính nhiều, phải tính chất lượng, tôi niệm một câu tôi là một câu, tôi niệm một chữ là một chữ. Có thể không nghiêm túc được sao? Đây là việc thành Phật. Việc của thế gian mùa đông đến rồi, chúng ta đều phải chuẩn bị áo bông chăn bông, chuẩn bị áo lông vũ đều nghiêm túc, việc thành Phật không nghiêm túc mà được sao?  

        Đại sư Ấn Quang nói trôi nổi rồi, xa xăm rồi, đó gọi là niệm Phật ư? Đó gọi là hình dáng thành Phật sao? 心口念得清清楚楚,耳根聽得清清楚楚“Tâm khẩu niệm đắc thanh thanh sở sở, nhĩ căn thính đắc thanh thanh sở sở”(Tâm miệng niệm được vô cùng rõ ràng, căn tai nghe được vô cùng rõ ràng), mọi người chú ý: người Trung căn thì phải làm được ba điều rõ ràng. Tâm niệm được vô cùng rõ ràng, miệng niệm được vô cùng rõ ràng, căn tai nghe được vô cùng rõ ràng, cả ba đều hết sức rõ ràng. 3 4 12, 12 chữ. 如是攝心“Như thị nhiếp tâm”(Nhiếp tâm như vậy), nếu nương theo loại phương pháp này để nhiếp tâm, thì妄念自息矣Vọng niệm tự tức hỹ”(Vọng niệm tự hết rồi), Vọng niệm tự nhiên sẽ tiêu diệt hết đi. Chữ “hỹ” ở đây biểu thị hiện nay lúc đã hoàn thành, Vọng niệm tự hết rồi. Đây là từ của Văn Ngôn, ở cuối câu biểu thị đã hoàn thành, là tương đương với chữ “liễu” của tiếng Hiện đại chúng ta. Vọng niệm tự hết rồi. 如或猶湧妄波“Như hoặc do dũng vọng ba”(Nếu vẫn tuôn trào sóng vọng), nếu như, “như hoặc” ở đây là nếu như, “do dũng” do là vẫn, vẫn tuôn trào. Chư vị xem rất hình tượng, vẫn tuôn trào sóng vọng, Vọng niệm này là giống như suối phun, phun ra bên ngoài. “Nếu vẫn tuôn sóng Vọng”, nếu mỗi một Vọng niệm của chư vị vẫn đang tuôn ra ngoài, giống như suối tuôn trào ra ngoài, thì即用十念記數“tức dụng Thập niệm Ký số”(thì dùng Mười niệm Nhớ số), chữ “tức” ở đây là liên từ, biểu thị bèn, thì. Thì làm gì? Thì dùng mười niệm để nhớ số, hãy dùng mười niệm nhớ số. Chư vị xem đã thêm điều kiện thứ tư vào rồi, nếu tâm niệm được vô cùng rõ ràng, miệng niệm được vô cùng rõ ràng, tai nghe được vô cùng rõ ràng, sau đó vẫn dùng mười số để ghi số. “Tắc”, “tắc” này vẫn là liên từ, ở đây biểu thị kết quả, dẫn ra đoạn này là kết quả, là phía trước là nhân, phía sau là quả, “thì” quả là gì? 全心力量,施於一聲佛號 “Toàn tâm lực lượng, thi ư nhất thanh Phật hiệu”(Trọn hết sức mạnh của tâm: đặt vào một tiếng Phật hiệu), “thi” chính là tác dụng ở, “thi” trong từ thi công, tác dụng ở một tiếng Phật hiệu này. Trọn hết sức mạnh, trọn sức mạnh của tâm chư vị, trọn tác dụng ở ngay trong một tiếng Phật hiệu này. 雖欲起妄Tuy dục khởi vọng”(Tuy sắp khởi vọng), người Trung căn tuy sắp, vẫn muốn, tuy vẫn muốn khởi Vọng niệm, 雖欲起妄,力不暇及“tuy dục khởi vọng, lực bất hạ cập”(tuy muốn khởi vọng, nhưng sức không thể đủ), sức mạnh không theo kịp, hạ chính là nhàn hạ, có thời gian, sức mạnh đã không có thời gian để gây tác dụng nữa, sức không có hạ cập, cập chính là tác dụng, ý nghĩa là tác dụng đến, đến. Đã không có sức mạnh thời gian có thể tác dụng đến Vọng niệm đó nữa, trọn sức mạnh của tâm, đều ở trên câu Phật hiệu, đã không lấy được sức lực gì khác để cho Vọng niệm, để tác dụng đến Vọng niệm “lực bất hạ cập”.

        此攝心念佛之究竟妙法Thử nhiếp tâm niệm Phật chi cứu cánh diệu pháp”(Diệu pháp rốt ráo của nhiếp tâm niệm Phật này), mọi người chú ý nghe từ này, “Diệu pháp rốt ráo của nhiếp tâm niệm Phật này”. Định tính rồi, phương pháp nào là tốt nhất, niệm Phật? “Diệu pháp rốt ráo của nhiếp tâm niệm Phật này”, là không có gì rốt ráo hơn pháp này nữa. Đây là rốt ráo, rốt ráo là ý nghĩa gì? Đến cùng rồi, sau rốt rồi, diệu pháp cứu cánh.

        在昔宏淨土者Tại tích hoằng Tịnh Độ” (Người hoằng dương Tịnh Độ khi xưa”, “tích” chính là quá khứ, trong quá khứ những người hoằng dương Tịnh Độ. Khi xưa người hoằng dương Tịnh Độ, 尚未談及“thượng vị đàm cập”(còn chưa bàn đến), “thượng” chính là vẫn, vẫn chưa từng bàn đến, vì sao vậy? Diệu pháp rốt ráo hay như vậy, vì sao người hoằng dương Tịnh Độ trong quá khứ không bàn đến? 以人根尚利“Dĩ nhân căn thượng lợi”(Bởi căn tánh của người còn lanh lợi), “dĩ” chính là bởi vì, căn tánh của người còn lanh lợi, vẫn có thể, vẫn xem là tương đối lanh lợi, căn tánh của người lúc ấy xem là lanh lợi, đó là do lão Hòa thượng Ấn Quang viết trước năm 1940, lúc ấy nhìn về thời xưa, thì căn tánh của người lúc ấy vẫn lanh lợi, căn của người năm 1940 so với căn của người ngày nay, 70 năm rồi, vẫn là lanh lợi, nói cách khác, Đại sư Ấn Quang vào năm 1940 nói rằng: người lúc ấy không lanh lợi bằng người xưa. Vậy chúng ta ngày nay thì chắc chắn không lanh lợi bằng người của năm 1940, ô nhiễm của 70 năm.

        以人根尚利,不須如此Dĩ nhân căn thượng lợi, bất tu như thử”(Bởi căn tánh của người vẫn lanh lợi, nên không cần phải như vậy), căn tánh người lúc ấy lanh lợi nên không cần phải như vậy. 便能歸一故耳Tiện năng quy nhất cố nhĩ”(Liền có thể quy nhất lại thôi), làm như vậy thì có thể là nguyên nhân quy nhất, cho nên Tổ sư Đại đức lúc ấy chưa từng nhắc đến phương pháp này. Tôi đọc lại một lần, khi xưa người hoằng dương Tịnh Độ vẫn chưa nhắc đến, bởi căn tánh của người vẫn lanh lợi, nên không cần như vậy, liền có thể quy nhất lại thôi. “Nhĩ” là kết thúc của câu trần thuật, từ của Văn Ngôn biểu thị khẳng định. “Liền có thể quy nhất lại thôi”, người lúc đó không cần làm như vậy, nguyên nhân của tâm có thể quy nhất, cho nên không ai nhắc đến. 光以心難制伏“Quang dĩ tâm nan chế phục”(Quang tôi bởi tâm khó chế phục), Quang chỉ ai? Chỉ Đại sư Ấn Quang, chư vị xem, Đại sư Ấn Quang nói: ngài dùng phương pháp này, trong đó thì ra rồi, “Quang bởi tâm khó chế phục”, Quang là chính Ấn Quang tôi, “dĩ” là bởi vì, bởi vì tâm khó chế phục, tâm quá khó chế phục. Tâm của Đại sư Ấn Quang vẫn khó chế phục, vậy chúng ta thì sao? Thì khó càng thêm khó, 光以心難制伏,方識此法之妙Quang dĩ tâm nan chế phục, phương thức thử pháp chi diệu”(Quang bởi tâm khó chế phục, mới biết sự vi diệu của pháp này), “thức” chính là nhận biết, “phương” chính là mới, khái niệm thời gian. Bởi vì tâm ta khó chế phục, tâm của Ấn Quang tôi khó chế phục, tôi mới nhận biết đến phương pháp hay diệu này, vì sao phải dùng diệu? Bởi vi diệu không thể nói, không thể nghĩ bàn. Nói bao nhiêu chư vị cũng nói không rõ diệu đó ở chỗ nào, hễ nói thì không diệu nữa, Quang bởi tâm khó chế phục, mới biết pháp này vi diệu.

        蓋屢試屢驗Cái lũ thí lũ nghiệm”(Đại khái thường xuyên thử nghiệm), từ “cái” là ý nghĩa phát khởi, trong đó không có ý nghĩa, nhiều lần thử nghiệm, “lũ” chính là ý nghĩa nhiều lần, lặp lại. Tôi thử thế nào, linh nghiệm thế nào, hiệu quả thế nào. 非率爾臆說Phi suất nhĩ ức thuyết”(Chẳng phải tùy tiện suy đoán mà nói), “suất nhĩ” chính là tùy tiện, “ức” thì sao? Chính là dùng chữ “ý” ở bên cạnh chữ “nguyệt”, “ức” chính là do chính mình tưởng tượng ra, “suất nhĩ” là tùy tiện, “ức” chính là do chính mình tưởng tượng ra, người đó mắc bệnh phỏng đoán rồi, nói mù quáng, “suất nhĩ” là tùy tiện, “ức thuyết” là nói mù quáng, tôi không phải tùy tiện nói mù quáng, tôi đã không tùy tiện, tôi cũng không nói mù quáng. Không tùy tiện chính là tôi nghiêm túc, không mù quáng nói thì có căn cứ.

        非率爾臆說。願與天下後世鈍根者共之Phi suất nhĩ ức thuyết. Nguyện dữ thiên hạ hậu thế độn căn giả cộng chi”(Chẳng phải tùy tiện suy đoán mà nói, nguyện cùng người độn căn đời sau trong thiên hạ cùng thực hành pháp này). Chữ chi ở đây chính là biểu thị pháp Thập niệm này. Là ý nghĩa gì? Ngài ở đây đề xuất ra pháp Thập niệm, để làm gì? Mục đích của ngài là gì? Nguyện, tôi nguyện, tôi hy vọng, nguyện chính là hy vọng, “dữ” là và, dữ chính là và. “Thiên hạ”, thiên hạ chính là nói Đông Tây Nam Bắc, bốn phương tám hướng, thiên hạ là nói không gian, đời sau là nói thời gian, chính là Mạt pháp, chính là hiện nay, đời sau chính là hiện nay. Thiên hạ đời sau chính là khoanh chúng ta lại rồi, chúng ta có phải người trong thiên hạ hay không? Phải. Chúng ta hiện tại có phải đời sau hay không? Chính mình à? Đúng. “Người độn căn đời sau trong thiên hạ”. Đây vẫn có điều kiện thứ ba, thứ nhất thiên hạ, thứ hai đời sau, thứ ba độn căn. Chúng ta lấy ba điều này để đánh giá thử chúng ta, nếu chúng ta cảm thấy chính mình không phải độn căn, không ở trong phạm vi ấy, thiên hạ, chúng ta chắc chắn thuộc thiên hạ này. Đời sau, chúng ta hiện nay chắc chắn sống ở đời sau. Chúng ta cần hỏi chính mình, chúng ta có phải độn căn hay không? Không phải vậy thì chư vị còn hơn Đại sư Ấn Quang, xin lỗi, Đại sư Ấn Quang cho rằng ngài là độn căn, ngài nói tôi nguyện cùng người độn căn đời sau trong thiên hạ, chữ “giả” biểu thị người. Tôi hi vọng cùng với thiên hạ đời sau, chính là những người độn căn ngày nay, cùng nhau sử dụng loại phương pháp này “cộng chi”. Tôi ở New York thật có người giơ tay, tôi không phải độn căn, vậy tôi nói: ngài là làm ảnh hưởng chúng, trang nghiêm đạo tràng. Chư vị còn hơn Đại sư Ấn Quang, ngài là độn căn còn chư vị không phải độn căn, cho nên Đại sư Ấn Quang đặt chính ngài vào ngay trong loại ấy, ân tình ấy đối với những chúng sanh Mạt pháp Mạt kiếp chúng ta mà nói, thì thịt nát xương tan cũng không báo đáp được ngài.

        Trên Kinh Hoa Nghiêm nói: Bồ-tát có mười ân đối với chúng sanh chúng ta, trong ấy có một ân gọi là隱勝彰劣恩Ẩn Thắng Chương Liệt Ân”, là ý nghĩa gì? Đại sư Ấn Quang có thể là độn căn ư? Vậy vì sao ngài nói ngài là độn căn? Ngài ẩn đi sự thù thắng của ngài, ngài đem năng lực tốt đẹp, điểm mạnh của ngài đều ẩn tàng lại. “Chương liệt”, chương chính là hiển, ý nghĩa rõ ràng, biểu thị ra chỗ chưa được của ngài, để mọi người có lòng tin với phương pháp này, vì sao Bồ-tát phải ăn cơm? Vì sao Bồ-tát sẽ chảy máu? Bởi ẩn sự thù thắng, hiển sự kém cỏi, ngài đem phẩm chất ưu tú của chính mình, những thứ chẳng phải người có được, những loại công đức và tướng hảo toàn bộ ẩn tàng lại, thị hiện thành hòa quang đồng trần, giống y như chúng ta vậy. Vì sao vậy? Bởi chỉ có như vậy, chư vị mới xem ngài như người được. Chư vị chỉ có xem ngài như người, thì lời ngài nói người mới bằng lòng nghe. Nếu như tốt, công cụ đó, nói đến thì đến, nói đi thì đi, chư vị nói thần thông ấy cũng xong, trí huệ cũng xong, là có thể đi xuyên qua tường rồi. Nói đến Australia, thì không cần mua vé vẫn đến được. Dạng người ấy nói chư vị bằng lòng nghe sao? Đó là việc của ngài, có liên quan gì đến chúng ta? Ngài là Thần tiên, ngài không phải người, vậy sao người học được? Cho nên ân tình mà Bồ-tát đối với chúng ta, là ẩn sự thù thắng, hiển sự kém cỏi.

        Chư vị quay đầu lại xem lão Hòa thượng Tịnh Không, ngài vẫn phải ăn cơm, ngài vẫn phải tắm rửa, ngài vẫn phải thay quần áo, thật không cần, thực sự không cần, ngài chỉ muốn thị hiện thành giống với chúng ta, hòa quang đồng trần. Chúng sanh hoan hỉ, Phật hoan hỉ, chư vị nói ngài ngồi ở đây chúng ta ăn cơm, lúc thì uống canh, lúc thì ăn bánh bao, ngài ngồi ở đó nhìn chúng ta, thì chư vị ăn được không? Chư vị không phải không ăn được sao? Đúng không? Cho nên ngài là người, thì lời ngài nói chúng ta mới nghe nhận được. Chư vị xem gà thì tìm đến gà, thỏ thì tìm đến thỏ, đúng không? Chư vị rất ít nhìn thấy thỏ chạy đến giữa bầy gà kêu lên, không có. Không phải gần đây có những lúc tôi thường xoa bóp cho lão Hòa thượng. Ngài nằm sấp trên giường xoa bóp để xoa bóp, đến Hồng Kông khắp thân đều là hương, thật sự, bởi vì khoảng cách của tôi là tiếp xúc với ngài, đó không phải là nói đùa, chúng ta dường như một ngày không tắm thì căn bản là không được rồi, khắp người đều là dơ bẩn. Tôi xoa bóp cho lão Hòa thượng, thông thường một ngày tôi xoa bóp cho ngài hai lần ở Hồng Kông. Lần ấy không cần tôi nữa, nói chị của Trương Chiêu Hán đến rồi, cô Trương đến rồi, thì bậc hai như tôi đã từ chức, từ chức rồi thì không chạm được. Nhưng vốn là từng chạm, ngửi hương vô cùng thơm. Hơn nữa chư vị nắn cổ, nắn chân cho ngài, không cảm thấy dơ, không cảm thấy có nhờn. Chúng ta thì không được, vì sao không dám mặc y phục của hôm qua nữa, hôm qua đã mặc rồi, thì hôm nay không mặc được nữa. Liền dơ rồi, đúng không?

        Chúng ta quay trở lại để nói, ân tình mà Bồ-tát đối với chúng ta, trong ấy có một ân gọi là ẩn thắng hiển liệt, ngài thị hiện thành giống như chúng ta, vậy chư vị nghĩ đường địa ngục thì ngài thị hiện thành địa ngục, đường súc sanh thì ngài thị hiện thành súc sanh, chúng ta nghĩ xem việc gì Bồ-tát phải làm như vậy? Chính là vì muốn độ chúng sanh, cho nên chúng ta thử nhìn đức hạnh đó của lão Hòa thượng Ấn Quang, chúng ta lại đọc một lần: Quang bởi tâm khó chế phục. Quang là Ấn Quang tôi, bởi vì tâm khó chế phục, mới biết sự vi diệu của pháp này, tôi mới biết được đến chỗ mầu nhiệm của phương pháp này, đại khái nhiều lần thử nghiệm, tóm lại là nhiều lần thử nghiệm, mỗi lần thường xuyên thử nghiệm, chẳng phải tùy tiện nói suy đoán, không phải tùy tiện nói bừa, nguyện cùng thực hiện pháp ấy với người độn căn đời sau trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang dùng phương pháp này, mọi người chú ý, bốn chữ “lũ thí lũ nghiệm”, mấu chốt là phải thử, chúng ta có bằng lòng thử hay không? Nếu chư vị mong muốn thử, chư vị thử nghiệm nhiều lần sẽ giống nhau, tại sao? Bởi nếu chư vị không thử nghiệm nhiều lần, thì Đại sư Ấn Quang là gạt người đúng không? Ngài nói nhiều lần thử nghiệm, chư vị thật làm được bốn chữ này, ba điều rõ ràng, một điều nhớ số, nếu chư vị không thử nghiệm nhiều lần, vậy chẳng phải Đại sư Ấn Quang gạt chúng ta hay sao? Người gạt chúng ta có thể đến Tây Phương không?

        Cho nên所謂十念記數者Sở vị Thập niệm Ký số giả” (Gọi là mười niệm Nhớ số), tiếp theo là ngài giải thích rồi, hai chữ “sở vị” là dẫn đến sự giải thích của đoạn sau, “được gọi là mười niệm nhớ số”, sự việc này, sự vật này, chữ ‘giả’ đại biểu sự vật, việc, được gọi là mười niệm nhớ số. 當念佛時Đương niệm Phật thời” (Đương lúc niệm Phật), “đương” là phó từ thời gian, đương lúc chúng ta bắt đầu niệm Phật, 從一句至十句,須念得分明“tùng nhất cú chí thập cú, tu niệm đắc phân minh”(từ một câu đến mười câu phải niệm được phân minh), một câu đến mười câu phải niệm được phân minh, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật đó là câu nào và câu nào? Niệm được rõ ràng, phân minh, phân chính là chia ra, minh chính là sáng tỏ, A Mi Đà Phật thì được, có chất lượng. A Mi Đà Phật phân minh. Phải niệm được phân minh chính là miệng của chư vị phải niệm được vô cùng rõ ràng, phân minh, phân chính là niệm từng chữ một, minh chính là không hàm hồ, phải dùng bao nhiêu thời gian thì dùng bấy nhiêu thời gian. Chư vị giống như chúng ta học tiếng Anh, ngay trong tiếng Anh có nguyên âm đôi, nguyên âm đơn, có đúng không? Thời gian của nguyên âm đôi là gấp rưỡi nguyên âm đơn, thì chư vị đọc tiếng Anh mới dễ nghe, vì sao người nước ta không đọc được tiếng Anh? Chính là không niệm rõ ràng nguyên âm, nên cho nó gấp rưỡi thời gian thì lại cho một nửa thời gian, nên cho nó gấp đôi thời gian thì lại cho gấp rưỡi thời gian, chỗ không nên kéo dài thì kéo dài, chỗ nên kéo dài thì họ không kéo dài. Cho nên niệm được phân minh đó là nói miệng.

        仍須記得分明Nhưng tu ký đắc phân minh”(Vẫn phải nhớ được phân minh), rốt cuộc là tiếng Phật hiệu thứ mấy rồi? Không phải để chư vị phụ trách câu Phật hiệu tiếp sau đó, không chỉ là việc phụ trách câu Phật hiệu mà chư vị niệm, chư vị vẫn cần ghi nhớ, câu Phật hiệu này của tôi là câu thứ mấy ở trong cả mười câu. Chư vị nói xem trong tâm chư vị còn suy nghĩ được điều khác hay không? Không còn rảnh rỗi nữa. Vẫn phải nhớ được phân minh, chư vị vẫn phải ghi nhớ, 至十句已chí thập cú dĩ”(đến mười câu rồi), chữ “chí” chính là đến, Bắc Kinh đến Nam Kinh, “chí” đến mười câu sau đó đã kết thúc, “dĩ” chính là kết thúc, 又須從一句至十句念hựu tu tùng nhất cú chí thập cú niệm”(lại phải niệm từ một câu đến mười câu), lại quay trở lại, lại niệm như vậy từ một câu đến mười câu, 不可二十三十bất khả nhị thập tam thập”(không thể 20, 30), chư vị không thể nói 11, 12, 13, 14. Không thể như vậy, cũng không thể nói 25, 26, 27, 28, 29, cũng không thể như vậy. Không thể 20, 30. 隨念隨記tuỳ niệm tuỳ ký”(theo niệm bèn nhớ), vừa niệm vừa nhớ số.

        不可掐珠Bất khả kháp châu”(Không thể lần chuỗi), đây không phải tôi nói không được lần chuỗi. 唯憑心記Duy bằng tâm ký”(Chỉ nhớ bằng tâm), chữ ‘duy’ chính là chỉ, chữ ‘bằng’ chính là dựa vào, chỉ có thể dựa vào tâm để nhớ, bởi vì chư vị một khi dùng tay lần chuỗi, thì tâm của chư vị chịu sức lực luyện tập rất nhỏ rồi. Ví như nói chư vị vác 50 cân, thì tâm của chư vị chỉ gánh 25 cân, vẫn còn 25 cân là dựa vào lần chuỗi gánh giúp chư vị, cho nên vừa niệm vừa nhớ, không thể lần chuỗi, chỉ nhớ bằng tâm, thì phải luyện tập sức mạnh của tâm chúng ta. Có thể không chạy từ ngay trong Phật hiệu hay không? Nơi đây không có máy niệm Phật, cũng không có chuỗi hạt, “chỉ nhớ bằng tâm”. Có máy niệm Phật tốt hay không? Tốt, nhưng Đại sư Ấn Quang không nói, lúc đó có thể chưa có, đúng không? Cho nên ngài không nói là thật thà hay không? Vô cùng thật thà nghe theo ngài. Đừng thêm mắm thêm muối, đừng thêm lần chuỗi nữa, đừng thêm dựa vào máy niệm Phật, hết sức nghiêm túc dựa vào miệng của chính mình, dựa vào tai của chính mình, dựa vào tâm của chính mình, chỉ nhớ bằng tâm.

        若十句直記為難Nhược thập cú trực ký vi nan”(Nếu nhớ thẳng mười câu là khó), đây nói ra rồi, 10 câu Phật hiệu 40 chữ, nếu nói mỗi câu bốn chữ hồng danh, thì 10 câu Phật hiệu 40 chữ, nếu 40 chữ ấy tôi nhớ từ 1 đến 10 như vậy, tôi phải đảm bảo ở ngay trong 40 chữ, niệm được rõ ràng, nghe được rõ ràng, nhớ số được rõ ràng. Ba điều rõ ràng ấy quá khó. Ngay trong 40 chữ này chắc chắn có Vọng niệm sẽ xen vào, sẽ mất đi, nhớ thẳng là khó, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Niệm tiếp như vậy là khó, thì phải làm sao? Mười câu Phật hiệu này là tương đương với chúng ta chạy đường 100 mét. Vận động viên chạy ngắn, một hơi tôi chạy 100m, khó, khó phải làm sao? Nghỉ ngơi, tôi một hơi, “đùng” tiếng súng vừa nổ thì tôi chạy đến bên kia rồi, không được, không có sức lớn như vậy. Sức của tâm chúng ta cũng không lớn như vậy, từ một câu Phật hiệu niệm thẳng đến câu thứ mười, nếu nhớ thẳng 10 câu là khó, chư vị liền nghĩ nếu chạy 100m là khó, thì或分為兩氣hoặc phân vi lưỡng khí”(hoặc chia thành hai hơi), chư vị có thể chia thành hai hơi thở, 從一至五, 從六至十“tùng nhất chí ngũ, tùng lục chí thập”(từ một đến năm, từ sáu đến mười), một đến năm, sáu đến mười, thì tương đương với trong khi chạy 100m, nghỉ một chút ở 50m, sau khi nghỉ một chút lại chạy 60m, 70m, 80m, 90m, 100m. Đó gọi là hai hơi, hai hơi thì chia thành hai đoạn, là ý nghĩa gì? Tôi ở ngay trong quá trình niệm Phật của chính mình mà lãnh hội. Một đến năm, năm câu Phật hiệu này, 4 5 20, 20 chữ tôi có thể vẫn nghe được, còn 40 chữ, tôi bảo đảm thời gian của 40 chữ dài như vậy, mà không có Vọng niệm xen vào thì rất khó, vậy tôi giảm một nửa, tôi giảm 50%, tôi xem năm câu Phật hiệu của tôi, tôi có thể bảo đảm hay không? Có Vọng niệm xen vào không? Không sai, có một vài đồng tu học Phật nói, Tổng giám đốc Hồ, 10 câu Phật hiệu của tôi, tôi có thể bảo đảm, chúc mừng chư vị, chư vị nhớ thẳng rất khó, mà không được, không được thì tôi hai lần năm, tôi bảo đảm 20 chữ ấy của tôi là một lần năm, và 20 chữ sau là năm tiếng Phật hiệu 6, 7, 8, 9, 10, tôi bảo đảm ngay trong năm tiếng Phật hiệu ấy không có Vọng niệm nào xen vào, có thể chia thành hai hơi.

        若又費力Nhược hựu phí lực” (Nếu lại hao sức), vẫn không được, hai hơi vẫn không đủ, tôi chạy 100m, 50m nghỉ một hơi không được, thì phải làm sao? 當從一至三Đương tùng nhất chí tam”(Nên từ một đến ba), hãy nên: 當從一至三,從四至六,從七至十,作三氣念。Đương tùng nhất chí tam, tùng tứ chí lục, tùng thất chí thập, tác tam khí niệm”(Nên từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười, niệm làm ba hơi), chư vị xem dần dần hạ điều kiện xuống, ba hơi thì sao? Chính là nói 10 câu Phật hiệu này của tôi, tôi nghỉ ba hơi, tôi chạy 100m, 30m tôi nghỉ một hơi, 60m nghỉ một hơi, một hơi sau cùng tôi chạy nốt, chạy hết 100m, vậy đầu tiên tôi ba câu Phật hiệu 12 chữ, 3 4 12, vì 20 chữ 5 câu Phật hiệu của tôi, tôi có Vọng niệm xen vào, thì tôi rút ngắn tiếp. Tôi thấy tâm lực của tôi có thể bảo đảm 3 4 12 hay không? 20 chữ Phật hiệu ấy có Vọng niệm xen vào không? Lại hạ tiêu chuẩn xuống, ba hơi, 3 3 4. Hơi thứ nhất 3 câu 12 chữ, chất lượng rất cao, không có Vọng niệm xen vào. Sau lúc ấy tôi lại muốn niệm ba câu hơi thứ hai của tôi, bằng với điều gì? Máy tính trở về không rồi, bằng với lúc chư vị ngủ, lấy khăn tay lau mặt, lại tinh thần tinh thần rồi, niệm ba câu tiếp theo, niệm xong ba câu ấy lấy lại tinh thần, lại lấy khăn tay lau mặt rồi niệm bốn câu tiếp theo.

        Chính mình làm ba hơi rồi nghỉ, là ý nghĩa gì? Không được tính nhiều, không được tính nhanh. Cũng không thể tính đẹp, mà tính chất lượng. Tôi thật có thể nghe rõ ràng ba câu đầu tiên, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, không sai, tôi đều đã nghe thấy 12 chữ này, tôi đều nhớ được rõ ràng, tai tôi cũng đều đã nghe, miệng tôi cũng niệm được rất phân minh, nghỉ hơi ngưng một chút, lại niệm ba câu A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật. Mấu chốt chính là muốn hỏi tai của chính mình đã nghe hay chưa? Nơi bắt đầu ở nhiếp tai nghe kỹ càng, ba câu này cũng khá tốt, chúc mừng chư vị, niệm bốn câu sau, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, lại niệm rõ ràng bốn câu, 3 3 4, 3 3 4, nghỉ ba hơi. Hiện tại đó là năm 1940, Đại sư Ấn Quang nói công khóa kém nhất kém nhất của lớp một là 3 3 4. Công khóa của lớp hai là hai lần 5, công khóa của lớp ba là một đến mười, còn có công khóa của lớp bốn hay không? Đại sư Ấn Quang nói không có, vẫn mang theo số.

        Vậy ngày nay rất nhiều đồng tu nói 3 3 4 cũng không được, 3 3 4 cũng không được đó chính là ba hơi không được, ba hơi không được thì chúng ta niệm mười hơi được không? Tôi chạy 10m thì tôi nghỉ một chút, tôi chạy 10m thì tôi nghỉ một chút, 100m đó của tôi dùng mười hơi thì chạy xong, có thể, A Mi Đà Phật, được, vẫn khá, một câu ấy, làm tốt chuẩn bị thì niệm câu thứ hai. Câu A Mi Đà Phật ấy cũng nghe rõ ràng rồi, ba A Mi Đà Phật, vẫn được.

        Lãnh hội của chính tôi 3 3 4 vẫn khó, đặc biệt là ngay trong cuộc sống thường ngày của những Cư sĩ chúng ta, rất nhiều nơi tính chất liên tục quấy nhiễu Phật hiệu. Đi đường, điện thoại, phòng làm việc, [tiếng] mở nước trong nhà vừa kêu, thì xong rồi, mất Phật hiệu rồi. Cha ơi chìa khóa xe ở đâu? Lại mất đi Phật hiệu rồi, chỉ chính tôi đã thử một lát, tôi cũng từng thảo luận với lão Hòa thượng Tịnh Không về phương pháp này, niệm thế nào? Phương pháp vụng của người vụng chúng ta, tổ Ấn Quang bởi tâm khó chế phục, vậy Hồ Tiểu Lâm càng khó chế phục hơn. Tôi niệm thế nào? Tôi là một, tôi niệm số ra trước, A Mi Đà Phật, hai A Mi Đà Phật. cách thế nào? Lúc tôi niệm số La Mã thì tôi không nhớ Phật hiệu, lúc tôi niệm Phật hiệu thì chữ số không quấy nhiễu tôi nữa. Chúng tôi hiện nay ở trong pháp Thập niệm, chúng tôi đã tìm tòi hai năm, phiền phức nhất là gì? Lúc chư vị niệm Phật hiệu, tai của chư vị nghĩ đã nghe thấy Phật hiệu, chư vị lại lo lắng về số, rốt cuộc là thứ mấy rồi, câu nào? Chư vị nói nếu chư vị đã quan tâm đến số, mà tai của chư vị lại không thể nghe kỹ càng, thì không thể được trước mất sau, được sau mất trước. Sức mạnh của tâm không đủ, vậy phải làm sao? Dứt khoát tôi đề xuất ra số La Mã, một, phía sau là bốn chữ A Mi Đà Phật. Tôi không còn suy nghĩ về số nữa, mới niệm xong mà đếm, tôi nghiêm túc nghe rõ ràng bốn chữ ấy, A Mi Đà Phật, khá tốt, có chất lượng. Hai, lúc tôi niệm hai tôi không nghe A Mi Đà Phật, tôi chỉ chuyên tâm niệm rõ ràng số. Hai A Mi Đà Phật, tôi chỉ phụ trách bốn chữ A Mi Đà Phật sau số hai. Tôi không nghĩ đến 20 chữ nữa. Tôi chỉ phụ trách về bốn chữ đằng sau số, vậy thì được rồi mà. Chư vị nói tôi liên tục nghe 20 chữ, tôi có Vọng niệm, sức của tâm tôi không đủ, tôi liên tục nghe 20 chữ, sức tâm tôi không đủ, tôi nghe cho đến 40 chữ, sức tâm tôi không đủ, tôi để chư vị nghe bốn chữ được hay chưa, tóm lại chư vị thấy được chưa? Bốn chữ mà chư vị còn không được, vậy thì lần sau nói tiếp nhé, đúng không? Cho nên chúng ta mới bắt đầu dùng phương pháp này, cảm thấy vô cùng nhiếp tâm, một A Mi Đà Phật, hai A Mi Đà Phật. Hơn nữa ngay trong công việc học tập cuộc sống của những Cư sĩ chúng ta, rất nhiều quấy nhiễu, sẽ không bỏ quên Phật hiệu, chư vị xem, ví như chúng ta đang ở năm A Mi Đà Phật, chư vị nói Tiểu Lâm à! Con ăn một chút thứ này! Dạ! Sư phụ ăn ạ! Sáu A Mi Đà Phật, không mất, biết nên niệm bắt đầu từ câu thứ sáu, niệm xong sáu rồi thì làm gì? Tai liền nghe, phía sau sáu là bốn chữ, là phụ trách về bốn chữ này, tôi liền phụ trách đến cùng câu Phật hiệu này. Bỏ đi số bảy tôi căn bản không suy nghĩ, bảy có con số.

        Tôi làm một ví dụ, mười câu Phật hiệu A Mi Đà Phật này, giống như một dây chuyền, ở giữa dây chuyền này tôi đã đóng mười cọc, thì dây chuyền ấy không lay động nữa, nếu tôi chỉ có hai cọc, 1 đến 10, hoặc tôi chỉ có 3 3 4, bốn cọc, hoặc là tôi chỉ có 2 lần 5, ba cọc, 3 3 4 trên thực tế là gì? 1 2 3 4 bốn cọc, 2 lần 5 là ba cọc, thì không được, dây chuyền này lay động quá lớn. Lớn, người ngốc phương pháp ngốc, tôi đóng mười cây cột, một câu của tôi, tôi niệm một tiếng chữ số La Mã, vậy tóm lại đã được chưa? Mọi người có thể thử xem, đặc biệt là lúc đang mặc y phục, đang ăn cơm. Một A Mi Đà Phật, vừa muốn nghĩ điều khác: rau này ngon hay không ngon, nên niệm hai rồi, thì kéo chư vị trở lại. Vậy hai A Mi Đà Phật, thật là miếng đậu còn chấm thêm muối, ba, lại đến rồi. Chư vị không tin chư vị mặc quần áo, chải đầu đánh răng chư vị thử dùng cách này xem, trong tâm niệm thầm, một A Mi Đà Phật, bởi vì điều gì? Bởi vì cả đời mức độ quen thuộc của chúng ta với chữ số La Mã, so với A Mi Đà Phật còn quen thuộc hơn nhiều, hơn nữa chữ số La Mã chỉ có một âm tiết, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mà A Mi Đà Phật có bốn chữ, bốn chữ này của chư vị đối với chư vị mà nói đều là bình đẳng, chư vị chia cho mỗi chữ 25% tinh thần, mà chữ số La Mã một âm tiết đó chiếm 100% của chư vị, cho nên chư vị không dễ dàng quên mất chữ số La Mã, không dễ dàng quên mất chữ số La Mã, thì tương đương với mười cây cột không động, buộc căng chặt Phật hiệu lại.

        Tôi báo cáo với Sư phụ, tôi nói thật hữu dụng, Sư phụ, nhưng Đại sư Ấn Quang không nói như vậy. Sư phụ nói: mới bắt đầu niệm Phật hai ba tháng có thể làm như vậy. Thật sự là như vậy, đợi chư vị làm như vậy, làm đến sau cùng, chính chư vị cũng không muốn niệm số rõ ràng nữa. Chữ số này thoái ẩn rồi, thì thật sự đã hình thành. Đại sư Ấn Quang ngày nay nói loại phương pháp này ngay trong Văn Sao, không cần niệm rõ chữ số, niệm thầm mà trong tâm rõ ràng, nhưng lúc mới bắt đầu, tôi kiến nghị mọi người tốt nhất vô cùng thật thà: một A Mi Đà Phật. Tôi chỉ phụ trách bốn chữ phía sau, phía sau đó thì không nghĩ nữa. Hai, hai xong rồi đằng sau làm gì? Hai là gì? Máy tính lặp về 0, bắt đầu khởi động A Mi Đà Phật, A Mi Đà Phật, ba A Mi Đà Phật. Là đối với bốn chữ này, nhất định phải nghe rõ ràng bốn chữ này. Chư vị nói tôi nghe 20 chữ, tôi nghe không rõ ràng, nghe 40 chữ nghe không rõ ràng, mà 4 chữ thì có thể nghe rõ ràng, sức lực của tâm chúng ta đủ, cho nên sau khi chúng ta niệm xong bốn chữ thì niệm chữ số La Mã, tác dụng của chữ số La Mã này là gì? Chính là như Đại pháp sư Ấn Quang đã nói là nghỉ một hơi, làm tốt chuẩn bị, nghiêm túc nghe bốn chữ sau.

        Cho nên chúng ta tiếp tục học, nên từ một đến ba, từ ba đến sáu, từ sáu đến mười, niệm làm ba hơi. Chư vị xem Đại sư Ấn Quang tiếp tục nói: 念得清楚,記得清楚,聽得清楚Niệm đắc thanh sở, ký đắc thanh sở, thính đắc thanh sở” (Niệm được rõ ràng, nhớ được rõ ràng, nghe được rõ ràng), ba điều rõ ràng ấy thì妄念無處著腳Vọng niệm vô xứ trước cước”(Vọng niệm không có chen chân vào), “trước” chính là lọt, Vọng niệm không có chỗ lọt chân vào, thì Vọng niệm không lọt vào trong tâm nữa. 一心不亂,久當自得耳Nhất tâm Bất loạn, cửu đương tự đắc nhĩ”(Nhất tâm Bất loạn, lâu rồi nên tự đắc thôi), cửu là thời gian lâu rồi, đương là hãy nên, chính mình là đã đắc được rồi, từ nhĩ: ở đây vẫn là ngữ khí khẳng định của câu trần thuật. Lâu rồi nên tự được thôi, ngữ khí vô cùng chắc chắn.

        Cho nên chúng ta học tập Văn Sao này của Đại sư Ấn Quang, nói pháp Thập niệm học đến đây, nếu không thì niệm thẳng, không thì hai lần 5, không thì 3 3 4. Nhất tâm Bất loạn, lâu rồi nên tự được thôi. Vậy còn có thế nào nói là Nhất tâm Bất loạn, là cảnh giới nào? Tối thiểu là Sự nhất tâm Bất loạn đi, Nhất tâm Bất loạn có hai dạng Bất loạn, một là Lý nhất tâm Bất loạn, hai là Sự nhất tâm Bất loạn. Nhất tâm Bất loạn đó chính là đạt được rồi, Nhất tâm Bất loạn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Mọi người nói là cõi nào? Cõi Phương Tiện Hữu Dư. Tuyệt vời, Trung phẩm, Trung phẩm tối thiểu là Trung phẩm Hạ sanh. Sự nhất tâm Bất loạn chưa làm đến Lý nhất tâm, trong đây Đại sư Ấn Quang không có nói, Sự nhất tâm Bất loạn lâu rồi nên tự đắc thôi. Ngài chỉ nhắc đến Nhất tâm Bất loạn, vậy có khẳ năng đắc được Lý nhất tâm Bất loạn hay không? Đương nhiên có. Ngay trong Nhất tâm Bất loạn bao gồm hai loại Nhất tâm Bất loạn, đây không phải do Hồ Tiểu Lâm nói, là do Đại sư Ấn Quang nói, vậy chúng ta còn do dự điều gì về pháp Thập niệm nữa? Nếu chư vị còn do dự, vẫn chưa tin tưởng pháp Thập niệm, lại không bằng lòng luyện, thì chính là người đáng thương mà chư Phật nói, hoặc gọi là Nhất-xiển-đề, hoặc gọi là không có thiện căn, đó chính là như vậy.

        Cho nên lão Hòa thượng Ấn Quang phía dưới tiếp tục giải thích, Nhất tâm Bất loạn lâu rồi nên tự đắc thôi, 須知tu tri”(nên biết), mọi người nên biết rằng, 此之十念thử chi Thập niệm”(mười niệm này), pháp Thập niệm này, có ý nghĩa gì? Vẫn có pháp Thập niệm khác, pháp Thập niệm này與晨朝十念dữ Thần triêu Thập niệm”(cùng với mười niệm sáng tối), sáng sớm, tối khuya, chính là sáng tối, sáng tối có pháp Thập niệm. 攝妄則同Nhiếp vọng tắc đồng”(Nhiếp vọng thì giống nhau), hiệu quả nhiếp Vọng tâm lại là giống nhau, 用功大異dụng công đại dị”(dụng công thì rất khác), dụng công phu thì có thể sai khác lớn, là ý nghĩa gì? Thế nào gọi là dụng công rất khác? Là mười niệm sáng tối, nếu chư vị rất muốn niệm theo phương pháp ấy, niệm mãi niệm mãi thì sức khỏe của chư vị không được rồi, chư vị mà có tinh lực, có thời gian, có công phu, chư vị cũng không thể dùng phương pháp ấy mà niệm, chính là nói cách khác, đồ là tốt, lẩu tê cay Tứ Xuyên ăn một bữa vẫn được, một ngày ba bữa lẩu tê cay thì chư vị chịu không nổi nữa. Đó không phải là cơm nhà thường ăn, là ý nghĩa ấy. Dụng công rất khác chính là chư vị có công phu, hiệu quả của chư vị không đến sáng tối mười niệm trên đây, có công phu cũng uổng công, cũng không tác dụng. Là việc thế nào? Đại sư Ấn Quang nói: 晨朝十念,僅一口氣為一念Thần triêu Thập niệm, cận nhất khẩu khí vi nhất niệm”(Mười niệm sáng tối, hết một hơi là một niệm), niệm xong hơi ấy gọi là một niệm, mười hơi gọi là mười niệm, một hơi gọi là một niệm, niệm hết sạch, niệm hết rồi, đó gọi là một niệm. Cho nên hết một hơi gọi là một niệm, niệm xong hơi ấy gọi là một niệm, 不論佛數多少bất luận Phật số đa thiểu”(bất luận số Phật hiệu bao nhiêu”, bất luận ở trong một hơi ấy chư vị đã niệm bao nhiêu Phật hiệu, không đắn đo là có thể niệm bao nhiêu niệm bao nhiêu, 此以一句佛為一念thử dĩ nhất cú Phật vi nhất niệm”(pháp này lấy một câu Phật là một niệm”, pháp Thập niệm này của chúng ta là một câu Phật hiệu là một niệm, không phải một hơi là một niệm, sáng sớm mười niệm là một hơi là một niệm, còn chúng ta đây thì, một câu Phật hiệu là một niệm. Chữ “bỉ” chính là đó, chính là mười niệm sáng tối, 唯晨朝十念則可duy thần triêu thập niệm tắc khả”(chỉ mười niệm sáng tối thì có thể), chỉ có khởi lên ở sáng tối, niệm mười niệm, niệm mười hơi, “tắc khả” là vẫn có thể, vậy thì lùi bước rồi, chuyển hướng rồi, thì chính là biểu thị chuyển ngoặt ở đây, thì có thể, vẫn có thể, 若二十三十,則傷氣成病nhược nhị thập tam thập, tắc thương khí thành bệnh”(nếu 20, 30 thì tổn khí thành bệnh), sáng tối hết một hơi là một niệm, nếu chư vị niệm đến 20, 30, thì tổn khí thành bệnh, đã tổn khí thì bị bệnh rồi, cho nên chư vị có công, chư vị cũng không dùng được, phương pháp này là hay, gom mười hơi lại, 20, 30 hơi thì xong rồi, cho nên không thể dài nữa, không dụng công nổi, là nói pháp Mười niệm này, thì: 此則念一句佛,心知一句thử tắc niệm nhất cú Phật, tâm tri nhất cú”(đây là niệm một câu Phật, tâm biết một câu), pháp Thập niệm này của chúng ta, niệm một câu thì tâm của chúng ta biết một câu, 念十句佛,心知十句。從一至十,從一至十niệm thập cú Phật, tâm tri thập cú. Tùng nhất chí thập, tùng nhất chí thập”(niệm mười câu Phật hiệu, tâm biết mười câu, từ một đến mười, từ một đến mười). 縱日念數萬Túng nhật niệm số vạn”(Dù một ngày niệm [đến] số vạn), “túng” là dù cho, nhật, nhất nhật, một ngày, dù cho chư vị là niệm số vạn tiếng Phật hiệu, 皆如是記giai như thị ký”(đều nhớ như vậy), đều phải nhớ như vậy, đó là nói rõ một ngày của chư vị, có thể dùng pháp Thập niệm này niệm đến vạn tiếng Phật hiệu, vậy sáng sớm mười niệm, chư vị chỉ có thể niệm mười niệm, 20, 30 thì tổn khí thành bệnh rồi, cách này một ngày chư vị niệm mấy vạn tiếng cũng không sao, chư vị xem, dụng công rất khác, cách này có công năng dùng được, cách kia có công mà không dùng được. Lực bất tùng tâm, có công mà không dùng được, “giai như thị kí”, đều nhớ như vậy, từ một đến mười, từ một đến mười.

         不但去妄Bất đãn khử vọng”(Không những trừ vọng), không chỉ có thể trừ Vọng niệm. 最能養神Tối năng dưỡng thần”(Hơn cả có thể dưỡng thần), thế nào gọi là dưỡng thần? Trừ bỏ vọng mọi người hiểu rõ, [còn] dưỡng thần. Ví như chư vị nói: chúng ta đều có thói quen ăn cơm xong ngủ trưa, ngủ trưa là dưỡng thần sao? Yes, là dưỡng thần. Hơn cả có thể dưỡng thần là gì? Mười niệm, chư vị có thể thử xem, chư vị vốn có những thói quen, chư vị ăn cơm xong muốn ngủ trưa, hoặc chư vị bị cảm muốn nghỉ ngơi, hoặc chư vị cao huyết áp đau đầu, hoặc chư vị bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, chư vị muốn nghỉ ngơi, lúc nghỉ, chư vị dùng pháp Thập niệm, lấy thời gian ấy, “hơn cả có thể dưỡng thần”, phương pháp dưỡng thần rất nhiều, thì đây là tối thắng. Bỏ pháp Thập niệm này thì không còn cách khác nữa. Cho nên mọi người có thể lãnh hội một chút, chư vị nói tôi cũng không muốn đến Tây Phương, tôi cũng không bằng lòng đến Tây Phương, tôi cũng không tin có Tây Phương, chư vị muốn dưỡng thần ư? Dưỡng thần cũng được mà, trong hàng Đệ tử Phật, có cầu tất ứng, công đức của một câu Phật hiệu này không thể nghĩ bàn, có thể thành Phật, dưỡng thần cũng được, có cầu chắc chắn ứng. Cho nên nếu mọi người chúng ta muốn dưỡng thần, như cha mẹ muốn dưỡng thần, người học Cơ Đốc giáo không tin Phật cũng không sao, chư vị để họ niệm Christ, Christ, Christ cũng được. Niệm mười câu, nghe rõ ràng, hơn cả có thể dưỡng thần, cho nên chúng ta phải biết chính là nói điều gì? Trừ vọng của xuất thế gian, dưỡng thần của thế gian, đều có thể đạt được ở ngay trong câu Phật hiệu này.

        隨快隨慢Tuỳ khoái tuỳ mạn”(Tuỳ theo nhanh hay chậm), nhanh cũng được, chậm cũng được. 了無滯礙Liễu vô trệ ngại”(Đều không vướng mắc ngăn ngại), “liễu” là vốn, đều, “vô” chính là không có, “trệ ngại” chính là trở ngại. Chư vị nói hôm nay tinh thần tốt, thấy được lão Hòa thượng rồi, rất kích động, thì nhanh chút, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật cũng tốt. Chậm chút thì sao? 10 rưỡi đêm rồi, đừng quá lớn tiếng nữa, lớn tiếng trong nhà có người bệnh, niệm Phật nhanh như vậy, niệm chậm chút: A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật. Sáng sớm thức dậy, người bình thường đều mong muốn nhanh, tương đối chậm, niệm chậm một chút, buổi trưa chư vị ăn cơm xong, tinh thần khá tốt, muốn niệm nhanh một chút, tuỳ nhanh tuỳ chậm, đều không trở ngại, nhanh chậm đều tốt.

        從朝至暮,無不相宜Tùng triêu chí mộ, vô bất tương nghi”(Từ sáng đến tối, không gì chẳng thích hợp), văn tự của ngài vô cùng đẹp, cho nên chư vị xem chúng ta chú ý đến: “không những trừ vọng, hơn cả có thể dưỡng thần, tuỳ theo nhanh chậm, đều không ngăn ngại”, “từ sáng đến tối, không gì chẳng thích hợp”. Chư vị xem gieo vần ấy, văn tự đơn giản như vậy, mọi người vừa đọc liền hiểu, mà đẹp như vậy, mới biết bản lĩnh văn tự đó của ngài thật quá sâu. “Từ sáng đến tối, không gì chẳng thích hợp” là không có lúc nào không thích hợp, chữ “nghi” chính là thích hợp, không có không thích hợp. Sáng sớm cũng tốt, tối khuya cũng tốt, từ sáng đến tối, không gì chẳng thích hợp.

        較彼掐珠記數者Giảo bỉ kháp châu ký số giả”(So sánh lần chuỗi nhớ số ấy), “giảo” là so sánh, với những cách ấy, “bỉ” chính là cách ấy, những phương pháp lần chuỗi nhớ số ấy, giả chính là phương pháp, sự việc ấy, 較彼掐珠記數者,利益天殊giảo bỉ kháp châu ký số giả, lợi ích thiên thù”(so sánh phương pháp lần chuỗi nhớ số ấy, lợi ích vô cùng khác), “thù” chính là khác biệt, khác đường đồng quy, “lợi ích vô cùng khác”, sai khác vô cùng lớn như vậy của vật dụng tốt, đáp án vững chắc đó, nói rõ ràng rồi, “so sánh phương pháp lần chuỗi nhớ số ấy lợi ích vô cùng khác biệt”, là chúng ta đừng dùng lần chuỗi nhớ số ấy nữa, không đạt được lợi ích, cùng với phương pháp chỉ nhớ bằng tâm mà chư vị dùng này, một là trên trời một là dưới đất, vô cùng khác biệt, “bỉ” chính là nói cách lần chuỗi nhớ số ấy, 則身勞而神動tắc thân lao nhi thần động”(thì thân lao nhọc mà tinh thần động), thân thể cực nhọc, thần vẫn phải chia, vẫn phải nghĩ đến số ấy, thì thân lao mà thần động, thần chính là tinh thần. Chư vị phải để tâm đến, tay này vẫn phải gảy hạt. “Thử” chính là mười niệm nhớ số này, 則身逸而心安tắc thân dật nhi tâm an”(thì thân nhàn mà tâm an), thân thể rất an nhàn, tâm rất an, an nhàn là một ý nghĩa, tâm an thân cũng an, chư vị xem chúng ta thường nói người này rất an nhàn, an tức là nhàn, nhàn chính là an, thân nhàn mà tâm an.

        但作事時Đãn tác sự thời”(Chỉ có lúc làm việc), “đãn” này chính là chỉ là, chỉ có, chỉ trong lúc làm việc, đây xuất hiện chuyển ý, 或難記數hoặc nan ký số”(hoặc khó nhớ số), ví như đánh răng, mặc quần áo, ăn cơm, lúc làm những việc ấy, có thể nhớ số quá khó, 3 3 4, 2 lần 5. Mọi người không ngại có thể thử xem, 1 A Mi Đà Phật, 2 A Mi Đà Phật 3 A Mi Đà Phật. Nếu cách này vẫn khó hoặc khó nhớ số, chữ số không thể cần nữa vậy phải làm sao? 則懇切直念Tắc khẩn thiết trực niệm”(Thì khẩn thiết niệm thẳng), vậy chư vị chỉ niệm từng câu một, đừng nghĩ chữ số, chữ số nối mười câu Phật hiệu lại với nhau, một và mười là hô ứng với nhau, hai và tám cũng là hô ứng với nhau, chúng ta là một tổ, một đến mười chúng ta là một nhóm Phật hiệu, vì sao vậy? Bởi vì A Mi Đà Phật đã phát một nguyện “mười niệm chắc chắn vãng sanh”, cho nên hôm nay chúng ta là phải nuôi dưỡng thói quen mười niệm. Giả định nói nhớ số khó, vậy phải làm sao? Lúc thái rau, tôi thường làm ví dụ này cho mọi người, thái dưa leo, 1 A Mi Đà Phật, 2 A Mi Đà Phật. Một phần tinh thần của chư vị đưa vào tay để thái, lúc này thì chư vị dứt khoát là như vậy, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, tôi phụ trách câu Phật hiệu này, nếu không tâm của chư vị quá chuyên chú rồi, thì tâm của chư vị đối với sự việc này sẽ không chuyên chú như thế nữa, chư vị chỉ biết vậy thêm nhớ số, niệm được rõ ràng, nghe được rõ ràng, trong tâm nhớ được rõ ràng. Thật đã làm được ba điều rõ ràng ấy, thì tâm đó của chư vị làm việc quá yếu rồi, chư vị liền không có quá nhiều sức lực của tâm, để quan tâm chú ý đến việc chư vị trực tiếp làm, sự việc này có thể làm không tốt, hoặc làm hỏng, hoặc là tổn hại đến chính mình, lúc này phải làm sao? Liền buông chữ số xuống, niệm thẳng, nhưng phải khẩn thiết A Mi Đà Phật, đúng không? Ví như lúc chư vị chải đầu, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, chư vị cũng đừng nghĩ đây là ba nữa, chư vị cũng đừng nghĩ đây là bốn nữa, dù sao chải xong là xong rồi, mặc quần áo cũng là mặc xong quần len mặc quần ngoài, A Mi Đà Phật, lúc này chư vị có thể một chân đứng trên đất, chân kia chưa đứng lên, lay động một chút, chư vị nói đây là hai hay là ba? Đứng vững rồi, A Mi Đà Phật, lại đến một câu.

        但作事時,或難記數Đãn tác sự thời, hoặc nan ký số”(Chỉ có lúc làm việc, hoặc khó nhớ số), có lẽ, hoặc cũng chính là có lẽ, khó ở nhớ số, vậy thì khẩn thiết niệm thẳng, chính là buông chữ số xuống. 作事既了Tác sự ký liễu”(Đã làm xong việc), chú ý, đây không được qua được thì cho qua, vậy được rồi, không cần số nữa, là cứ niệm như vậy đi, thì không được. Vậy Vọng niệm dễ dàng tiến vào, vì không có số, “tác sự ký liễu”, sau khi làm xong việc rồi, chữ “kí” chính là đã, chữ “liễu” chính là xong, đã làm xong hết việc rồi, làm việc đã xong, làm việc xong rồi, 仍複攝心記數nhưng phục nhiếp tâm ký số”(vẫn trở lại nhiếp tâm nhớ số), vẫn cứ, lại, “phục” là lại, vẫn lại nhiếp tâm nhớ số, lại nhiếp tâm, lại nhớ số.

        則憧憧往來者,朋從於專注一境之佛號中矣Tắc sung sung vãng lai giả, bằng tùng ư chuyên chú nhất cảnh chi Phật hiệu trung hỹ”(Thì [Vọng niệm] qua lại không ngừng, đều thuận về trong một nơi Phật hiệu chuyên chú rồi) “qua lại không ngừng, cùng theo suy nghĩ ấy”, đây là một câu nói ngay trong sách Chu Dịch, “sung” là một chữ ‘đồng’ bên cạnh bộ ‘tâm’ đứng, “qua lại với nhau, cùng theo suy nghĩ ấy” tám chữ này là ý nghĩa gì? Tôi đoán là, bởi vì tôi chưa từng đọc sách Chu Dịch, là lúc tôi tra từ điển, trong từ điển nói: đây là một thành ngữ: 憧憧往來,朋從爾思đồng đồng vãng lai, bằng tùng nhĩ tư”, vậy là ý nghĩa gì? “Đồng đồng”, chính là điều sau nối điều trước gọi là “đồng đồng”, “vãng lai” đến rồi lại đi, vãng sanh là đi, đến đây là đến. Vừa đến vừa đi, một điều nối nối một điều, chính là hình dung Vọng niệm, “đồng đồng vãng lai giả”, chữ “giả” này là ý nghĩa gì? Biểu thị sự vật, ở nơi đây chữ ‘giả’ này biểu thị điều gì? Những Vọng niệm qua lại nối tiếp, đó là Đại từ, “bằng tùng ư”, bằng chính là đều, tùng là phục tùng, đều phục tùng theo, đều bị thứ nào bắt phải phục tùng rồi? Là phục tùng với thứ gì? Chữ “ư” ở đây chính là đối với, đều đã phục tùng đối với thứ gì? “Bằng tùng ư”, “ư” đây là đối với. “Trong một nơi Phật hiệu chuyên chú rồi”, thảy đều bị một câu Phật hiệu chuyên chú chế phục, tôi đọc lại một lần: “Thì [Vọng niệm] qua lại không ngừng, đều thuận về một nơi chuyên chú rồi”, làm được ba điều rõ ràng này rồi, chuyên chú một nơi. “Chi” là của, chi chính là của, của trong Phật hiệu rồi, hỹ chính là rồi, là kết thúc câu ở Văn ngôn văn, biểu thị đã hoàn thành. Tôi đọc lại một lần: “Thì [Vọng niệm] qua lại không ngừng, đều thuận về một nơi Phật hiệu chuyên chú rồi”. Những Vọng niệm này đều phục tùng về trong nơi Phật hiệu chuyên chú này của tôi rồi.

        Ngài “Đại Thế Chí”, mọi người chú ý nghe, vậy ngài là đem pháp Thập niệm, rốt cuộc là một loại phương pháp tu hành có tính chất như thế nào? Ngài đã điểm ra rồi. 大勢至謂Đại Thế Chí vị“(Ngài Đại Thế Chí nói), Bồ-tát Đại Thế Chí nói rằng: 都攝六根,淨念相繼,得三摩地,斯為第一Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam-ma-địa, tư vi đệ nhất” (Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, ấy là bậc nhất). Chữ ‘tư’ chính là đó, chữ ‘vi’ là là. Đây là bậc nhất, không hàm hồ. Ngài Đại Thế Chí nói: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, ấy là bậc nhất”. Tam-ma-địa mọi người đều biết là Thiền định, Chánh thọ, đây là diệu pháp rốt ráo bậc nhất, nhiếp cả sáu căn là nhân, tịnh niệm liên tục là phương pháp, đắc Tam-ma-địa là quả, đó là bậc nhất, chúng ta vẫn phải do dự sao? Vẫn còn nghi ngờ về phương pháp này sao? Không nên thế nữa. Bởi vì lão Hòa thượng Ấn Quang ở đây, ra kết luận này vô cùng chắc như đinh đóng cột, ngài Đại Thế Chí nói, Bồ-tát Đại Thế Chí đã nói: nhiếp cả sáu căn, chư vị xem ba căn, căn tâm, căn miệng, căn tai, sáu căn đã nhiếp ba căn lại. Tịnh niệm liên tục, ý niệm sau tiếp nối ý niệm trước, A Mi Đà Phật liên tục, sau cùng đắc được Tam-ma-địa, ấy là bậc nhất.

        利根則不須論Lợi căn tắc bất tu luận”(Lợi căn thì không cần bàn), nói tôi đây lợi căn, chúng ta không thảo luận về lợi căn, nếu chư vị lợi căn dùng loại phương pháp này, vậy thì lợi càng thêm lợi, lợi căn thì không phải bàn, hiện nay chúng ta không thảo luận liên hệ giữa người lợi căn và pháp Thập niệm này. 若吾輩之鈍根Nhược ngô bối chi độn căn”(Nếu hạng chúng ta là độn căn), nếu là hạng của tôi, “ngô bối” chính là hạng của tôi, chữ ‘bối’ này không phải khái niệm trong thời gian, một loại này, là hạng người độn căn giống như chúng ta. Đại sư Ấn Quang một lần nữa liệt ngài vào độn căn, nếu hạng của chúng ta là độn căn, “bối” có khái niệm thời gian, đời trước và đời sau, “bối” còn có khái niệm đồng loại, là người độn căn cùng một hạng với ta, là thế nào?

        Mọi người nghe, 若吾輩之鈍根,舍此十念記數之法nhược ngô bối chi độn căn, xả thử Thập niệm Ký số chi pháp”(Nếu hạng độn căn chúng ta: bỏ pháp Thập niệm nhớ số này), không dùng pháp này, xả chính là xả bỏ, pháp Thập niệm nhớ số này, “dục” nếu chư vị muốn: 都攝六根,淨念相繼,大難大難Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đại nan đại nan”(Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, thì rất khó rất khó), đây là lần đầu tiên xuất hiện hai lần rất khó, chính là quá khó rồi, dường như là không thể được. Chư vị thấy dường như lão Hòa thượng, ngài không nói lời đặc sắc như người hiện đại, căn bản là không thể, không thì xong được ư? Đó là thể hiện ra những cổ nhân thời xưa, những người có tu dưỡng, năng lực khiêm hư ấy, ngài không nói không được, ngài nói khó, rất khó rất khó, nếu tôi nói không được thì chẳng phải quá cứng nhắc rồi ư? Người hiện nay chúng ta thích dùng căn bản là không thể được, đúng không? Thích dùng chữ này. Chư vị xem ngài, chư vị xem thông qua quá khó quá khó này, kỳ thực là căn bản thì không thể được, chư vị không dùng pháp Thập niệm này, là đã đến trình độ đức hạnh lớn như ngài làm vậy, ngài còn dùng chữ khiêm nhường như vậy, để biểu đạt kết luận tịnh niệm liên tục, quá khó quá khó ấy. Chỉ hướng về đức hạnh ấy của lão Hòa thượng, chỉ hướng về tiếng tăm ấy của lão Hòa thượng, chỉ hướng về trình độ của ngài, thì sao ngài không nói như đinh đóng cột là căn bản thì không thể được? Bởi khiêm hư, từ đây chúng ta phải sanh khởi lòng kính ngưỡng đối với các ngài. Khi nào nơi đâu cũng đặt thấp chính mình, “Quang bởi tâm khó chế phục mới biết sự vi diệu của pháp này”, tôi bởi vì tâm khó chế phục, tôi mới biết đến phương pháp này thật tốt, nếu hạng của chúng ta là độn căn, nếu người độn căn giống như hạng của tôi, bỏ pháp Thập niệm nhớ số này, mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục thì quá khó quá khó, giữa các chữ hiển lộ khiêm hư ấy, hiển lộ khiêm nhường ấy, vậy quá vĩ đại rồi. Cho nên nói lúc mỗi chúng ta đọc đến lúc này, chúng ta đối với chư vị Tổ sư Đại đức, đối với những ngài trong các thời đại của Trung Hoa, những ngài Đại đức trong Phật môn của Phật pháp ấy, không thể không sanh khởi tâm cung kính.

        Lại phải biết điều này, ngài tiếp tục nói: 又須知此攝心念佛之法,乃即淺即深 Hựu tu tri thử nhiếp tâm niệm Phật chi pháp, nãi tức thiển tức thâm”(Thêm nữa phải biết pháp niệm Phật nhiếp tâm này, là vừa cạn vừa sâu), thêm nữa nên biết loại phương pháp niệm Phật nhiếp tâm này, mọi người nói ngoài phương pháp niệm Phật nhiếp tâm ra, còn có phương pháp nào? Quán tượng, Quán tưởng. Nhiếp tâm, dùng trì danh để nhiếp tâm. Chấp trì danh hiệu, Quán tưởng, Quán tượng. Dùng loại phương pháp niệm Phật nhiếp tâm này, “là vừa sâu vừa cạn”, là thế nào? Nếu chư vị nói pháp này cạn, là bốn chữ, trẻ nhỏ cũng biết, trẻ nhỏ lên Tiểu học, lên Mẫu giáo đều biết, ai mà chẳng biết niệm A Mi Đà Phật? Chư vị bảo chúng dùng tai nghe, không vấn đề, tôi đưa con trai đi học, lúc đưa đến cổng Trường học, tôi nói: con trai hãy niệm pháp Thập niệm đi, tai phải nghe được: A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, chúng liền có thể nghe. Học sinh lớp năm, 11 tuổi, vậy càng không có vấn đề, lớp sáu thì không cần nói nữa. Học trò nhỏ lớp một, các bạn nhỏ Mẫu giáo đều có thể niệm, là cạn. Sâu, sâu thì không cần nói nữa. “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa”, chư vị nói là sâu bao nhiêu. Thành Phật đều có thể dùng câu Phật hiệu này, chư vị nói sâu đến trình độ nào.

        即小即大之不思議法Tức tiểu tức đại chi bất tư nghì pháp”([Là] pháp vừa nhỏ vừa lớn và không thể nghĩ bàn), nhỏ, nhỏ đến dưỡng thần, lớn lớn đến thành Phật. Pháp không thể nghĩ bàn là ý nghĩa gì sau cùng? Là pháp không thể nghĩ bàn vừa cạn vừa sâu, vừa nhỏ vừa lớn. Bất tư nghì vào lúc này, lão Hòa thượng đề xuất “bất tư nghì” này, ba chữ ấy là ý nghĩa gì? Là nói với chúng ta đừng suy nghĩ nữa, suy nghĩ điều gì? Chữ ‘tư’ chính là nghĩ, chữ ‘nghì’ chính là nói. Hiện nay mọi người gặp được pháp Thập niệm này, thường thích thảo luận, nhắn tin, điện thoại cho tôi, lúc ăn cơm gặp được thì hỏi, phương pháp này là việc thế nào? Pháp này khác với những pháp khác, là làm thế nào? Pháp không thể nghĩ bàn, hết sức thật thà chiếu theo phương pháp mà Đại sư Ấn Quang đã nói trước mà niệm, sau khi chư vị niệm nhiều niệm nhiều thì vấn đề đó của chư vị không còn nữa. “Dứt đường ngôn ngữ, diệt chỗ tâm hành”, chư vị hễ nói liền sai, hễ nghĩ liền lệch, cho nên đừng suy nghĩ nữa, vậy thì đã chặn chư vị rồi. Pháp vừa nhỏ vừa lớn và bất tư nghì, pháp bất tư nghì là nói với chúng ta đừng suy nghĩ lung tung nữa, vì sao vậy?

        Tiếp theo ngài nói: Vì sao vậy? Tôi làm gì đây? Hiện nay cường điệu Khoa học phải có chứng cứ, đúng hay không? Vì sao không để chúng ta suy nghĩ về pháp Thập niệm này? Tại sao chúng ta lại không được suy nghĩ? Vì sao chúng ta lại không được thảo luận? Tại sao lại chuyên chế như vậy? Đại Pháp sư Ấn Quang tiếp theo nói: 但當仰信佛言Đãn đương ngưỡng tín Phật ngôn”(Chỉ nên ngưỡng tin lời Phật), “đãn” là chỉ, “đương” là hãy nên, chỉ nên ngưỡng tin, ngưỡng là ý nghĩa cung kính, dưới đối với bậc trên, “lời Phật”, mọi người chú ý, pháp Thập niệm là do ai nói? Do đức Phật nói, chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, điều chư vị nên làm hiện nay không cần phải nghĩ, cũng không cần phải bàn, điều chúng ta nên làm hôm nay là ngưỡng tin lời Phật, vô cùng cung kính mà tin tưởng pháp Thập niệm mà đức Phật nói này.

        切勿以己見不及Thiết vật dĩ kỷ kiến bất cập”(Quyết đừng bởi sự thấy chưa đến của mình), chư vị ngàn vạn, thiết chính là ý nghĩa ngàn vạn lần, ngàn vạn lần chớ chính là đừng, bởi vì, “dĩ” chính là bởi vì, quyết chớ vì sự thấy chưa đến của mình, ngàn vạn lần đừng bởi vì tri kiến của chính mình chưa đạt đến cảnh giới của Phật, 遂生疑惑toại sanh nghi hoặc”(bèn sanh nghi ngờ), là sanh ra nghi ngờ. Thành ra thế nào, sanh ra nghi ngờ? 致多劫善根Trí đa kiếp thiện căn”(Dẫn đến thiện căn nhiều kiếp), “trí” chính là gây nên, dẫn đến, thiện căn nhiều kiếp, ở đây tôi được thoải mái nói ra, chư vị có thể gặp được Tịnh Độ, chư vị có thể gặp được lão Hòa thượng Tịnh Không, chư vị có thể gặp được pháp Thập niệm này trước mắt chúng ta, đó chắc chắn không phải thiện căn của một kiếp, mà thiện căn của nhiều kiếp, dẫn đến thiện căn nhiều kiếp, dẫn đến thiện căn được nuôi dưỡng, hình thành từ nhiều kiếp, 由茲中喪do tư trung táng”(mất từ trong đây), “tư” chính là đây, “do” chính là từ, đã mất đi từ đây rồi, mất đi từ đâu? Bởi sự thấy chưa đến của mình, tôi cảm thấy vậy nên, tôi cảm thấy nhận thức của tôi chưa đến, tôi cảm thấy điều này không đúng, chính ở trong đây khiến thiện căn của nhiều kiếp, chính ở trong đây, khiến mất đi thiện căn nhiều kiếp, 不能究竟親獲實益Bất năng cứu cánh thân hoạch thật ích”(không thể rốt ráo đích thân thu lợi ích chân thật), không thể sau cùng đích thân thu được lợi ích thực tế là: vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, thành Phật thành Tổ, vậy có hàm hồ không? Nếu chư vị ngưỡng tin lời Phật, giữ chắc pháp Thập niệm, thì chư vị có thể, nói cách khác là có thể rốt ráo trực tiếp thu lợi ích chân thật. Lợi ích chân thật nhất này, thế giới này có chân thật sao? Không có, lợi ích chân thật, người nào mới có thể đạt được lợi ích chân thật? Theo trên Kinh Hoa Nghiêm giảng là Thập trụ Bồ-tát trở lên, mới là chứng được một phần Pháp thân, [là] Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ mới có thể thu được lợi ích chân thật, còn lại Quán hạnh, Tương tự ở phía trước, đều không phải lợi ích chân thật. Chúng ta ngàn vạn đừng đem lời ở đây của lão Hòa thượng, đem chữ lợi ích chân thật này, chúng ta thử đọc Đại Thừa Khởi Tín Luận, thì thật ích này không phải điều người thông thường có thể đạt được. Chư vị chỉ có lên bậc Đăng địa rồi, chư vị chỉ có biến thành Pháp thân Đại sĩ, thì lợi ích mà lúc ấy chư vị đắc được chúng ta mới có thể xưng là lợi ích chân thật. Không thể rốt ráo đích thân thu lợi ích chân thật, nói cách khác: chư vị đến thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi, chư vị chính là Pháp thân Đại sĩ, A-duy-việt-trí, A-duy-việt-trí là Thất địa, Bát địa chân thật. Là ngay trong câu Phật hiệu này, chư vị nói pháp này sâu hay không? Chư vị nói pháp này lớn hay không? Vậy chư vị nói câu Phật hiệu này của tôi, Thể Tướng Dụng.

        Chúng ta nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, thế nào gọi là Đại, Đại là Tam đại, Thể đại, thế nào gọi là Thể đại? Pháp giới như nhau, bình đẳng không khác, nhất thể, một Pháp giới, có phải là Thể đại hay không? Tướng đại, chư vị đến thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi, thì vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, tướng có phải là lớn hay không? Chư vị đều đã thu được vô lượng công đức, là Tướng đại, Dụng đại thì sao? Nghiệp dụng, không cần nói nữa, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chúng ta nhìn thấy trên Kinh Vô Lượng Thọ nói, Bồ-tát của nơi ấy, chúng sanh vãng sanh đến nơi ấy, các ngài có năng lực như thế nào? Các ngài có thể khởi tác dụng như thế nào? Chư vị nói có phải là vừa lớn vừa nhỏ hay không? Đại này là chỉ đại gì? Thể đại, Tướng đại, Dụng đại. Thừa thì sao? Ý nghĩa chuyên chở. Thừa là câu Phật hiệu này là xe, thì chư vị có thể đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, đủ sâu hay chưa? Đủ sâu rồi. Cho nên chúng ta không thể rốt ráo trực tiếp thu được lợi ích thực sự, đây là sự khích lệ vô cùng lớn đối với chúng ta, lợi ích thực sự vẫn có rốt ráo và không rốt ráo, chư vị nói chư vị Sơ trụ Bồ-tát, chư vị thu được lợi ích chân thật rồi, chư vị rốt ráo sao? Không rốt ráo, chư vị còn kém 39 địa vị phía sau, chư vị vẫn chưa đến Đẳng giác, Đẳng giác vẫn có một phẩm Sanh tướng Vô minh chưa được phá, chư vị đã đến thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi, thì chư vị thu được lợi ích chân thật rốt ráo, rốt ráo đây là gì? Là quả Phật. Chư vị đến Hoa Nghiêm Hải Hội thì sao? Không rốt ráo, nếu rốt ráo thì vì sao Bồ-tát Phổ Hiền dẫn các ngài đến Tây Phương, dùng Mười đại Nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Là nói rõ ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, chư vị mới có thể thu được lợi ích chân thật rốt ráo mà ở thế giới Hoa Tạng không thể được, nếu không thì đó chẳng phải là đi vòng quanh hay sao? Ta thành Phật ở thế giới Hoa Tạng không phải xong rồi sao? Thời gian quá dài, khó khăn quá nhiều, độ khó quá lớn, vậy thì chúng ta ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, mấy chữ này, rốt ráo, đến cùng rồi. Đích thân thu được, chính là chư vị, được lợi ích chân thật, thật sự không giả, trừ chân thật ra còn lại đều là giả. Dẫn đến thiện căn nhiều kiếp, từ trong đây mà mất, đáng tiếc không?

        不能究竟親獲實益,為可哀也Bất năng cứu cánh thân hoạch thật ích, vi khả ai dã”(Không thể rốt ráo đích thân thu được lợi ích chân thật, thật là đáng thương). Quá đáng để cảm động, quá đáng để tiếc thương, quá đáng để chúng ta xót xa cho họ, thật là đáng thương. Chư vị xem ngài từ bi biết bao, phương pháp tốt như vậy, tu thiện căn của nhiều kiếp nên gặp được rồi, bởi vì tri kiến của chính mình chưa đến, nhận thức không rõ ràng, nói với chư vị phương pháp không thể nghĩ bàn này, chư vị ngày ngày nghĩ, ngày ngày bàn, sau cùng dẫn đến thiện căn nhiều kiếp mất từ trong đây, mất hết ở nơi đây, mất hết sạch lại biểu lộ thế nào? Đã mất đi lợi ích thực tế của đến thế giới Tây Phương Cực Lạc rốt ráo thành Phật, là điều ấy.

        Ngài tiếp tục nói, một đoạn sau cùng: 掐珠念佛Kháp châu niệm Phật”(Lần chuỗi niệm Phật), ngài lại quay lại lần chuỗi niệm Phật, 唯宜行住二時duy nghi hành trụ nhị thời”(chỉ hợp hai lúc hành trụ), lần chuỗi thì thích hợp vào hai thời gian nào? Hành và trụ, chính là lúc đi và đứng, nếu chư vị thật muốn lần chuỗi, ngài cũng rất từ bi, có một vài người là ưa thích lần chuỗi, ưa thích lần chuỗi cũng không cách nào, lúc Sư phụ giảng nói là khế cơ, có những người họ cảm thấy lần chuỗi vô cùng thoải mái, lần chuỗi đặc biệt nhiếp tâm, Pháp môn không có tốt xấu, chỉ khế cơ mà thôi. Chư vị nói tôi thì cần lần chuỗi, lúc này ngài nhường một bước để nói: với những người ấy, chẳng những lần chuỗi mà lần chuỗi đặc biệt có thể nhiếp tâm, cảm thấy rất được thọ dụng, thành tích rất tốt, hiệu quả rất thù thắng với những chúng sanh ấy, những chúng đồng tu học Phật, nói với chư vị, chư vị chỉ có thể trong lúc đi và đứng, ở hai khoảng thời gian ấy chư vị có thể dùng loại phương pháp này.

        若靜坐養神,由手動故Nhược tĩnh toạ dưỡng thần, do thủ động cố”(Nếu tĩnh toạ dưỡng thần, thì bởi do tay động), nếu chư vị đang ngồi, tĩnh tọa, chư vị niệm Phật, thì bởi do tay động, bởi vì nguyên nhân của tay động, nên神不能安thần bất năng an”(thần không thể an), thần của chư vị không thể an. 久則受病Cửu tắc thọ bệnh”(Lâu thì bị bệnh), thời gian lâu rồi thì chư vị mắc bệnh, cho nên mọi người nhất định không thể ngồi mà lần chuỗi, đó không phải do tôi nói, đó là do Đại sư Ấn Quang nói.

        Thập niệm nhớ số này, ngài lại trở về đây, 此十念記數,行住坐臥皆無不宜Thử Thập niệm Ký số, hành trụ toạ ngoạ giai vô bất nghi”(Thập niệm Nhớ số này, đi đứng nằm ngồi không gì chẳng thích hợp), phương pháp Thập niệm Nhớ số này, đi đứng nằm ngồi đều không có lúc nào không thích hợp, đi đứng nằm ngồi biểu thị thời gian, bốn trạng thái đi lại, đứng, ngồi xuống, đang nằm ấy, là trạng thái của thân thể, đều có thể dùng pháp Thập niệm, chỉ là lúc đang nằm và đang ngồi, đang nằm là tuyệt đối không thể ra tiếng, ra tiếng thứ nhất là không cung kính, thứ hai là hại khí, với lúc đang ngồi, lão Hòa thượng Tịnh Không và Đại sư Ấn Quang đều nói: lúc ngồi cũng thì niệm thầm khá tốt, lúc đi, lúc đứng thì niệm ra tiếng, đặc biệt là lúc nhiễu Phật cần ra tiếng.

        Cho nên chúng ta học đến đây, là học xong pháp Thập niệm rồi, tôi lại niệm một lần cho mọi người, mọi người nghe kỹ thêm: “Còn như niệm Phật, tâm khó quy nhất, nên nhiếp tâm tha thiết niệm, tự có thể quy nhất, pháp nhiếp tâm, không gì trước hơn chí thành khẩn thiết, tâm không chí thành, muốn nhiếp thì không có cách. Đã chí thành rồi, còn chưa thuần nhất, nên nhiếp tai nghe kĩ càng, bất luận ra tiếng hay niệm thầm, đều phải bắt đầu niệm từ tâm, tiếng ra từ miệng, âm vào từ tai, niệm thầm tuy miệng không động, nhưng ở trong ý cũng vẫn có tướng của miệng niệm, tâm miệng niệm được vô cùng rõ ràng, căn tai nghe được vô cùng rõ ràng, nhiếp tâm như vậy, thì Vọng niệm tự hết. Nếu như sóng vọng tuôn trào, thì dùng Mười niệm Nhớ số, là toàn sức mạnh của tâm để vào một tiếng Phật hiệu, tuy muốn khởi vọng, mà sức không có tác dụng. Diệu pháp rốt ráo nhiếp tâm niệm Phật này, bậc hoằng Tịnh Độ khi xưa vẫn chưa bàn đến, bởi căn tánh người còn lanh lợi, nên không cần phải như vậy, liền có thể quy nhất được. Quang tôi bởi tâm khó chế phục, mới biết sự vi diệu của pháp này, đại khái thường xuyên thử nghiệm, chẳng phải tùy tiện suy đoán mà nói. Nguyện cùng chia sẻ pháp này với người độn căn đời sau trong thiên hạ. Khiến vạn người tu vạn người đi”. Kiên quyết biết bao, vạn người tu vạn người đi. “Gọi là Mười niệm Nhớ số, đương lúc niệm Phật, từ một câu đến mười câu, phải niệm được phân minh, vẫn phải nhớ được phân minh. Đến mười câu rồi, lại phải niệm từ câu một đến câu mười, không thể 20, 30, vừa niệm vừa nhớ, không được lần chuỗi, chỉ nhớ bằng tâm. Nếu nhớ thẳng mười câu là khó, thì hoặc chia làm hai hơi, là từ một đến năm, từ sáu đến mười. Nếu vẫn tốn sức, thì nên từ một đến ba, từ bốn đến sáu, từ bảy đến mười, niệm làm ba hơi. Niệm được rõ ràng, nhớ được rõ ràng, nghe được rõ ràng, thì Vọng niệm không có chỗ chen vào, Nhất tâm Bất loạn, lâu rồi nên tự đắc thôi. Nên biết Pháp mười niệm này cùng với Pháp ười niệm sáng tối, nhiếp vọng là giống nhau, mà công dụng rất khác, Mười niệm Sáng tối, hết một hơi là một niệm, bất luận bao nhiêu số Phật hiệu. [Còn] pháp đây lấy một câu Phật là một niệm, pháp kia chỉ mười niệm sáng tối thì được, nếu 20, 30 thì tổn khí thành bệnh. Pháp này thì niệm một câu Phật, tâm biết một câu, niệm mười câu Phật, tâm biết mười câu, từ một đến mười, từ một đến mười, dù ngày niệm số vạn câu, đều nhớ như vậy. Không những trừ vọng, mà hơn cả có thể dưỡng thần, tuỳ ý nhanh chậm, vốn không vướng mắc ngăn ngại, từ sáng đến tối, không gì chẳng thích hợp, so sánh với lần chuỗi nhớ số, lợi ích vô cùng khác biệt. Pháp kia thì thân nhọc mà thần động; Pháp này thì thân nhàn mà tâm an. Nhưng lúc làm việc, hoặc khó nhớ số, thì khẩn thiết niệm thẳng, đã làm xong việc vẫn trở lại nhiếp tâm nhớ số. Thì [dù Vọng niệm] qua lại không ngừng, đều thuận về trong một nơi Phật hiệu chuyên chú. Ngài Đại Thế Chí nói: Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, đắc Tam-ma-địa, ấy là bậc nhất. Lợi căn thì không cần bàn, nếu hạng của chúng ta là độn căn, lại bỏ pháp Thập niệm nhớ số này, mà muốn nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm liên tục, thì rất khó rất khó. Thêm nữa phải biết pháp nhiếp tâm niệm Phật này, là pháp vừa cạn vừa sâu và không thể nghĩ bàn, vừa nhỏ vừa lớn. Chỉ nên ngưỡng tin lời Phật, quyết đừng bởi sự thấy chưa đến của mình, bèn sanh nghi ngờ, dẫn đến thiện căn nhiều kiếp mất từ trong đây, không thể rốt ráo đích thân thu lợi ích chân thật, thật là đáng thương. Lần chuỗi niệm Phật, chỉ hợp hai lúc đi đứng, nếu tĩnh toạ dưỡng thần, thì bởi do tay động, thần không thể an, lâu thì bị bệnh. Thập niệm Nhớ số này, đi đứng nằm ngồi, thảy đều thích hợp”. Đây chính là bức thư hồi âm của Đại sư Ấn Quang viết về pháp Thập niệm, cho nên chúng ta cảm ân lão Hòa thượng, có thể ở thời kì Mạt pháp giảng cho chúng ta phương pháp này, khiến chúng ta có thể vạn tu vạn người vãng sanh.

        Tiếp theo chúng ta có phải nên thay băng rồi, đúng không? Được, mọi người niệm Phật cùng tôi, để họ thay băng, mười câu Phật hiệu đừng tính nhanh, dùng tai để nghe. Pháp Thập niệm này đừng nhấn mạnh đồng đều, A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật A Mi Đà Phật, rất đẹp, nhưng tai không nghe, lúc chúng ta niệm pháp Thập niệm này, nếu thường xuyên có Vọng niệm xen vào, cho nên họ không thể giữ chữ Mi ở trong A Mi Đà Phật, lúc niệm đến chữ Mi có Vọng niệm xem vào, đừng nhấn mạnh tốc độ, cũng đừng nhấn mạnh số lượng, cũng đừng nhấn mạnh khoảng cách thời gian giữa các chữ với nhau, lúc nào nghe rõ ràng rồi thì lúc ấy đến chữ tiếp theo. Chúng ta nói nghe, tiếng Anh nói là: nghe nhưng không lắng nghe, tôi nghe rồi những không nghe thấy, vậy thì không được, đã nghe hơn nữa phải nghe vào, thật đã nghe vào chưa? Cho nên nhất định phải nghe, hơn nữa phải nghe vào, không nghe vào thề không dừng nghỉ, tôi không nghe rõ ràng chữ này thì tôi không đi đến chữ tiếp theo, tôi không nghe rõ ràng chữ này thì tôi không đi đến chữ tiếp theo, tôi không thể chính mình lừa gạt chính mình, trên Đệ Tử Quy nói rằng: “Chớ tự hại, đừng tự bỏ, Thánh cùng Hiền, đều dần đến”, là nói điều gì? Niệm Phật chính là vận dụng Đệ Tử Quy, câu Phật hiệu này của chư vị, thì chư vị phải làm đến ba điều rõ ràng, chư vị làm đến ba điều rõ ràng, thì chư vị là không tự hủy hại, không tự bỏ, Thánh cùng Hiền, trên Đệ Tử Quy giảng, Thánh Hiền là Thánh Hiền của thế gian, mà còn không thể tự hủy tự bỏ, càng huống hồ chúng ta là người dùng câu Phật hiệu này đến Tây Phương làm Phật? Thì càng không được tự hủy tự bỏ nữa, chúng ta cần phải khăng khăng, chúng ta cắn chặt răng trụ ở tai, cắn chặt nơi câu Phật hiệu này, không đạt mục đích thề không ngưng nghỉ. Nghe từng chữ từng chữ một, một câu tôi nghe không rõ ràng, thì tôi rõ ràng từng chữ, tôi nghe rõ ràng một chữ, tôi nghe rõ ràng hai chữ, tôi nghe rõ ràng một câu thì tôi là một câu, là được nuôi dưỡng như vậy. Chúng ta từ lâu dài đến nay, vô thỉ vô minh, ở sáu đường luân hồi, tâm quá tán loạn rồi, lại thêm sự ô nhiễm của ngày nay. Chúng ta không bỏ sức lực lớn, không dùng phương pháp Thập niệm này của Đại sư Ấn Quang, chư vị xem, chúng ta xem những đánh giá của các Cư sĩ về Đại sư Ấn Quang, 修持之狠tu trì chi ngận”, họ dùng chữ “ngận”, lúc bình thường tu trì kiên quyết, nhập đạo rất sâu, tuyệt đối không thể rớt lại sau người. Hôm nay chúng ta phải học Đại sư Ấn Quang, “thành Phật thành Tổ, học Thánh học Hiền”, chính là phải đối đãi với câu Phật hiệu này một cách vô cùng nghiêm túc, sống ngay lập tức. Cho nên lát nữa chúng ta nghỉ một chút, tôi thấy rất nhiều đồng tu đều đi nhà vệ sinh, chính chúng ta dùng pháp Thập niệm này để nghe, nhớ kĩ, pháp Thập niệm của Đại sư Ấn Quang, không nói niệm Phật nhiều số thì đến Tây Phương, không nói niệm Phật nhanh thì đến Tây Phương, mà nói ba điều rõ ràng, đảm bảo đến Tây Phương. Vậy chúng ta giảng trước nửa đoạn trên đến đây, mọi người nghỉ ngơi, lát nữa chúng ta giảng tiếp, được không? Cảm ơn mọi người.

        Kính thưa chư vị Pháp sư, chư vị khách quý, chư vị đồng học, chúc mọi người buổi chiều vẫn tốt lành. Đây có mấy vấn đề liên quan đến pháp Thập niệm, tiếp theo chúng ta tiếp tục thảo luận, vấn đề về pháp Thập niệm, ba điều tín nguyện hạnh là tư lương của vãng sanh Tịnh Độ, ba điều này có liên hệ nhất định, một tức ba, ba tức là một. Đại sư Ấn Quang nói: có tín nguyện mà không hạnh thì không đến được Tây Phương, có hạnh mà không tín nguyện cũng không đến được Tây Phương, có hạnh mà không tín nguyện chính là nói, chư vị nắm chắc pháp Thập niệm rồi, tôi dùng pháp Thập niệm để niệm, nhưng chư vị không có tín, không có nguyện, thì chư vị cũng không đến Tây Phương được.

        Cho nên pháp Thập niệm không phải nói tôi niệm theo pháp Thập niệm, thì tôi có thể đến Tây Phương, đó là quan hệ gì? Chính là pháp Thập niệm là huấn luyện chúng ta, mong muốn đến Tây Phương, không mất đi nguyện lực này, nếu chúng ta không nuôi dưỡng một thói quen niệm Phật mạnh mẽ có lực, nếu công phu của chúng ta không đắc lực, thì vào lúc chúng ta sắp ra đi, nguyện của chúng ta sẽ bị mất đi. Hễ chư vị mất đi, thì A Mi Đà Phật liền không cảm ứng đạo giao với chư vị nữa, cho nên mục đích niệm Phật của chúng ta, là nói phải luyện tập sức mạnh này của chúng ta, không được đánh mất nguyện này. Chư vị nói tôi niệm Phật niệm được vô cùng tốt, mà tôi không mong muốn đến Tây Phương, vậy nhất định chư vị không đến được Tây Phương. Cũng không thể nói tôi niệm Phật niệm được tốt, niệm được rõ ràng pháp Thập niệm, đúng không, là tôi có thể đến Tây Phương, vậy thì không được. Ba điều tín nguyện hạnh, liên hệ của ba điều này, nếu chúng ta bắt đầu nói từ chính diện, thì đã có tín nguyện, tôi tin sâu nguyện thiết, vậy chư vị nhất định sẽ chăm chỉ niệm Phật, bởi vì điều gì? Bởi chư vị mong muốn đến Tây Phương, chư vị vô cùng muốn đi, cho nên muốn đi thì chư vị sẽ nghiêm túc niệm Phật, bởi vì chư vị biết chư vị không niệm Phật thì chư vị không đi được. Chư vị nói vậy tình huống mà chúng ta hiện nay đang phải thảo luận là gì? Đa số người, đại đa số người, có một nhóm người học Phật như vậy, chính là tín nguyện có, chư vị không thể nói họ không có, nếu chư vị nói họ không có thì họ không vui, đã học Phật bao năm như vậy rồi, chư vị nói làm sao tôi không tin Tây Phương, tôi đương nhiên tin, chư vị nói làm sao tôi không mong muốn đi, tôi đương nhiên [muốn] đi. Nhưng tóm lại là tín nguyện không kiên định.

        Lúc tín nguyện không kiên định, rất nhiều người nói, được rồi, tôi tạm thời đừng niệm Phật, tôi xây dựng nên tín nguyện của tôi trước, sau đó tôi lại niệm Phật, giống như bài học đầu tiên là tín nguyện, bài học thứ hai mới là hạnh, kỳ thực đó là không đúng. Chúng tôi thường hay có ví dụ, ví như chư vị nói mẹ tôi ở Thiên Tân, ví như nói mẹ tôi ở Thiên Tân, vậy tôi tin mẹ tôi ở Thiên Tân, tôi cũng mong muốn đến Thiên Tân thăm mẹ mình, chư vị thấy tôi có đủ tín và nguyện, vậy tiếp theo tôi phải làm sao? Tôi mua vé tàu, tôi liền đi tàu đến Thiên Tân, vậy không phải là được rồi sao? Sau khi đã đến Thiên Tân, thì chứng điều tin, mãn điều nguyện, đã đến Thiên Tân rồi, tôi vừa thấy mẹ tôi ở đấy, chứng minh điều tôi tin là thật, thật có Tây Phương, cũng chính là đã thỏa mãn nguyện vọng đến Tây Phương của tôi, là tôi đã đến Thiên Tân rồi, tôi tin mẹ tôi ở Thiên Tân, tôi mong muốn đến Thiên Tân gặp mẹ tôi, tôi vừa đi mua vé tàu rồi, dùng hạnh để chứng minh niềm tin của tôi, để mãn nguyện của tôi, ba điều tín nguyện hạnh là có liên hệ ấy.

        Vấn đề ngày nay của chúng ta là gì? Không có tin sâu nguyện thiết, trôi nổi, thong thả, nhởn nhơ, chính là vô cùng thong thả mà hiện nay người thông thường chúng ta nói, chính là không phải là rất tin sâu, cũng không phải là rất nguyện thiết, nhưng có một chút, lúc này phải làm sao? Chúng ta dùng ví dụ này để nói, mẹ tôi ở Thiên Tân, việc này tôi cũng không tin tưởng, mọi người đều nói ở Thiên Tân, không phải rất tin, mong muốn đi sao? Tôi cũng không tin mẹ tôi ở Thiên Tân, thì có gì mà tôi mong muốn đi hay không? Tôi cũng không có nguyện vọng lớn, vậy được rồi, tôi tin cũng không sâu, nguyện cũng không thiết, tôi là bạn của chư vị, tôi mua vé cho chư vị trước, chư vị tạm thời cứ theo tôi đến Thiên Tân một chuyến được không? Được, vậy thì tôi mua vé tàu, tôi đến Thiên Tân trước, đã đến Thiên Tân rồi, thì phát hiện mẹ thật ở đấy, chư vị xem tin của tôi cũng có rồi, nguyện của tôi cũng thực hiện rồi. Cho nên hiện nay chúng ta không thể đi đến đó, bởi “tin sâu nguyện thiết, chấp trì danh hiệu”, con đường này đối với chúng ta mà nói, có thể đồng tu thông thường, họ chính là tin sâu nguyện thiết, công phu Phật hiệu đắc lực.

        Nếu hạng học Phật thời gian ngắn như chúng ta, vướng rất nhiều sự việc thế gian, không đạt được tin sâu nguyện thiết, thì lãnh hội của tôi là với việc như vậy, nên bắt đầu niệm Phật trước, trước khởi niệm Phật lên, cứ niệm niệm mãi, thật sự thì giống như Đại sư Ấn Quang nói: “Chướng tận phước đầy, nghiệp tiêu trí rạng”. Vì sao chư vị không tin Tây Phương? Bởi chư vị có chướng ngại, vì sao chư vị không muốn đi? Bởi chư vị không có phước. Vậy Tây Phương đích thực là có, “A Mi Đà Phật thị hiện đang thuyết pháp”, cũng là sự thực, vì sao đến chỗ chư vị thì không tin, thế giới Tây Phương Cực Lạc thù thắng như vậy, Đại Kinh Giải của Sư phụ cũng đều đã nghe rồi, giảng được rất rõ ràng, rõ ràng không gì hơn, làm sao giống như chỉ cảm thấy không tìm được cảm giác của chính mình? Là cảm thấy giống như nghe một câu chuyện vậy, câu chuyện Tàu Nô-ê dường như không có liên hệ với chính mình, đây chính là trong Phật môn nói chư vị có chướng ngại, ngăn trở chư vị rồi, chúng ta làm sao để bỏ chướng ngại ấy đi? Chính ở ngay trong câu Phật hiệu này, tận dụng pháp Thập niệm, cứ niệm tiếp mãi thì nguyện tâm tự phát, niệm mãi niệm mãi thì người càng ngày càng thận trọng, thì người ngày càng đáng tin. Nếu về lời nói làm việc, cử tâm động niệm thì ngày càng quy củ, thật sự là không thể nghĩ bàn, chính là lâu dài, là căn cứ theo điều đã nói trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, loại huân tập trường kỳ ấy, dùng một câu Phật hiệu đem tâm nghiệp thức này của chúng ta, thức chính là Vọng tưởng, nghiệp chính là việc làm, tâm nghiệp thức, rèn luyện lâu dài thì đã huân thành Như Lai Tạng tâm, Như Lai Tạng, Diệu tâm. Chúng ta phải tin tưởng điều này, tâm của chúng ta sở dĩ ô nhiễm như ngày nay, chính là bị loại tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, huân tập đi huân tập lại, sau cùng biến thành như vầy. Hiện nay chúng ta cần thêm cường độ lớn huân tập lại, xuất trần vẫn tịnh, xuất ra từ ngay trong trần, về đến Nhất Chân Pháp giới vô cùng trong sạch của chúng ta.

        Cho nên thực sự Vọng niệm là một loại tập khí, Vọng niệm là một loại tập khí, chúng ta quá quen thuộc có Vọng niệm rồi, một phút chúng ta cũng không ngừng nghỉ, một giây cũng không ngừng nghỉ, hiện nay chúng ta phải trở về đạo ấy mà hành, dùng câu Phật hiệu A Mi Đà Phật này, cắt đứt Vọng niệm của chúng ta, đánh mất thời gian của chúng ta, triệt để đuổi Vọng niệm này ra ngoài, thời gian lâu rồi, dần dần thì thói quen không có Vọng niệm nữa. Hơn nữa chư vị niệm theo pháp Thập niệm, chư vị lại có Vọng niệm, thì chính chư vị khó chịu, hiện nay chúng ta không có Vọng niệm thì cảm thấy khó chịu, chư vị điều gì cũng không muốn, không qua những ngày tháng ấy, chư vị nói điều gì tôi cũng không muốn, thì làm sao qua được ngày tháng ấy? Sau khi chư vị dần dần niệm Phật rồi, thực sự là trừ A Mi Đà Phật ra thì chư vị không có gì cả, là giống như Đại sư Ấn Quang đã nói ở trong Văn Sao, không không bao la chỉ có một câu Phật hiệu ở trong tâm, thời gian lâu rồi, đột nhiên sau khi một Vọng niệm đến, chư vị sẽ vô cùng khó chịu, chư vị không bằng lòng tiếp nhận Vọng niệm ấy, đó chính là chuyển nghiệp thành nguyện, đem thân nghiệp báo của chư vị chuyển thành nguyện lực của chư vị.

        Cho nên mọi người chúng ta đối với pháp Thập niệm, tôi cảm thấy chính là lúc Trung Hoa cải cách mở cửa, mới bắt đầu thảo luận triệt để có nên cải cách mở cửa hay không? Từ giới Lý luận, giới Kinh tế, giới Học thuật, giới Chính trị, các phương diện đều đang phát biểu ý kiến, rốt cuộc cải cách tốt hay không cải cách là tốt? Vân vân những thứ ấy, xây dựng đặc khu Thâm Quyến rốt cuộc là tốt hay không tốt? Thảo luận, lúc ấy Đồng chí Đặng Tiểu Bình vô cùng anh minh, liền nói đừng thảo luận nữa, thảo luận cũng không thảo luận ra kết quả, làm trước rồi hãy nói, đi ra trước. Đó là vô cùng chính xác, hôm nay chúng ta thảo luận về liên hệ gữa pháp Thập niệm và tín nguyện hạnh, liên hệ của tín nguyện hạnh, chúng ta thà dùng thời gian để thảo luận về điều ấy, tôi kiến nghị mọi người không trở ngại việc niệm trước, niệm Phật tóm lại là không sai, từ hơn 1700 năm Tịnh Độ tông truyền đến nay, không có một Tổ sư Đại đức nào không bảo chúng ta niệm Phật, đức Phật ở trên Phật Thuyết A Mi Đà Kinh, trên Kinh Vô Lượng Thọ, trên Kinh Quán Vô Lượng Thọ đều nhắc đến phải niệm Phật, cho nên niệm Phật là không sai, đồng thời pháp Thập niệm là không sai, bởi vì đó là do Đại sư Ấn Quang đề xuất ra, đó có thể nói là như đinh đóng cột, sẽ không ra sai lầm. Cho nên niệm Phật mà còn dùng pháp Thập niệm để niệm Phật, chúng ta trước đề khởi niệm, đó đã là pháp không thể nghĩ bàn, chúng ta hãy xem rốt cuộc là không thể nghĩ bàn như thế nào? Rốt cuộc có thể mang đến cho chúng ta hiệu quả không thể nghĩ bàn như thế nào? Chư vị nói pháp ấy vừa lớn vừa nhỏ, vừa sâu vừa cạn, chư vị xem pháp ấy rất nhỏ đến trình độ nào? Chư vị xem rất sâu đến trình độ nào? Lớn, lớn đến trình độ nào? Nhỏ, nhỏ đến trình độ nào? Chư vị là một người thực tiễn, chúng ta có ví dụ, Huấn luyện viên dạy chúng ta bơi, chúng ta là Học viên, chúng ta không xuống dưới nước, chúng ta cứ đứng trên bờ thảo luận, động tác, hít thở, nín thở thế nào, vậy thì có tác dụng gì?

(Hết tập 1)

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều sanh nước Cực Lạc

Sớm viên thành Phật quả

Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Mi Đà Phật.

Trả lời 0