Responsive Menu
Add more content here...

Tập 2 – Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu

 

SA-DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU
 TẬP: 2

Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập.

Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng.

Giảng tại: Chùa Viên Minh, Hương Cảng.

Thời gian: Ngày 16 tháng 8 năm 2012.

Dịch giả: Thích Thiện Trang.

Địa chỉ email: [email protected]

Kênh YouTube: Thiện Trang Văn Trang

 

          Kính chào quý vị Pháp sư, quý vị đồng tu, chúc mọi người tốt lành! Chúng ta tiếp tục học tập Sa-di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu. Vừa đã nói đơn giản, rõ ràng cho mọi người rồi. Vì sao chúng ta cần phải học tập Sa-di Luật Nghi, và nên học tập như thế nào. Bây giờ, chúng tôi chính thức khai giảng theo bộ tài liệu của Đại sư Ngẫu Ích, mọi người đều có bộ tài liệu trên tay. Bộ tài liệu này là sách Giới pháp Sa-di có thể nói là bản rất hoàn thiện, đây không phải tôi nói mà Luật sư Hoằng Nhất nói. Ngài nói “Giảng giải Luật Sa-di cho người sơ học nên sử dụng sách này”. Tức là sách Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu do Đại sư Ngẫu Ích biên soạn, Ngài nói đây là bản chú thích Giới pháp Sa-di hoàn thiện nhất. Vì vậy, chúng ta lựa chọn tài liệu này.

          Thông thường, học Sa-di Luật Nghi đều dùng bản thời triều Minh của Đại sư Liên Trì là Sa Di Luật Nghi Yếu Lược, Ngài Luật sư Hoằng Tán vào triều Thanh có một bản chú giải rất chi tiết gọi là Tăng Chú, bộ tài liệu đó được lưu thông rất rộng rãi. Nhưng Đại sư Hoằng Nhất trong luật học Vấn Đáp Thập Chương, có đề xuất rằng: “Đại sư Liên Trì là Đại đức của Tịnh độ tông, Ngài là tổ thứ 8 của Liên tông, Đại sư Ngẫu Ích là tổ thứ 9, Đại sư Liên Trì tuy về phương diện Tịnh độ rất chuyên sâu, nhưng về Luật học thì Ngài không chuyên sâu bằng, do đó trong khi biên soạn Sa-di Luật Nghi Yếu Lược, có rất nhiều chỗ là Ngài lấy ý của mình để phán xét mà không hoàn toàn y chiếu theo văn Kinh của Luật tạng”. Đương nhiên Ngài làm điều đó không có vấn đề, vì Đại sư Liên Trì đa số học tập nguyên văn Kinh của Luật tạng, Ngài thêm và chỉnh lí cho phù hợp, một vấn đề nhỏ đều không có. Nhưng đối với nhiều vấn đề thuộc về phương diện khai già trì phạm thì không có nói rõ ràng, chi tiết.

          Đại sư Ngẫu Ích trong Chú sớ của Ngài có đề cập rằng “Đại sư Liên Trì chuyên hoằng Tịnh độ, nhưng đối với Luật học thì sảo sơ”, sơ là gần với khai thông, tức là không thực thâm sâu, chưa đạt đến thâm sâu. Tuy nhiên Đại sư Ngẫu Ích đối với Ngài Đại sư Liên Trì rất kính phục, Ngài là học theo Đại sư Liên Trì, chưa có gặp mặt Đại sư Liên Trì, nhưng Ngài đọc những tác phẩm của Đại sư Liên Trì, học tập theo Đại sư Liên Trì, làm đệ tử Tư thục của Đại sư Liên Trì. Sau khi Ngài Đại sư Liên Trì đã vãng sanh, đệ tử Cổ Đức của Ngài là thân giáo sư của Đại sư Ngẫu Ích, do đó Ngài cũng thuộc về đệ tử tái truyền của Đại sư Liên Trì. Đương nhiên Đại sư Ngẫu Ích không chỉ rất tôn trọng đối với Đại sư Liên Trì mà còn cực kỳ tôn kính, nhưng không có một chút tình chấp. Đây là điều rất đáng quý trọng của các vị cổ Đại đức, không phải nói đó là Sư phụ của tôi, thì khẳng định Ngài là thập toàn thập mỹ. Không có chuyện như vậy.

          Trên phương diện giới luật, Đại sư Liên Trì xác thật nghiên cứu không chuyên sâu bằng Đại sư Ngẫu Ích, lời Ngài Đại sư Ngẫu Ích nói là chân thật. Nếu không, vì sao Ngài lấy Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì làm cơ sở, còn y theo Luật tạng để trùng tân biên tập thành Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu nữa? Đương nhiên là bản sau đã được nâng lên một bậc, gọi là sau thì hơn trước. Trong lời nói đầu của Sa-di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu, Đại sư Ngẫu Ích cũng đề ra rằng, “Trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì có phần hơi châm chước, vì phù hợp với thời cơ”, tức là để thuận lợi tiếp dẫn những người mới học, “Nhưng các pháp khai già nặng nhẹ sám hối thì còn chưa rõ ràng”. Tức là không có nói rõ ràng, giới luật đều có khai già trì phạm, có những tội có thể sám hối, có những tội không cho sám hối, những điều này đều không có nói rõ ràng. Do đó, Đại sư Ngẫu Ích bất đắc dĩ, lại làm biên tập một lần nữa. Đương nhiên, làm càng được hoàn thiện hơn. Bởi vậy, chúng tôi giảng Sa Di Luật Nghi, thì chọn dùng bộ tài liệu của Đại sư Ngẫu Ích, đó cũng là điều mà Đại sư Hoằng Nhất đặc biệt khuyến nghị.

          Trước tiên chúng tôi giảng đề Kinh, tuy sách này vốn không phải là Kinh, từ đầu đến cuối không phải do chính miệng Phật nói, mà đây là do Đại sư Ngẫu Ích hội tập. Đây là một bộ sách hội tập, mỗi một câu đều có xuất xứ từ nguyên văn Kinh. Do đó, sách này cũng như là Kinh điển, đây là bản hội tập. Vì vậy, có những người phản đối bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ, là hoàn toàn không có đạo lý, Tổ sư Đại đức đều làm bản hội tập, bộ Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì là bản hội tập, bộ Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu của Đại sư Ngẫu Ích cũng là bản hội tập. Chúng ta học tập những bộ tài liệu này, thì phải xem đó là Kinh điển mà học tập. Đầu tiên, chiếu theo quy củ của giảng Kinh, chúng tôi trước giới thiệu đề Kinh tức là Danh đề, sau đó giới thiệu Nhân đề, tức là tác giả đã biên tập bộ sách, sau đó lại tiến vào chánh văn để học tập.

          Đề mục của sách là Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu. Đầu tiên giảng chữ “Sa-di”, Sa-di là người vừa mới thế độ xuất gia, vẫn chưa thọ giới Tỳ kheo, chỉ đã thọ qua 10 giới Sa-di, người như vậy gọi là Sa-di. Sa-di là Phạn ngữ, là dịch âm qua. Phạn ngữ Anh văn gọi là Sramnera, phiên dịch thành Sa-di, âm đọc rất gần giống, ý chỉ cho người xuất gia chưa thọ giới Cụ túc.

          Sa-di chia làm 3 bậc, tức là 3 loại hình, căn cứ theo năm tuổi để chia. Thứ nhất, từ 7 đến 13 tuổi, đây là căn cứ theo hư tuổi (tức tuổi ta) mà nói, nếu chúng ta nói theo tuổi thật (tức tuổi tây) hiện nay là 6 đến 12 tuổi. Bởi vì chúng tôi thấy trong đây có vị xuất gia ngắn hạn, nhỏ nhất là 6 tuổi, hư tuổi là 7 tuổi, vừa đúng thuộc về một loại Sa-di, bậc Sa-di này gọi là Khu ô Sa-di, khu là xua đuổi, ô là con quạ. Ý nghĩa như thế nào? Xuất gia rồi, thời gian đầu trong chùa cần phải tu phước, tức là làm việc, nhưng nhiều công việc nặng các chú bé này đều không làm được, thì phải làm sao? Tăng đoàn không có thể để cho những người chỉ ăn cơm, không làm mà chỉ ăn thôi là hưởng phước, hưởng phước thì hết phước. Tùy tiện ăn cơm của Tăng đoàn, thì phước báo sẽ tiêu mà không sinh ra. Bởi vậy, cần phải cho họ làm việc chút ít, thay thường trụ phục vụ, có thể thay thế thường trụ phục vụ là tu phước báo lớn. Vừa mới xuất gia thì rất cần tu phước, có phước thì quý vị tu hành mới có thể thuận lợi, ít gặp chướng ngại. Những bạn nhỏ này sai vào bếp xào rau thì họ không làm được, cũng không sai họ làm quản lý phòng kho được, vậy làm được công việc gì? Nên để các bạn nhỏ đến sân phơi lúa gạo, vân vân mà đuổi quạ hay những loài chim. Đạo tràng vào thời cổ, đa số đều phải tự canh tác trồng trọt, sau đó thu hoạch để tự cung tự túc, những thứ thu hoạch như lúa gạo cần phải phơi khô, có khi quạ đến ăn, những bạn nhỏ chuyên đi đuổi quạ cũng là vì thường trụ phục vụ, đây là bậc Khu ô Sa-di.

          Từ những điều trên, chúng ta có thể hiểu nên cần phải phát tâm vì thường trụ mà làm việc, xuất gia tu hành đầu tiên phải cống hiến, không phải là đến để hưởng thụ. Cho nên, những đồng tu chúng ta, có vị xuất gia ngắn hạn, có vị thọ Bát quan trai giới, tôi và những đồng tu công quả tình nguyện đều đề xuất tốt nhất để mỗi quý vị đều tham gia lao động, đó là giúp mọi người không tiêu mất phước báo. Quý vị đến đây là tu phước, không phải đến để tiêu phước, mọi người thấy có công việc, thì cần phải cố gắng nỗ lực làm nhiều. Trong báo cáo ngày hôm qua, chúng tôi thấy có hai cháu nhỏ, một là mười mấy tuổi, vị khác đại khái chưa đến 10 tuổi, các cháu phụ trách rửa bát, lấy những cái bát của mọi người ăn đem rửa sạch, làm khô và cho lại vào thùng. Công việc này đối với các cháu rất là nặng nhọc, rất đáng được tán thán. Đó là giảng bậc Sa-di thứ nhất.

          Bậc Sa-di thứ hai là tuổi từ 14 đến 19, đều dựa vào hư tuổi, gọi là Ứng pháp Sa-di. Đây là lứa tuổi rất tốt rồi, họ có những suy nghĩ hiểu biết của người bình thường, cũng chính chắn hơn, có khả năng học tập rồi. Đây cũng là khoảng thời gian cần phải bồi dưỡng họ thật tốt. Cho nên, họ có thể tiếp tục vì thường trụ đạo tràng phục vụ, làm việc, đồng thời cần phải bắt đầu tu tập thiền tụng. Thiền là thiền định, đó là thời công khóa. Tụng là những thời khóa tụng Kinh, họ cần phải thuộc lòng, như 5 thời công khóa, họ cần phải tranh thủ học cho thuộc lòng. Ở tuổi nhỏ, việc học thuộc lòng rất dễ dàng, như tôi nghe nói trong chúng ta đây có một cháu khoảng 6, 7 tuổi đã có thể thuộc lòng Kinh Vô Lượng Thọ. Tuổi trẻ thì học thuộc lòng rất dễ dàng, qua đến 40 tuổi thì khả năng nhớ giảm đi nên rất khó học thuộc. Do đó, khoảng mười mấy tuổi thì học thuộc lòng tốt nhất. Theo cách giáo dục trẻ nhỏ thời xưa của Trung Hoa thì rất phù hợp.

          Trung Hoa giáo dục trẻ nhỏ từ Tiểu học lên đến Thái học, Thái học chính là Đại học, không có Trung học. Tiểu học là 7 năm đầu tiên học quy củ khuôn phép, và học thuộc lòng sách. Đó là nền tảng, những sách như Tứ Thư đều phải học thuộc lòng, Đệ Tử Quy ắt phải làm được. Từ 7 đến 13 tuổi, thì học thuộc được rất nhiều Kinh điển, Kinh, Sử, Tử đều được trích ra, do vị thầy trích ra để cho học trò học thuộc, đến 13 tuổi thì cơ bản đều đã thuộc hết. Sau 13 tuổi thì thầy giáo bắt đầu giảng giải cho họ, bởi vậy họ đã học thuộc hết rồi, tất cả đều nằm lòng, thầy giáo giảng giải cho họ, thầy giáo cũng thuộc nhuần nhuyễn. Giảng giải như thế nào? Là rất sống động hoạt bát, thầy cùng trò du sơn ngoạn thủy, đệ tử thì mang theo đồ ăn thức uống, đi theo thầy. Cho nên “Có gì ngon, dâng thầy trước”, để thầy ăn trước, phụng sự Sư trưởng. Đi đến đâu thì giảng cho học sinh đến đó. Nên rất nhiều Di tích thắng cảnh đều có rất nhiều đạo lý, liên quan đến các bộ phận điển tích, Kinh, Sử, Tử, thầy giáo rút ra để giảng dạy. Bởi vì học sinh đều đã thuộc lòng, nên thầy giáo giảng trong sách ở trang nào, hàng nào, thì học sinh đều biết được, thầy giáo và học sinh đều không mang theo sách, rất là tự tại. Thời gian này, giảng cho họ thì họ có thể thông đạt, có thể giác ngộ, khai ngộ. Học Kinh Phật cũng như vậy, từ Ứng pháp Sa-di trở đi thì cần phải nỗ lực thuộc lòng Kinh điển, Kinh điển Phật pháp rất nhiều, nếu như có khả năng, thí dụ như có thể học thuộc được Kinh Hoa Nghiêm, thì tương lai có thể truyền học Hoa Nghiêm. Thuộc lòng chắc Kinh Pháp Hoa thì tương lai truyền tông Pháp Hoa. Những nền tảng đó làm tốt rồi, tuổi nhỏ rèn luyện tốt, thì đến lúc trưởng thành học chuyên một môn đều có thể khai ngộ.

          Bậc thứ 3 của Sa-di là từ 20 tuổi đến 70 tuổi, gọi là Danh tự Sa-di, đây là đã qua lứa tuổi học pháp tốt nhất, nhưng chưa phải là muộn. Tròn 20 tuổi, theo đúng giới luật của Phật, thì đã có thể thọ giới cụ túc, tức là giới Tỳ kheo, đủ để thành Đại tăng, Sa-di là Tiểu tăng. Đại tăng là đã thọ giới Tỳ Kheo. Căn cứ Luật Tứ Phần thì chúng nam là Tỳ kheo có 250 điều giới luật, chúng nữ là Tỳ kheo ni có 348 điều giới luật, họ cần phải thọ và học các giới đó, cần phải học thuộc nhuyễn các điều giới, đều phải làm được. Những người đó thật sự là nhân tài ưu tú của Phật pháp, đều là xây dựng tốt nền tảng từ nhỏ. Vì sau 20 tuổi đáng lẽ thọ giới cụ túc, nhưng vừa mới xuất gia, thì cần phải thọ 10 giới Sa-di, học giới Sa-di, sau đó trước học giới Tỳ kheo, tương lai khi có nhân duyên lại thọ giới Tỳ kheo. Vì vậy, 20 tuổi thật sự là đã trải quan lứa tuổi làm Sa-di rồi. Cho nên, tôi nghĩ đến chính mình thì rất hổ thẹn, tôi 39 tuổi mới xuất gia làm Sa-di, đợi đến tương lai thọ giới Tỳ kheo, mới có thể thật sự thành Tăng nhân, thuộc về dòng Tăng. Bởi vì Sa-di vẫn chưa thuộc về dòng Tăng.

          Vừa rồi giảng 3 bậc Sa-di, thứ nhất là Khu ô Sa-di, thứ hai là Ứng pháp Sa-di, thứ ba là Danh tự Sa-di, đều có tên riêng, nhưng thật ra là không thật riêng. Còn có kiểu phân bậc khác, một gọi là Hình đồng Sa-di, một gọi là Pháp đồng Sa-di. Hình đồng Sa-di là đã thế phát trên người mặc trang phục xuất gia, với hình thức như vậy, giống như Sa-di, nhưng chưa có thọ 10 giới, tức là chỉ có hình tướng, không có thật chất, chưa có pháp, họ thật là chưa thuộc về Sa-di, nên gọi là Hình đồng Sa-di. Pháp đồng Sa-di là đã thọ 10 giới rồi, nên gọi là Pháp đồng. Như quý vị có tướng hảo người xuất gia trong kỳ xuất gia này, hôm qua đều đã cạo tóc, mặc lên y phục Tăng, nhưng cho đến sáng nay chưa thọ 10 giới, thì quý vị là Hình đồng Sa-di, từ lúc thọ 10 giới trở về sau, được gọi là Pháp đồng Sa-di. Còn những vị chuẩn bị xuất gia lâu dài, có 19 người, hiện nay đã cạo tóc rồi đều là Hình đồng Sa-di. Thật ra còn một tầng nghĩa sâu nữa, chúng ta dù đã thọ 10 giới Sa-di rồi, nhưng có thể chỉ là Hình đồng Sa-di, tại sao vậy? Quý vị không làm được 10 giới Sa-di, nên chỉ là hữu danh vô thực, chỉ là hình tướng, không có thật chất. Do đó, quý vị thật sự đắc giới mới được gọi là Pháp đồng, ở trên Pháp giống Sa-di, đây là xứng đáng với danh hiệu của Sa-di. Xuất gia có 5 chúng, gồm: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa-di, Sa-di ni, và chúng nữ đã thọ giới Sa-di rồi, trong hai năm còn phải học nữ pháp, gọi là Thức xoa ma ni, sau khi thọ giới Thức xoa ma ni, còn phải trải qua hai năm mới có thể thọ giới Tỳ kheo ni. Đó là tổng cộng có 5, gọi là Ngũ chúng xuất gia, đây đều là thường thức Phật học. Đó là giới thiệu đơn giản về Sa-di.

          Thứ hai, giới thiệu Thập giới, 10 giới mọi người xem mục lục sách đều rất rõ ràng. Trong bộ sách chúng ta cầm có hai phần, phần một là Thập giới môn, phần hai là Oai nghi môn. 10 giới là: không sát sanh; không trộm cướp; không dâm dục; không vọng ngữ; không uống rượu; không mang trang hoa thơm, bôi hương lên thân; không được ca múa trổi nhạc và đi xem nghe; không ngồi giường cao rộng lớn; không ăn phi thời; không giữ vàng bạc vật báu. Đó là 10 giới. Bát quan Trai giới thì gồm 9 điều đầu tiên giống như vừa rồi. Đó là Thập giới môn. Oai nghi môn là phần thứ hai, đây không thuộc về giới mà thuộc về oai nghi, là quy cách từng lời nói hành động của chúng ta, gồm có 26 tiêu đề nhỏ, trên thực tế là 24 oai nghi. Từ 1 đến 24 đều thuộc về oai nghi, rất tỉ mỉ, gồm kính bậc thầy lớn như thế nào, thờ phụng thầy ra làm sao, theo thầy đi ra ngoài thế nào, vào trong chúng làm sao, bao gồm ăn uống làm sao, lễ lạy thế nào, nghe pháp làm sao, học tập Kinh điển thế nào, đi vệ sinh làm sao, tắm rửa thế nào, đều có dạy quý vị. Cho nên, đó là giáo dục sinh hoạt đời sống, khá giống với giáo Lễ của Trung Hoa thời cổ. Nhà Nho chú trọng Lễ, Nhà Phật thì chú trọng Giới, không có Lễ thì không có Nho, không có Giới thì không có Phật. Muốn thật sự có Phật pháp thì ắt phải có người giữ giới, có người giữ quy củ. Từ 1 thẳng đến 24 đều thuộc về oai nghi, thọ cụ già nạn cũng thuộc về giới luật. 25, 26 là thuộc về thường thức, không thuộc về oai nghi, đó là kiến thức quý vị cần phải hiểu biết. Cho nên, thực tế chỉ nói 24 môn. Rất là giống với 24 môn oai nghi nói trong Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của Đại sư Liên Trì, đó là Thập giới Oai nghi.

          Phần sau “Lục Yếu”. Hai chữ này của đề kinh rất rõ ràng, theo y Luật Tạng tiết lục ra, biên tập lại, mỗi một câu đều là tinh yếu, bỏ đi các phần trùng lặp phức tạp, lấy phần quan trọng tinh yếu. Bởi vì nếu để nguyên thì rất nhiều phức tạp, chúng ta rất khó thuộc được, không tiện để thọ trì. Cho nên, Đại sư Ngẫu Ích rất là khổ tâm, đành phải kỹ càng tỉ mỉ chọn trích ra từ nguyên văn Kinh giới luật, làm vì để những người xuất gia chúng ta tu hành. Đây là những tinh yếu của giới luật và oai nghi. Đề Kinh giới thiệu đến đây thôi.

          Tiếp theo sẽ giới thiệu với mọi người Nhân đề, tức là tác giả biên soạn của bộ sách, là Đại sư Ngẫu Ích, tôi muốn dành nhiều thời gian để nói về cuộc đời của Ngài. Vì sao vậy? Ngài là người mà tôi rất kính ngưỡng, một vì đây là vị Đại đức của Tịnh tông, tôi cung kính Ngài không phải vì tôi cùng họ với Ngài là họ Chung, mà vì đức hạnh của Ngài, phẩm hạnh Ngài thật sự khiến tôi vô cùng kính trọng. Đương nhiên, họ thế tục của Ngài là Chung, cùng dòng họ với tôi, đó là một chút nhân duyên, cũng là đặc biệt thân thiết. Hai vì Đại sư Ngẫu Ích là Tổ thứ 9 của Tịnh độ tông. Chắc chúng ta đã đọc qua Kinh A Di Đà, Ngài đã chú giải Kinh A Di Đà gọi là Yếu Giải, được Đại sư Ấn Quang vô cùng tán thán rằng, dù cho Cổ Phật tái lai chú giải cho Kinh A Di Đà, cũng không qua được Yếu Giải của Đại sư Ngẫu Ích. Hay nói cách khác, cảnh giới của Đại sư Ngẫu Ích hoàn toàn chính là cảnh giới của Phật. Chúng ta có thể tin tưởng khả năng Đại sư Ngẫu Ích chính là A Di Đà Phật tái lai. Tuy thời đó thân phận của Ngài không bộc lộ, không biết thân phận thật sự của Ngài, nhưng từ khen ngợi của Đại sư Ấn Quang, chúng ta có thể tin tưởng. Đại sư Ấn Quang là Tổ thứ 13 của Tịnh độ tông, là vị Tổ gần nhất với chúng ta. Tương truyền Đại sư Ấn Quang là Đại Thế Chí Bồ Tát ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc  tái lai, Đại Thế Chí Bồ Tát là phụ tá của A Di Đà Phật. Ngài đã khen ngợi chú giải Kinh A Di Đà của Đại sư Ngẫu Ích là Cổ Phật tái lai để chú giải cũng không hơn được. Quý vị nghĩ xem, tôi nghĩ Đại sư Ngẫu Ích không ngoài A Di Đà Phật thì có khả năng là Quán Thế Âm Bồ Tát. Cho nên, chúng ta đặc biệt lưu ý các tác phẩm của Đại sư Ngẫu Ích.

          Đại sư Ngẫu Ích ra đời năm 1599, cách chúng ta hiện nay khoảng hơn 400 năm, Ngài sống vào cuối thời Triều Nhà Minh, đầu thời Triều Nhà Thanh, sinh ra thời Triều Minh, viên tịch vào thời Triều Thanh. Họ là Chung, tên là Tế Minh, là người tỉnh Giang Tô, lúc đầu Ngài là người ở Biện Lương, sau đó di cư đến Giang Tô là vùng đất Ngô xưa (thời Tam Quốc).  Lúc cha mẹ của Ngài cầu con trai, cha Ngài trì Chú Đại Bi 10 năm thì mộng thấy Quan Âm Đại sĩ đưa cho ông một đứa con trai, sau đó sanh ra chính là Đại sư Ngẫu Ích. Khi Ngài sanh ra thì cha mẹ Ngài đều đã hơn 40 tuổi rồi, trung niên mới có con trai, cha Ngài qua đời sớm, mẹ Ngài và Ngài có duyên khá dài. Đại sư Ngẫu Ích thật sự là một thiên tài, 12 tuổi Ngài đã thông Nho. Ngài có chí hướng đặc biệt, từ nhỏ đã tự mình gắng sức học đạo của Thánh Hiền, tự có trách nhiệm nối dòng mạch đạo thiên cổ, Ngài đã phát nguyện tiếp nối mạch đạo của Cổ Thánh Tiên Hiền, vì vãng Thánh kế tuyệt học, vì vạn thế khai thái bình. Lúc 12 tuổi, hư tuổi là 12, hiện nay chúng ta nói là 11 tuổi, Ngài đã có chí hướng như vậy. Bởi vì học Nho, nên Ngài đặc biệt ưa thích xem Trình Chu lí học, chịu ảnh hưởng của Chu Hi Chu Phu Tử rất sâu. Từ đầu Cha Mẹ Ngài đều tin Phật nên Ngài đã ăn chay từ nhỏ, ăn chay từ trong bụng mẹ. Nhưng đến năm 12 tuổi thì Ngài lại bắt đầu ăn mặn, Ngài thấy rằng Phật pháp không hay bằng Nho gia. Sau khi Ngài học Nho thì hủy báng Phật pháp, năm 12 tuổi Ngài đã viết hàng chục loại sách bài luận bài bác Phật, văn chương chuyên môn hủy báng Phật pháp, dẫn lý tranh luận. Ngài tỏ ra ngang tàng, nói chung là người muốn công kích Phật pháp, những văn chương Ngài viết ra hay không dễ gì làm được, 12 tuổi Ngài đã có thể viết ra hàng chục loại sách. Lúc đó, Ngài thường nằm mơ thấy gặp Khổng Tử, gặp Nhan Hồi, cùng đối thoại với nhau, là cảm ứng thật nhiều.

          Sau đó đến năm 17 tuổi, Ngài đọc được hai tác phẩm Tự Tri Lục và Trúc Song Tùy Bút đều do Đại sư Liên Trì trước tác, tự biết việc báng Phật của mình là sai lầm, chính mình đã tạo tội nghiệp. Cho nên, ngay tức khắc giác ngộ, liền đem mấy chục sách, văn chương hủy báng Phật pháp trước kia toàn bộ đốt hết. Chúng tôi tin tưởng đây đều là Phật Bồ tát làm thị hiện. Đến khi 20 tuổi, chú ý trong đây đều nói là hư tuổi (tức tuổi ta). 20 tuổi, Ngài đọc Luận Ngữ, đọc chương Nhan Uyên Vấn Nhân. Đây là những sách mà quá khứ tôi đã từng giảng giải một lần từ đầu đến cuối rất tỉ mỉ, như Luận Ngữ đây là, chương thứ nhất của thiên thứ 12 là Nhan Uyên Vấn Nhân. Khổng Tử nói với Nhan Uyên, “Khắc chế lấy mình trở về lễ thì là nhân”, quý vị có thể khắc chế hàng phục được phiền não tập khí của chính mình, có thể kiểm soát mọi hành vi ngôn ngữ, việc làm đều phù hợp với lễ, nhà Phật nói là phù hợp với giới, đó là hàng phục được phiền não của chính mình, đó chính là nhân. Do đó, nhân là cảnh giới của Thánh Hiền. Khổng tử nói: “Một ngày khắc chế mình, trở lại lễ thì thiên hạ sẽ trở về nhân, vì nhân do mình, chứ do người ư?”. Vì nhân thì phải hành đạo làm người, hành đạo của Thánh Hiền, toàn là việc của chính mình, không liên quan gì đến người khác. Không cần phải yêu cầu người khác, chủ yếu là tự cầu chính mình, khắc chế mình trở về lễ thì thiên hạ đều có thể trở về nhân. Kết quả, Đại sư Ngẫu Ích lúc tham cứu câu này, Ngài đọc Luận Ngữ thì thật sự là dụng công, đọc không hiểu, không thấu ngộ, nên quên ăn bỏ ngủ trong tham cứu, liên tục 3 ngày đêm không ăn cơm, không ngủ, để tâm suy nghĩ, khảo cứu vì sao mà một ngày khắc chế mình, trở lại lễ thì thiên hạ sẽ trở về nhân? Sau đó hoát nhiên đại ngộ, đốn ngộ được tâm học của Khổng Tử, tâm học của Nhan Hồi, Đại sư Ngẫu Ích đã đốn ngộ.

          Trên thực tế, sau khi học Phật, có tu dưỡng Phật pháp, thì đối với Nhà Nho, quý vị có thể thật sự hiểu được càng rõ ràng sâu sắc. Phật pháp nói với chúng ta, Biến pháp giới hư không giới do tâm ta mà hiện, do đó ta có thể quay trở về nhân, thì vũ trụ liền quay về nhân, đương nhiên thiên hạ cũng quay về nhân, vì nhân do mình, vì nhân do nhất tâm của chính mình, nên tâm quý vị quy nhân, cảnh giới thay đổi, thì toàn bộ vũ trụ cũng thay đổi quay về nhân. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, khi chính quý vị đầy đủ tất cả chủng trí, tức là thành Phật rồi, thì tất cả chúng sanh hữu tình, vô tình cũng thành Phật theo quý vị. Quý vị thành Phật rồi, thì thiên hạ vũ trụ toàn bộ chúng sanh đều đồng thành Phật đạo, đó không phải là thiên hạ đều quy nhân sao? Đó là tâm pháp, tất cả đều do tâm. Đại sư Ngẫu Ích lúc trước đó chưa có tu dưỡng thâm sâu Phật pháp, mà có thể ngộ đạo lý đến thế, thật đáng quý khó được, không phải là người thường. Sau khi Phụ thân Ngài qua đời, Ngài nghe được Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, thì phát tâm xuất thế, tức là phát tâm xuất gia. Sau đó Ngài tự mình chiêm quẻ xem tuổi thọ của mẹ Ngài, Đại sư Ngẫu Ích là một người con đại hiếu. Hỏi tuổi thọ của mẹ Ngài, nói đại khái là 62, ba lần đều gieo được như vậy. Sau đó Ngài liền đối trước Phật phát đại nguyện, nguyện giảm tuổi thọ của mình, lấy giảm công danh phước báo, giảm tuổi thọ của mình cho mẹ Ngài tăng thêm tuổi thọ, thật là người con hiếu.

          Đến năm 23 tuổi, Ngài phát 48 đại nguyện. Tôi đã xem 48 đại nguyện này rất giống với 48 đại nguyện của A Di Đà Phật, 23 tuổi thì đã có thể phát ra được đại nguyện. Tôi tin nhất định Ngài là A Di Đà Phật tái lai. Năm 24 tuổi, Ngài mộng thấy Đại sư Hám Sơn, người mà Ngài kính ngưỡng nhất, Đại sư Hám Sơn là Đại đức khai ngộ trong Thiền tông. Ngài mộng thấy Đại sư Hám Sơn nói, tiếc rằng gặp nhau quá trễ. Ngài mong gặp Đại sư Hám Sơn, thì làm sao không thấy được. Giống như rất nhiều đồng tu chúng ta, mong ước được gặp Lão Hòa thượng Tịnh Không, vì rất khó gặp mặt Ngài được một lần. Lúc đó, tâm tình của Đại sư Ngẫu Ích cũng như vậy, thì trong mộng gặp được, liền khóc vì tiếc rằng gặp nhau quá trễ. Đại sư Hám Sơn nói rằng đó là quả khổ, con không gặp ta đó là quả khổ, tại sao con không gặp ta, cần phải biết đó là nhân khổ tại đâu. Quý vị thấy nói Ngài hiểu rõ nhân quả. Ở trong mộng Đại sư Ngẫu Ích trả lời như thế nào? Ngài nói, đệ tử chí cầu thượng thừa, không nguyện nghe pháp Tứ đế. Tứ đế là giảng nhân quả, khổ tập diệt đạo, khổ tập là nói về nhân quả khổ thế gian, diệt đạo là nhân quả vui xuất thế gian, gọi là pháp Tứ đế, Tiểu thừa cần phải tu pháp này. Nhưng vì Đại sư Ngẫu Ích nói, con chí cầu thượng thừa, con không mong nghe pháp Tứ đế, đây là căn tánh không vừa. Kết quả, trong mộng Đại sư Hám Sơn nói với Ngài, Cư sĩ (lúc đó Đại sư Ngẫu Ích vẫn là cư sĩ), con có chí hướng lớn, chí hướng của con là vô cùng cao thượng. Ngài nói: “Tuy không như Hoàng Bách, Lâm Tế, song có thể như Nham Đầu, Đức Sơn”, bốn vị đó đều là Đại đức Thiền tông đã khai ngộ, Hoàng Bách, Lâm Tế rất nổi tiếng, Thiền tông như cây hoa năm cành, có một nhánh là tông Lâm Tế, đây là dòng Thiền rất hưng vượng, con cháu của dòng Lâm Tế khắp thiên hạ, đây là thành tựu rất cao. Ngài nói, tuy con không thể như Thiền sư Hoàng Bách, thiền sư Lâm Tế, tức là thành tựu không cao như vậy, nhưng con có thể khai ngộ như Ngài Nham Đầu, Ngài Đức Sơn. Đây đều là cảm ứng của Phật Bồ tát.

          Sau đó Ngài đi xuất gia, Ngài tìm Đại sư Hám Sơn để xuất gia, nhưng vì Đại sư Hám Sơn thật đã đi xa, lúc đó Ngài nương theo môn nhân của Đại sư Hám Sơn là Pháp sư Tuyết Lĩnh mà thế độ xuất gia. Khi xuất gia thì phát ba điều nguyện, thứ nhất “Chưa chứng vô sanh pháp nhẫn, thì không thu nhận đồ chúng”, tức là không thế độ cho người. Khi nào thì thế độ? Tôi chứng được vô sanh pháp nhẫn, tức là Pháp thân Đại sĩ, thành Phật rồi, tôi có thể thế độ người, khi chưa thành Phật thì không xuất gia cho người. Nguyện thứ hai: “Không lên cao tòa”. Thế nào gọi là cao tòa? Trong mỗi một đạo tràng chùa viện, vị trí của Hòa thượng, vị trí của Trụ trì gọi là cao tòa, hay nói cách khác Ngài nguyện không làm Trụ trì, không đảm nhận làm Phương trượng của đạo tràng. Nguyện thứ ba, “Thà chịu đói lạnh chết, chứ không tụng kinh lễ sám và hóa duyên để nuôi thân”, tức là thà nguyện chết chứ không đi hóa duyên, không làm Kinh sám Phật sự cho người để mưu sinh, tuyệt đối không làm những việc như vậy.

          Do đó, xem đến đoạn này, tôi rất cảm động, tôi cũng bắt chước Ngài, sau khi xuất gia tôi cũng phát 3 nguyện, cũng là chưa chứng vô sanh pháp nhẫn, thì không thu nhận đồ chúng, tôi không thế độ cho người. Nên hiện nay nghe có người hậu bối nói với tôi, thỉnh Pháp sư, Ngài có thể thế độ cho con được không? Tôi trả lời rằng, tôi không thế độ được. Khi nào thế độ được? Khi nào tôi vãng sanh thành Phật rồi tái lại lại thì tôi sẽ thế độ cho quý vị. Tôi cũng không truyền giới cho người, do tôi không thể lên Đàn giới làm Hòa thượng, làm A xà lê, làm Yết ma, tôi không làm những bậc đó. Vì sao vậy? Vì chính tôi không đắc giới, đây là tôi nói lời thật. Nguyện thứ hai, tôi không làm Phương trượng, không kinh doanh đạo tràng, tôi chỉ giảng Kinh thuyết pháp, ngoài ra những việc khác đều không làm. Bởi có người hỏi tôi, thầy có cần nên học Tam Thời Hệ Niệm để làm Hòa thượng Chủ pháp không? Tôi trả lời là tôi không đủ đức hạnh đó. Tôi không làm được Hòa thượng Chủ pháp tức cũng là được lên cao tòa. Nguyện thứ ba là, tôi thà chết lạnh chứ không hóa duyên, chết đói cũng không hóa duyên. Vậy lỡ ngày nào thật sự không có ăn uống thì phải làm sao? Tin tưởng rằng A Di Đà Phật sẽ đến tiếp dẫn tôi vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Vì vậy, thỉnh mọi người chứng giám cho tôi, tôi đã phát nguyện thì nhất định làm được, không làm được thì là lừa gạt người. Vì vậy, mọi người làm chứng giám cho tôi giữ tốt 3 điều nguyện, một đời tôi không quản người, không quản việc, không quản tiền, chỉ quản giảng Kinh thuyết Pháp.

          Sau khi Ngài xuất gia thì cùng một vị Pháp sư khá lớn tuổi, không phân biệt tuổi tác, kết giao thành bạn thân. Năm 30 tuổi trở đi, mỗi khi có người thỉnh Đại sư thế độ cho, Ngài không thế độ cho người, Ngài đều tìm vị kết giao đó, gọi là Tâm Y Pháp chủ, mời đến để thế độ, trao giới Sa-di, Ngài tự mình không thế độ cho người. Tôi thấy đây là phương pháp rất tốt, nếu như có cần người thế độ, thì tôi sẽ giới thiệu cho quý vị theo Lão Hòa thượng Sướng Công, Ngài thế độ cho quý vị thì tuyệt đối không có vấn đề. Bởi tôi là do Lão Hòa thượng Tịnh Không giới thiệu tôi theo Sướng Công xuất gia, tôi cũng giới thiệu quý vị xuất gia theo Sướng Công.

          Đại sư Ngẫu Ích năm 24 tuổi xuất gia, liền trong năm đó bắt đầu học Thiền. Ngài thân cận với Pháp sư Cổ Đức là đệ tử của Đại sư Liên Trì. Lúc đó, Ngài hướng đến Pháp sư Cổ Đức thỉnh giáo, rằng Phật pháp nói không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm, một niệm đầu khởi thì liền đọa vào vô minh, vì vô minh sanh Lục đạo luân hồi, sanh tử không ngừng, chỉ cần con giác ngộ được điều đó, thì Lục đạo liền không còn nữa. Hiện nay xin hỏi, giả sử chúng ta đã trải qua nhập thai, trong thân uẩn vào thai, thai trong bụng mẹ, trải qua thọ sanh hoặc là sanh ra rồi, hiện giờ đã được thân thể này, Ngài đã giác ngộ, thì có phải Lục đạo luân hồi không còn nữa, thân thể này thì cũng có thể giải thoát rồi chăng, nhưng sao thân thể Ngài vẫn còn giải thoát không được? Đại sư Ngẫu Ích suy nghĩ không thông vấn đề này, Ngài đem hỏi Pháp sư Cổ Đức, từ nay con lập tức giác ngộ, vì sao con chưa có thể giải thoát khỏi sự trói buộc của thân thể này? Đây là câu hỏi không nhỏ, là vấn đề lớn. Pháp sư Cổ Đức là người đã khai ngộ, Ngài phản hồi cho Đại sư Ngẫu Ích chỉ một câu “Ông nay nhập thai chưa”, ông hiện giờ có nhập thai chưa? Hỏi Ngài, đều là câu nói cơ phong của Nhà thiền. Ông nói, ông hiện giờ giác ngộ liền có thể giải thoát rồi, vậy thì giờ ông có nhập thai không? Lúc đó, Đại sư Ngẫu Ích không đáp lại được. Đại sư Cổ Đức mỉm cười nói, ông nhập thai rồi. Lúc này, Đại sư Ngẫu Ích toát cả mồ hôi, tham cứu không thông, Ngài đi đến núi sâu để tọa thiền, để tham cứu vấn đề đó.

          Kết quả là đến năm 24 tuổi, tức là tham cứu được một năm, trong lúc đang tọa thiền, hốt nhiên Ngài đạt đến cảnh giới thân tâm thế giới toàn bộ đều tiêu mất, không còn nữa, thân thể thế giới, tất cả vũ trụ vạn vật, bao gồm ý niệm trong tâm cũng không có, Ngài nhập vào cảnh giới đó. Sau đó hốt nhiên liền khai ngộ, ngộ được nguyên nhân thân thể, thế giới, từ vô thỉ kiếp đến nay đều là do vọng niệm của chính mình, do niệm niệm tương tục mà sanh thành, không phải thật có, là giả, hư vọng thôi. Nguyên nhân chính vì niệm niệm của quý vị tương tự liên tục không ngừng, vì vậy chúng ta mới nhìn thấy Đại thiên thế giới hình thành, bao gồm cả thân thể, thế giới, tinh thần của chúng ta. Di Lặc Bồ Tát nói “Trong một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, niệm niệm thành hình, hình đều có thức”, Đại sư Ngẫu Ích ngộ rất giống điều vừa nói. Trong thời gian một khảy móng tay có 320 tỷ ý niệm, niệm niệm tương tự liên tiếp, mỗi một niệm đều sản sinh vũ trụ, sản sinh cảnh giới, bởi vì các niệm tương tự liên tiếp, nên vũ trụ cũng là tướng tương tự liên tiếp, đó là tướng giả, không phải tướng thật. Như chúng ta xem phim điện ảnh, nguồn gốc là từng tấm hình lần lượt chạy qua liên tục không gián đoạn, chúng ta xem trên màn bạc liên tục như là cảnh giới, trên thực tế thì từng tấm hình tách rời nhau. Ý niệm ban đầu của quý vị giống như một tấm hình thứ nhất, những niệm niệm liên tục giống như các tấm hình liên tục chuyển động phóng ra, xem thấy đó là phim 3 chiều, vũ trụ vạn vật này, thân thể, và tinh thần, thật ra toàn là do những vọng niệm sanh ra. Cho nên, khi Đại sư Ngẫu Ích tọa thiền, hốt nhiên buông xả vọng niệm, thân tâm thế giới toàn bộ đều không còn, liền khai ngộ rồi.

          Vì vậy, từ đó Ngài đã thấu tỏ đạo, vấn đề mà Ngài hỏi Pháp sư Cổ Đức liền tự hiểu rõ, rằng có nhập thai không? Khi quý vị có vọng niệm, tức là niệm niệm liên tục, quý vị liền có 12 nhân duyên của sanh tử luân hồi. Niệm đầu tiên nếu như mà dừng lại, đoạn mất rồi thì thân tâm thế giới toàn bộ đều không có, thì liền xuất thai, từ trong thai mà ra. Cho nên, khi đó Pháp sư Cổ Đức hỏi: Ông hiện đã nhập thai chưa? Đại sư Ngẫu Ích có thể đáp là: Con không có nhập thai, con đã ra thai rồi. thì tức là đã khai ngộ.       Nên từ đó trở đi toàn bộ Kinh điển bày ra trước mặt thì tất cả đều thông suốt, không cần phải đi học, không cần phải đi nghe giảng, tự nhiên thông suốt. Đó là cảnh giới đã đại ngộ. Năm 25 tuổi.

          Sau đó Ngài bắt đầu học tập giới luật, Ngài đối trước tượng của Hòa thượng Liên Trì lạy thọ sách giới Tứ Phần, đó là sách giới Tỳ kheo. Quý vị thấy trước chưa có thọ giới Tỳ kheo, thì đã bắt đầu học Luật Tứ Phần, Luật Tứ Phần chính là giới Tỳ kheo. Nhưng mà Ngài lại thọ Bồ tát giới trước, Ngài thọ giới Bồ tát năm 26 tuổi, thọ giới Bồ tát thì đã là Bồ tát, người ta thật là Bồ tát vì đã khai ngộ rồi. Song Ngài phát tâm xem Luật tạng, từ sau khi khai ngộ bắt đầu tụng tạng, xem tạng, vì để kiểm nghiệm sở ngộ của chính mình có thật không. Chưa có khai ngộ, tốt nhất không cần phải xem tạng, xem tạng quý vị cũng không hiểu rõ. Lúc đó, Pháp sư Cổ Đức liền hỏi Ngài, thử Ngài, ông thọ giới Bồ tát rồi, đó là tầng bậc cao, sao hiện giờ ông còn mới chú trọng học Luật?  Luật là nền tảng thấp nhất, do giới mà sanh định, do định mà khai huệ. Ý là: Ông đều đã đắc được định huệ, ông còn phải học giới sao? Đó là thử Ngài. Đại sư Ngẫu Ích đáp lại rằng: Như một ngôi nhà có 4 tầng, tầng trên cùng đã được xây dựng hoàn hảo rồi, thì có thể bỏ đi tầng thứ nhất không? Ý là: Quý vị không thể nói là xây dựng tầng 4 rồi, xây rất hoàn hảo thì phá bỏ đi tầng thứ nhất, không thể được. Tầng thứ nhất là nền móng, không thể bỏ đi giới luật. Pháp sư Cổ Đức lại thử Ngài rằng: Ông đã lên đến tầng cao nhất, sao còn nhìn xuống dưới? Đây là hỏi được rất hay, sao ông còn nhìn xuống dưới? Ông cần phải tiếp tục hướng lên, đi lên trên đỉnh, lên tới đỉnh chính là Phật. Nhưng Đại sư Ngẫu Ích tiến rất chắc thật, tuyệt không phải là mong cầu cái viễn vông xa vời. Ngài trả lời ra sao? Rằng: “Tuy lên Tha Hóa, vốn không lìa Tịch Tràng”. Đây là nói trong Kinh Hoa Nghiêm, Thích Ca Mâu Ni Phật lên trời Tha Hóa Tự Tại giảng pháp, thực tế thân của Ngài không rời đạo tràng, thân không rời đạo tràng mà đi khắp mười phương, Ngài có thể lên trời Tha Hóa Tự Tại. Ý nghĩa đó rất rõ ràng, lên đến chỗ cao nhất của Phật pháp, nhưng không rời bỏ nền tảng là tầng thấp nhất. 10 giới Sa-di là nền tảng của Phật pháp, dù cho bạn thành Phật, cũng không thể rời bỏ 10 giới Sa-di, không thể bỏ đi Ngũ giới, Thập thiện. Đại sư Ngẫu Ích từ đó chuyên nghiên cứu Luật tạng, Ngài một mặt vừa học vừa trích lục. Đến năm 27 tuổi cho ra đời một bộ sách của Ngài tên là Tỳ Ni Sự Nghi Yếu Lược, Tỳ Ni chính là giới luật, Sự Nghi Yếu Lược là Ngài sao chép ra những phần tinh yếu, giống như Quần Thư Trị Yếu, sách Quần Thư Trị Yếu là từ Kinh điển, Kinh, Sử, Tử mà chép ra những phần tinh yếu liên quan đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Bộ sách Tỳ Ni Sự Nghi Yếu Lược của Ngài là trị yếu của Luật tạng, chuyên môn để trị thân, tu thân.

          Đến năm Ngài 28 tuổi, Thân mẫu Ngài bị bệnh nặng. Ngài là người con hiếu, vì để giúp Mẹ Ngài trị bệnh, Ngài đã 4 lần cắt thịt ở bắp đùi để làm thuốc, 4 lần cắt thịt bắp đùi để chữa bệnh cho mẹ, điều đặc biệt khó được. Nhưng cuối cùng thì Mẫu thân Ngài cũng qua đời, Ngài vô cùng đau buồn. Vì để làm công đức cho mẹ, Ngài tự mình bế quan, đang trong lúc bế quan thì bị bệnh rất nặng, đều là nghiệp hiện ra. Quý vị thấy đại đa số người tu hành đều có nghiệp chướng hiện ra, mọi người trong 6 ngày này, quý vị nếu có chút bệnh khổ, đó là rất bình thường, quý vị hãy cố gắng vượt qua. Đại sư Ngẫu Ích lúc đó lấy công phu tham Thiền để cầu sanh Tịnh độ, sau đó Ngài hết bệnh, thì tiếp tục học tập Luật tạng.

          Đời Ngài từ 26 tuổi bắt đầu học Luật, Ngài vãng sanh năm 57 tuổi, 32 năm tinh chuyên giới luật, đó là Đại sư Luật học. Thời ấy, có người xưng Ngài là Luật sư. Nhưng Ngài không chỉ học Luật, mà Ngài còn học Giáo, học Thiền, Thiền tông thì đại ngộ, Giáo hạ thì chuyên tông Thiên Thai, và sau cùng Ngài quay về Tịnh độ. Bởi vậy, Ngài đều tinh thông Thiền, Tịnh, Giáo, Luật, đây là một Đại gia. Có người hỏi Ngài,  vì sao Ngài hoằng dương Luật? Ngài trả lời, hiện tại tập khí phiền não của tôi rất nặng, bởi vậy cần phải dùng giới luật để thanh tịnh 3 nghiệp thân khẩu ý của mình, chính tôi tu hành có rất nhiều ô nhiễm. Quý vị thấy đó là bậc đại tu hành, cần cầu chính mình nghiêm khắc, tu được tốt đến vậy, mà nói chính mình còn rất nhiều ô nhiễm, đối chiếu giới luật còn nhiều điều chưa làm được, cho nên thề không là Hòa thượng. Hòa thượng là người trụ trì của đạo tràng, Ngài không chịu đến vị trí Hòa thượng, chỉ giữ thân phận là học sinh. Ngài đem danh vượt quá thật của mình thành sự thường hổ thẹn. Thí như nói, quý vị không làm được Tỳ kheo, quý vị biết rõ mình chỉ là danh Tỳ kheo, đó là sự sỉ nhục của Ngài. Thông qua học Luật, Ngài mới nắm rõ chính mình đạt đến đâu. Ngài có bài kệ nói:

“Cử thế bất tri chân,
Ngộ độc bất ái giả”.

Tức mọi người trên thế giới đều không biết gì là sự thật, chỉ có một mình ta không yêu cái giả, ta yêu cái thật. Từ trong đó, có thể biết tâm đạo của Đại sư Ngẫu Ích.

          Sau đó năm 32 tuổi, Ngài chú giải Kinh Phạm Võng. Kinh Phạm Võng là Kinh Bồ tát giới, Ngài muốn dùng phương pháp của Giáo hạ để chú giải Kinh, Ngài muốn hỏi dựa trên phương pháp nào để chú giải? Ngài bèn dùng 4 thẻ thăm để hỏi Phật, thẻ thăm thứ nhất là Hiền Thủ, tức là tông Hoa Nghiêm, dùng mạch pháp Kinh Hoa Tạng để chú giải Kinh Phạm Võng; thẻ thăm thứ hai là Thiên Thai, giáo pháp của Thiên Thai là do Đại sư Trí Giả khai sáng, chuyên của tông này là Kinh Pháp Hoa; thẻ thăm thứ ba là Từ Ân, Duy thức, tông này là do Đại sư Khuy Cơ sáng lập, chuyên về Duy thức học; thẻ thăm thứ tư là tự Ngài lập ra một tông phái. Ngài dùng 4 thẻ thăm đó để hỏi Phật, được thẻ thăm nào thì dùng phương pháp đó? Kết quả mấy lần chiêm quẻ đều là Thiên Thai. Cho nên từ đó trở đi, Ngài chuyên tông Thiên Thai, nhưng chính Ngài lại khẳng định mình không phải là con cháu của tông Thiên Thai. Do đó, Ngài không phải là một Tổ sư truyền mạch của tông Thiên Thai. Như Sư phụ của Sướng Công chúng ta đây là Lão Hòa thượng Đàm Hư, là truyền nhân đời thứ 44 của Thiên Thai, Quý vị xem, Đại sư Ngẫu Ích không có xếp vào trong pháp phái đó, Ngài hoàn toàn là cấp Tổ sư của Thiên Thai, nhưng Ngài không nhận mình làm con cháu của Thiên Thai. Vì sao vậy? Bởi lúc đó, giữa các tông phái Phật giáo có rất nhiều tranh luận, không thể viên dung, nên Đại sư Ngẫu Ích phải thị hiện, ta không theo một tông phái nào, nhưng các phái ta đều thông, mà lại viên dung các phái, để dạy cho mọi người không có cái nhìn phân biệt các môn phái, đây là điều Ngài rất khổ tâm. Năm 32 tuổi thì Ngài đã có cái nhìn như vậy.

          Sau đó, Ngài tinh chuyên học Luật. Đến năm 46, 47 tuổi, Ngài đã trải qua 10 hạ, 10 năm từ khi thọ giới Tỳ kheo. Đương nhiên một hạ, có tiêu chuẩn là phải an cư kiết hạ mới tính là một hạ, mỗi năm theo Âm lịch từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 7, người xuất gia đều phải định ở một chỗ, gọi là an cư kiết hạ, để chuyên môn học Luật hoặc là học Kinh giáo, nâng cao chính mình, như vậy gọi là một hạ. Nếu như không có an cư, thì không tính 1 hạ. Từ 10 hạ trở về sau, Ngài càng suy xét, hỏi chính mình theo trong giới luật hiện đã làm được đến đâu, giới Tỳ kheo, giới Bồ tát, giới Sa-di, và các điều khác đều có được không? Ngài làm mấy thẻ thăm để hỏi Phật Bồ tát, Ngài khá ưa thích rút thăm, Ngài rất là chân thành, làm những thẻ thăm như vậy, đến thẻ thăm cuối cùng là người Tam quy, các giới đều không đắc, Ngũ giới cũng không đắc, chỉ còn Tam quy y, tức chỉ là người tin Phật. Đắc được giới Tỳ kheo thì có thể làm Hòa thượng, bởi vì 10 hạ trở lên có thể làm Hòa thượng. Ngài tự suy xét hỏi chính mình làm đến bậc nào, thì làm thẻ thăm cũng như vậy. Ngài không phải tùy tiện mà làm, một mùa hạ 3 tháng Ngài đều tu hành trì chú bế quan suốt 3 tháng, đến 15 tháng 7 ngày Tự tứ, kiết hạ an cư đều làm viên mãn, Ngài đốt đỉnh đầu 6 nén hương để cúng Phật, rồi sau đó mới bốc thẻ thăm. Dùng tâm vô cùng chân thành cung kính như vậy để bốc thẻ thăm, bắt ra thăm hiện tại chính mình là Sa-di Bồ tát giới. Do đó, từ đấy trở đi Ngài tự xưng mình là Sa-di Bồ tát giới, nói cách khác Ngài không đắc giới Tỳ kheo, chỉ đắc giới Bồ tát và giới Sa-di. Ngài thiết thực là người chân thật, hoàn toàn không có truy cầu hư danh, không có nói tôi là Tỳ kheo rồi, tôi là Hòa thượng rồi, không có, chính mình thế nào thì xưng như vậy. Nếu như chỉ có danh vượt quá với thật sự, thì rất hổ thẹn.

          Đến năm 49 tuổi, Ngài vì Kinh A Di Đà làm chú giải, sau khi làm xong chú giải Kinh A Di Đà, Ngài còn làm ra một bộ sách Tứ Thư Giải, là chú giải cho sách Tứ Thư của Nhà Nho. Rất nhiều người phân biệt, học Phật thì không nên học Nho, đó là sai lầm. Đại sư Ngẫu Ích vì chúng ta thị hiện, học Phật rồi, chú giải xong Kinh A Di Đà, còn chú giải cho Tứ Thư Nho Gia, nói rõ Nho và Phật tương thông. Viên nhân thuyết pháp, vô pháp bất viên, quý vị thấy Đại sư Ngẫu Ích chú giải xong Kinh A Di Đà, lại chú giải Tứ Thư. A Di Đà Kinh Yếu Giải được Đại sư Ấn Quang khen ngợi: Cổ Phật tái lai để vì Kinh Di Đà làm chú giải, cũng không vượt qua được Yếu Giải của Đại sư Ngẫu Ích. Điều này nói rõ cảnh giới của Đại sư Ngẫu Ích năm 49 tuổi, hoàn toàn là cảnh giới Phật, lấy cảnh giới Phật để chú giải cho Tứ Thư, người viên thuyết pháp, thì không pháp nào mà không viên. Do đó, tôi giảng sách Tứ Thư, Đại Học, Luận Ngữ, toàn đều dùng chú giải của Đại sư Ngẫu Ích, Nho và Phật viên dung tại một chỗ, thật là thù thắng.

          Đại sư Ngẫu Ích đến năm 57 tuổi thì vãng sanh, trước khi vãng sanh vào năm 56 tuổi Ngài mắc bệnh, đó cũng là vì chúng ta mà thị hiện nghiệp chướng. Trong lúc bệnh Ngài nói: “7 ngày đêm không thể ngồi nằm”, có thể biết bệnh rất nghiêm trọng. Không thể ngồi nằm, không thể ăn uống, không có biện pháp trị liệu. Ngài nói chính mình không có cách đảm đương để giải thoát, duy chỉ có thiết tha xưng danh hiệu Phật Bồ tát, cầu sanh Tịnh độ. Quý vị thấy, trong lúc bệnh nặng như vậy, Ngài vẫn chánh niệm rõ ràng, không có lui mất chánh niệm cầu sanh Tịnh độ. Đại sư Ngẫu Ích tự mình nói “Cụ phược phàm phu”, tức là phàm phu phiền não chưa đoạn, “Tổn kỷ lợi nhân”, tức tổn hại chính mình mà đem lợi ích cho người khác, người chưa hẳn được lợi, chính mình chịu hại như vậy. Vì sao vậy? Đại sư Ngẫu Ích một đời dốc sức cho viết sách, viết sách đến quên thân mạng. Quý vị thấy Di Đà Yếu Giải, Ngài dùng 9 ngày 9 đêm để hoàn thành, đó thật là bỏ ngủ, quên ăn, tổn mình lợi người, vì lợi ích chúng sanh. Tự Ngài cảm động than rằng, người chưa chắc được lợi, chính thân ta chịu hại rất nhiều như bệnh nặng. Nói ngày thường chỉ có dụng công trên tâm tánh, còn chưa đắc lực, Ngài là tham Thiền, dụng công trên tâm tánh đều không đắc lực. Lại còn dụng công trên văn tự, quý vị làm chú giải, làm Kinh giáo, ít có thật sự niệm Phật, làm sao công phu quý vị có thể đắc lực? Ngài vì chúng ta mà khai thị. Cho nên, xuất sanh tử, thành Bồ đề không phải là việc dễ dàng, phải lão thật chân chánh công phu niệm Phật. Không như Đại sư Ngẫu Ích vì Ngài đã nắm chắc vãng sanh rồi, Ngài mới làm tổn mình lợi người.

          Vào Tết Nguyên Đán năm 57 tuổi, Ngài viết một bài kệ, bài kệ này có bộc lộ thân phận của Ngài. Đây là tôi đọc Niên Phổ của Ngài, tin tưởng khả năng Ngài chính là A Di Đà Phật tái lai. Bài kệ của Ngài nói điều gì?

“Pháp Tạng đương niên nguyện lực hoành”

          Hoành là rộng lớn, Pháp Tạng Bồ Tát là tiền thân của A Di Đà Phật.

“Ư kim khoáng kiếp hữu đồng hành”

          Tức vô số kiếp về sau, vô lượng kiếp đến nay, có một nhân vật đồng hành theo A Di Đà Phật, tức là nói chính Ngài.

“Tuế triêu tuyển Phật quy Viên Giác”

          Tuế triêu nghĩa là đầu năm, chính là Tết Nguyên Đán, tuyển Phật tức là phải vãng sanh thành Phật rồi, A Di Đà Phật đến để tuyển Phật rồi. Quy Viên Giác là phải quay về rồi, vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, phải viên thành Phật đạo.

“Nguyệt dạ truyền đăng hiển tánh minh”

          Tức là Ngài đến thế gian để truyền ngọn đèn chánh pháp. Hiển tánh minh tức là vì chúng ta thể hiện ra chân đế của Phật pháp.

“Vạn trúc tịnh triêm tân linh tảo,
Thiên mai dĩ lộ cựu phương anh”

          Đây là mượn cảnh gửi tình. Hình ảnh cây trúc, đến mùa xuân mọc ra mầm, vạn cây trúc cùng nhú ra cành mới, Tết Nguyên Đán là tiết xuân, thời gian còn khá sớm, cây trúc nhú ra những mầm nhỏ, còn chưa hoàn toàn mọc ra, đây là hàm ý rất sâu. Ngàn mai, hoa mai vừa mới hé nở thì hương thơm của nó phát ra đã tràn đầy rồi.

“Chư nhân ứng tín ngô vô ẩn”

          Tức là mọi người cần phải tin tưởng tôi không có một chút nào giấu giếm.

“Khoái dữ cao hiền kế túc minh”

          Tôi rất vui mừng sắp theo bậc đức hạnh cao, tức là nói đến những thượng thiện nhân ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, Ngài sắp theo họ nối tiếp lời thề. Tiếp nối lời nguyện trong quá khứ của chúng ta. Nói cách khác, tôi đến đây là có nhiệm vụ, hiện giờ cần phải trở về nhà cũ Thế Giới Tây Phương Cực Lạc rồi, bởi vì tôi quá khứ đã có thề nguyện như vậy. Cho nên, từ trong đó xem thấy, khẳng định Đại sư Ngẫu Ích là người tái lai. Đến ngày 22 tháng giêng, bệnh của Ngài đột nhiên khỏi hẳn, đúng giữa giờ ngọ, Đại sư Ngẫu Ích ngồi xếp bằng trên giường, chấp tay mặt hướng về phía tây vãng sanh, giữ nguyên tư thế ngồi mà vãng sanh, tuổi thọ đời 57, Pháp lạp 34, tính Hạ lạp 19. Đó là cuộc đời của Đại sư Ngẫu Ích.

          Vừa rồi là giới thiệu Nhân đề. Vì sao tôi dùng nhiều thời gian để giới thiệu Ngài? Mục đích là để mọi người mô phỏng phát tâm như các vị Tiên hiền. Chúng ta cần phải phát tâm học Phật, phát tâm trì giới, nhất định chính mình phải rất kính ngưỡng, có thể bắt chước học theo một tấm gương. Nếu như không tìm thấy được tấm gương của người hiện nay, thì cần tìm người xưa. Tôi tìm được người xưa một vị, người nay một vị. Người ngày nay là ai? Chính là Lão Hòa thượng Tịnh Không. Do đó, tôi mô phỏng theo 2 vị Đại đức đó, Lão Hòa thượng Tịnh Không khuyên tôi cần phải hoằng pháp, tôi học theo Lão Nhân Gia, một đời giảng kinh thuyết pháp. Đại sư Ngẫu Ích trì giới, nghiên giáo, niệm Phật, nhưng mà làm một người chân thật, tất cả đều chân thật từ trong tâm. Vừa rồi, tôi kể về cuộc đời của Ngài, quý vị có thể hiểu được Đại sư Ngẫu Ích là chân nhân, Ngài không phải là giả nhân, làm người thật, mọi việc đều cầu sự thật, Ngài không có một chút tùy tiện qua loa, thật thì một tơ hào cũng không cẩu thả.

          Lão Hòa thượng Hư Vân là Đại đức Thiền tông, hành trì của Ngài thật đáng để chúng ta học tập. Nên tối qua, chúng tôi chiếu phim về cuộc đời Ngài, rất là thú vị, đem cuộc đời của Ngài diễn xuất ra. Đại sư Ngẫu Ích chưa có người đạo diễn, tôi chỉ có thể đề xuất, cần có đạo diễn, vậy thì rất hay. Mọi người thông qua xem cuộc đời của Lão Hòa thượng Hư Vân tức phim Trăm Năm Hư Vân, đoạn phim từ lúc Ngài phát tâm đến lúc xuất gia, thì có thể làm phát chí khí đạo tâm của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải không lấy làm vui sướng hứng thú với phim ảnh, quý vị như vậy là phạm giới rồi. Vì sao vậy? Bát Quan Trai Giới có một giới là không ca vũ xướng kỹ, xem phim cũng thuộc về ca vũ xướng kỹ. Nhưng chúng ta không dùng loại tâm thưởng thức để xem, mà thật sự dùng làm tư liệu của mình, để học tập đạo tâm của Ngài, học sự trì giới, học tập khổ hạnh của Ngài. Ngài thật đúng là “Lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy”.

          Phần Nhân đề giới thiếu đến đây thôi, phần sau giới thiệu đến chánh văn. Trước hết giảng đơn giản cùng mọi người lời nói đầu, lời nói đầu là do Đại sư Ngẫu Ích tự viết, nên rất quan trọng, chúng ta đọc trước một đoạn:

          “Xuất gia thọ Thập giới, gọi là Sa-di, Trung Hoa dịch là Tức từ. Nghĩa là cần dứt nhiễm tình thế gian, lấy lòng từ để tế độ chúng sanh. Lại nói: Mới vào Phật pháp, còn nhiều tình tục, nên cần dừng ác hành từ vậy. Đường Tam Tạng nói: Thất lợi ma na lộ ca. Nơi này phiên dịch thành Cần sách Nam. Kí Quy Truyền nói: Thọ thập giới rồi, gọi Thất la mạt ni, dịch thành Cầu tịch.”

          Xuất gia, cạo tóc rồi, mặc y phục người xuất gia, cần thưa thọ “Thập giới”, tức là 10 giới Sa-di. Tôi nói đây là 10 giới Sa-di, cũng bao gồm cả Bát Quan Trai Giới ở trong đó, Bát Quan Trai Giới là trải qua một ngày một đêm đời sống như người xuất gia, nên đều học chung. Thọ 10 giới rồi gọi là Sa-di. Từ Sa-di là Phạn ngữ, phiên dịch thành tiếng Trung gọi là “Tức từ”. Nó có mấy cách dịch, đây là cách dịch theo Chung Nam Sơn Luật sư Đạo Tuyên. Luật sư Đạo Tuyên khai sáng Luật tông, trong 8 tông phái lớn của Đại thừa, Ngài Khai sáng Luật tông, Ngài thường sống ở núi Chung Nam, tỉnh Thiểm Tây, nên người xưa cũng xưng Ngài là Đại sư Nam Sơn. Ngài chuyên hoằng bộ Luật Tứ Phần, bởi vì giới luật có: Luật Tứ Phần, Luật Ngũ Phần, Luật Thập Tụng, các bộ đó không giống nhau. Tại Trung Hoa đều chuyên dựa theo bộ Luật Tứ Phần, đương nhiên có thể đồng thời tham khảo các bộ giới luật khác. Nam Sơn Luật sư dịch chữ Sa-di thành “Tức từ”, nghĩa là “Tức thế nhiễm chi tình, dĩ từ tế quần sanh”. Đây là dịch theo ý nghĩa. Tức nghĩa là tức diệt, là ngừng diệt đi tình ô nhiễm của thế tục, tình ở đây là phiền não, bỏ đi ô nhiễm tình của đời thường, đó là ý nghĩa của chữ tức. Từ tế chúng sanh, đó là hành từ. Cho nên “Tức từ” có 2 hàm nghĩa, không phải chỉ là tu cho chính mình, không cứu giúp chúng sanh, như vậy không phải là Sa-di, Sa-di thì cần phải tự độ, lại cần độ tha. Nên Sa-di là học diệt trừ đi những phiền não tham sân si, còn phải làm từ bi, phải phát tâm Bồ đề, hành đạo Bồ tát.

          Lại nói: “Mới vào Phật pháp, còn nhiều tục tình, cho nên cần dứt ác hành từ vậy”. Luật sư Đạo Tuyên lại nói, vừa mới vào cửa Phật, quý vị thọ giới Sa-di, người mới vào cửa Phật đều rất nhiều tình tục. Thí dụ như sáng nay tôi đề cập đến là rất nhiều thói quen thích phóng túng, né khổ, giải đãi lười biếng, lại còn tham đồ hưởng thụ. Đó đều là thuộc về tục tình thế gian. Trong mấy ngày này, chúng ta cần phải diệt trừ nó, phải buông xả những tập khí đó. Vì sao cần phải buông xả? Vì nó không tương ưng với tánh đức của Tự tánh, chúng ta cần khôi phục Tự tánh, tức là phải thành Phật đạo, những tập khí đó chướng ngại chúng ta quay về Tự tánh nên cần phải buông bỏ phiền não. Vì vậy phải “Tức ác hành từ”. Cái gì là ác? Phiền não đều gọi là ác, từ là tánh đức, từ bi giúp đỡ chúng sanh.

          Gần như cùng thời đại với Luật sư Đạo Tuyên, cùng triều Đường, là Đại sư Huyền Trang được xưng là “Tam Tạng”. Chúng ta xem trong Tây Du Ký, Đường Tam Tạng tức là Đại sư Huyền Trang. Tam Tạng là ba tạng Kinh, Luật, Luận. Người tinh thông cả ba tạng này được gọi là Tam tạng Pháp sư. Ngài Đại sư Huyền Trang đến Ấn Độ để thỉnh Kinh, Ngài phiên dịch gọi là “Thất lợi ma na lộ ca”, đó là hoàn toàn dựa theo ý Phạn văn mà dịch qua, nên nếu dùng Phạm văn mà đọc là Sramanera, tức là ý nghĩa của Sa-di. Dịch thành Trung văn, Ngài dịch thành “Cần sách nam”. Cần nghĩa là siêng năng, sách nghĩa là khuyến khích, sách tấn. Nam nghĩa là nam chúng, nữ chúng gọi là Sa-di ni. Theo sách “Kí Quy Truyền” của Pháp sư Nghĩa Tịnh triều Đường, Ngài là Sư Kinh của phiên dịch, Ngài có một bản Luật gọi là Kí Quy Truyền. Bởi vì Ngài đã qua Ấn Độ, Ngài viết một quyển sách cho người Đông Độ gọi là Kí Quy Truyền. Trong đó, Ngài nói về người từ khi thọ 10 giới gọi là “Thất la mạt ni”, từ Phạn văn phiên dịch thành Trung văn là một cách dịch khác theo âm, so với cách dịch của Đại sư Huyền Trang là sai khác không nhiều, Ngài dịch thành Trung văn là “Cầu tịch”, tịch nghĩa là tịch diệt, cầu đạt đến cảnh giới đoạn hết phiền não gọi là cầu tịch. Cho nên, Sa-di có ba tên gọi là do ba phương pháp phiên dịch không giống nhau, đều giống phần lớn, chỉ sai khác nhỏ. Thời gian của buổi học hôm nay hết rồi, chúng tôi giảng chỉ được một đoạn đầu, phần còn lại ngày mai chúng tôi tiếp tục chia sẻ cùng mọi người. Cảm ơn mọi người.

 ( Hết tập 2)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều sanh về Tịnh độ.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Trả lời 0