PHẬT
THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ, TRANG NGHIÊM,
THANH
TỊNH, BÌNH ĐẲNG, GIÁC KINH.
Tập
13
Chủ
giảng: Cô Lưu Tố Vân
Giảng
ngày 20/3/2018
Chuyển
ngữ: Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn
Chủ
giảo chánh: Thích Thiện Trang
Chư vị đồng tu tôn kính: xin chào mọi
người. A Di Đà Phật.
Hôm
nay, tiết học này chúng tôi giảng phẩm 4 của Kinh văn.
Phẩm thứ tư: Nhân địa của Pháp Tạng. Tiếp theo, đầu tiên chúng ta giải thích hai danh từ.
Danh từ
đầu tiên là “Pháp Tạng”. “Pháp” chỉ tất cả vạn pháp thế xuất thế gian; “Tạng” ý
nghĩa là hàm tàng. Bao gồm tất cả vạn pháp trong Tự-tánh, nên gọi là “Pháp Tạng”.
“Pháp Tạng” là pháp danh của A Di Đà Phật trước khi thành Phật. Danh từ thứ hai
là “nhân địa”. Từ phàm phu phát tâm tu học, thẳng đến trước khi viên mãn thành Phật,
quãng thời gian tu học này gọi là “nhân địa”.
Mời xem
kinh văn dưới đây:
佛告阿難。過去無量不可思議無央數劫。有佛出世。名世間自在王如來。應供。等正覺。明行足。善逝。世間解。無上士。調御丈夫。天人師。佛世尊。在世教授四十二劫。時為諸天及世人民說經講道。“Phật cáo A Nan. Quá khứ vô lượng
bất khả tư nghị vô ương số kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Thế Gian Tự Tại Vương
Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô
Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn, tại thế giáo thọ tứ
thập nhị kiếp. Thời vị chư thiên cập thế nhân dân thuyết kinh, giảng
đạo”(Phật bảo A Nan:
Vô lượng chẳng thể nghĩ bàn vô số kiếp lâu xa trong quá khứ có Phật xuất thế hiệu
là Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện
Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế
Tôn, trụ thế giáo hóa trong bốn mươi hai kiếp. Khi ấy, đức Phật vì chư thiên và
người đời thuyết kinh giảng đạo).
Xem câu
từ được đề cập đến trong đoạn kinh văn này.
“Vô
ương số” là chỉ số lượng vô tận vô lượng. Xin nói lần nữa, “Vô ương số” là số lượng
vô tận vô lượng, là hình dung thời gian vô cùng dài.
“Thế
Gian Tự Tại Vương”. “Thế gian” chính là chỉ môi trường người,
việc và môi trường vật chất. Có thể ở trong hai loại môi trường này, mà đều được
tự tại viên mãn, thì xưng là “Thế Gian Tự Tại Vương”.
“Như
Lai”: Kim Phật giống như cổ Phật tái lai, vậy nên xưng là “Như Lai”.
Dưới đây
là 10 thông hiệu của Phật, biểu hiện tất cả chư Phật: đều đầy đủ mười loại đức
năng vô tận này. Sau đây sẽ dần dần giới thiệu cho quý vị: 10 thông hiệu của Phật.
“Ứng
Cúng”. “Ứng” là đáng, nên; “Cúng” là cúng dường. Bởi vì Phật là người đức hạnh
học vấn: viên mãn nhất thế gian, nên xứng đáng tiếp nhận tất cả cúng dường của
chúng sanh.
“Ðẳng
Chánh Giác”. Người giác ngộ chính xác bình đẳng: chân tướng vũ trụ nhân sinh.
“Minh Hạnh
Túc”: “Minh” là trí huệ; “Hạnh” là đức hạnh; “Túc” là đầy đủ. Trí huệ đức hạnh
của Phật đều viên mãn đầy đủ. Vậy nên xưng là “Minh Hạnh Túc”.
“Thiện
Thệ”. “Thiện” là thiện xảo; “Thệ” là xa rời vọng tưởng, phiền não, phân biệt,
chấp trước. Phật có thể thiện xảo giáo hóa chúng sanh, mà lại không phân biệt,
không chấp trước. Vậy nên xưng là “Thiện Thệ”.
“Thế
Gian Giải”. Phật đối với sự lý của tất cả Pháp trên thế gian, đều có thể thông
đạt biết rõ, nên xưng là “Thế Gian Giải”.
“Vô Thượng
Sĩ”. Tầng lớp tri thức vốn có đức hạnh viên mãn nhất. Phật là tầng lớp tri thức
có đầy đủ đức hạnh viên mãn nhất, nên gọi là “Vô Thượng Sĩ”.
“Ðiều
Ngự Trượng Phu”. “Điều ngự” là điều phục chế ngự. Phật dùng lực của đại trượng
phu để thuyết các loại pháp, có thể điều phục chế ngự tất cả phiền não của chúng
sanh, khiến được Đại Niết Bàn.
“Thiên
Nhân Sư”. “Thiên” là thiên giới; “Nhân” là nhân gian. Phật là thầy mô phạm của
trời và nhân gian, nên gọi là “Thiên Nhân Sư”.
“Phật”.
Trong Đề Kinh đã giảng rồi, người đã giác ngộ chân tướng vũ trụ nhân sinh gọi là
“Phật”.
“Thế Tôn”.
Có đủ mười loại trí huệ đức năng phía trên, được người đời tôn sùng gọi là “Thế
Tôn”, ý nghĩa là người thầy mà thế gian tôn kính. Mười loại đức hiệu phía trước
là biệt hiệu của Phật. “Thế Tôn” là tên gọi chung của Phật.
“Giáo
thọ” là chỉ bảo truyền dạy, cũng chính là giáo hóa chúng sanh. Từ ngữ chỉ giải
thích đến đây thôi.
Sau đây
chúng ta xem kinh văn:
“Phật cáo A Nan. Quá khứ vô lượng bất khả tư
nghì vô ương số kiếp”. Mấy câu kinh văn này chính là nói thời gian rất dài,
chúng ta không có cách nào suy tính. Chúng ta xem xong mấy câu kinh văn này, biết
được là thời gian rất dài rất dài là được rồi.
“Hữu
Phật xuất thế, danh Thế Gian Tự Tại Vương”.
“Hữu Phật
xuất thế” này, giống như ba nghìn năm trước, Thích Ca Mâu Ni Phật: xuất hiện ở
thế gian chúng ta đây. Ở vô lượng kiếp trước, có vị tôn Phật xuất hiện ở thế
gian, danh hiệu của Ngài gọi là “Thế Gian Tự Tại Vương”. Danh hiệu này rất giống
với: Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta.
“Phật”
là thông hiệu, nhưng danh hiệu không thể thông dụng được, là danh hiệu mà mỗi tôn
Phật riêng có. “Phật” bất cứ người nào cũng có thể xưng, nhưng không thể có người
thứ hai xưng là: Thích Ca Mâu Ni Phật. Bởi vì danh hiệu này của Phật, là dựa vào
căn tánh của chúng sanh mà lập nên.
Ví
dụ nói, Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta, vì sao định được xưng danh hiệu
như vậy? Là khi đó chúng sanh của thế giới Ta Bà chúng ta, có hai đặc điểm: Một
đặc điểm, là chúng sanh của thế giới Ta Bà: không có nhân từ, tự tư tự lợi. Vậy
nên phải nêu gương “nhân từ”. Đặc điểm thứ hai, chúng sanh của thế giới Ta Bà tâm
tư rất loạn, từ sáng đến tối nghĩ ngợi linh tinh. Vậy nên phải nêu gương “tịch
mặc”.
Danh
hiệu này của Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là đối trị hai đặc điểm đó của chúng
sanh thế giới Ta Bà, cũng chính là hai căn bệnh. Hiệu của Thích Ca Mâu Ni Phật: là đối trị bệnh của chúng sanh, là một phương
thuốc. Tại sao vậy? Bởi vì ý nghĩa của hai chữ “Thích Ca”: nghĩa là nhân từ; “Mâu
Ni” nghĩa là tịch diệt, cũng có nghĩa là yên tĩnh. Nên danh hiệu này, là đối trị
bệnh của chúng sanh chúng ta đây. Vậy thì tôn Phật “Thế Gian Tự Tại Vương” ấy, Ngài dùng
danh hiệu này để chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ lúc tôn Phật ấy xuất hiện ở thế
gian, chúng sanh lúc đó đang bảo thủ. Bảo thủ chính là không tự tại. Vậy nên tôn
Phật này dùng “Thế Gian Tự Tại Vương”, làm danh hiệu của chính mình. “Tự tại”
chính là tự do tự tại mà ngày nay chúng ta nói.
Mười loại
thông hiệu bên dưới, bất cứ ai thành Phật đều có. Mười loại đức hiệu biểu thị trên
quả địa của Như Lai: có vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng, vô lượng tài nghệ.
Do đó Ngài có năng lực giáo hóa chúng sanh, làm “Thiên Nhân Sư”. Tiếp theo, sẽ
nói cụ thể về: mười loại danh hiệu này của Phật cho quý đồng tu.
Danh hiệu
đầu tiên, “Như Lai”. “Như Lai” là thông hiệu của Phật, tất cả chư Phật đều có.
Người thế gian cho rằng Phật Như Lai lớn nhất, đây là một sự hiểu lầm rất lớn.
Có lẽ hiểu lầm này cũng có ảnh hưởng của nó, vì sao vậy? Chúng ta đều xem Tây
Du Ký, trong Tây Du Ký có Phật Như Lai, có Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không bản lĩnh
lớn như vậy, nhưng vẫn trốn không thoát khỏi bàn tay của Phật Như Lai, có phải
là quý vị đều tưởng rằng Phật Như Lai lớn nhất?
Trong
Kinh Kim Cang nói rất hay, Như Lai là nghĩa Như của các
pháp. Giải thích
này là vô cùng viên mãn. “Như” dùng danh từ triết học hiện đại để nói, chính là
bản thể của vũ trụ vạn hữu; “Lai” chính là chỉ hiện tướng của vũ trụ vạn pháp.
Vậy bản thể và hiện tướng có quan hệ gì? Hiện tướng là hiện tướng của bản thể,
bản thể là bản thể của hiện tướng, thể tướng là một không phải hai. Chính là nói,
thể ví như tướng, tướng ví như thể, nên gọi là “chư pháp như nghĩa”.
Nói như
vậy có thể mọi người không dễ để hiểu, tôi đưa ví dụ. Lão Pháp sư thường đưa ra
ví dụ như thế này: dùng vàng chế đồ vật, món nào cũng là vàng. Chính là nghĩa gốc
của hai chữ “Như Lai”. Nói cách khác, ngài hiểu rõ khế nhập tới cảnh giới đó rồi. “Dùng
vàng chế đồ vật, món nào cũng là vàng”. Giải thích thế nào? Ví dụ nói vàng, bản
thể của nó là giống nhau, nhưng dùng loại vàng này, quý vị có thể làm ra rất
nhiều rất nhiều: hình dạng không giống nhau.
Ví dụ nói,
chúng ta mua một sợi dây chuyền vàng, mua một chiếc nhẫn vàng. Mọi người nhìn dây
chuyền vàng đó là hình dạng của dây chuyền vàng, nhẫn vàng là hình dạng của nhẫn
vàng, tướng ấy không giống nhau. Nhưng bản thể của chúng thì giống nhau, bản thể
đều là vàng. Dùng ví dụ này để chứng minh, mọi người đã có thể nghe hiểu rồi.
Vậy dùng
ví dụ này để nói rõ điều gì? Nói rõ tất cả vạn pháp: Thể dụng như một, tánh
tướng chẳng hai, chẳng thực chẳng hư, chẳng phải một, cũng chẳng phải khác.
Vậy mới gọi là Phật, gọi là “Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, gọi là “Như Lai”.
Trong kinh
Phật có nói, “Như Lai” là : Phật nay giống như cổ Phật tái lai, Phật Phật
đạo đồng, tuyệt đối sẽ không xuất hiện vị Tôn Phật, mà đạo lý Ngài giảng không
giống với Phật trước đã thuyết, sẽ không xuất hiện loại hiện tượng này. Bởi vì
Phật Phật đạo đồng, đạo lý mà Phật nay và cổ Phật giảng hoàn toàn giống nhau,
giống như cổ Phật tái lai, thế nên gọi là “Như Lai”. Đây là đức hiệu đầu tiên.
Xem đức
hiệu thức hai, “Ứng Cúng”. Trên thế gian Phật là người đức hạnh, học vấn viên mãn
nhất đầy đủ nhất, Ngài xứng đáng tiếp nhận sự cúng dường của: chúng sanh hữu
tình trong chín pháp giới. Nên được xưng là “Ứng Cúng”.
Cúng dường
Phật, Phật là phước điền chân chính. Có người hỏi, hiện nay Phật không ở đời,
chúng ta cúng dường tượng Phật có phước không? Có thể nhận được phước không? Câu
trả lời của lão Pháp sư là: Cũng có phước, cũng không phước. Sáu chữ này,
là đáp án của Sư phụ cho chúng ta. Vậy làm sao để nói “cũng có phước, cũng không
phước” đây? Sư phụ nói với chúng ta, mấu chốt là ở cúng dường của quý vị như pháp
hay không, cúng dường như pháp thì có phước, cúng dường không như pháp thì không
có phước. Đây chính là đáp án của Sư phụ cho chúng ta.
Đầu tiên,
chúng ta phải hiểu rõ, Phật ở thế gian, thân phận của Ngài là nhà giáo dục, là
người thầy, Ngài đến thế giới này là để giáo hóa chúng sanh. Phật là: được
giáo dục anh tài trong thiên hạ, đây là việc Ngài vui nhất. Thấy được học
trò tương lai có thành tựu, vì xã hội, vì quốc gia kiến công lập nghiệp, đây là
ý nghĩa và giá trị của sanh mạng của Ngài, là việc mà Ngài an ủi nhất.
Ngài không
phải vì giàu sang, không phải vì danh lợi. Cuộc sống vật chất của Ngài rất đơn
giản, cuộc sống tinh thần của Ngài vô cùng phong phú. Đây chính là sự khác biệt
với phàm phu chúng ta. Cuộc sống vật chất của Phật vô cùng đơn giản, cuộc sống
tinh thần vô cùng phong phú. Phật là người thầy vĩ đại nhất thế gian, dạy tất cả
chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, đương nhiên đáng được sự tôn kính
và cúng dường của chúng ta.
Nếu chúng
ta coi tượng Phật: như là thần minh để cúng dường, ngày ngày hướng về Ngài cầu
thăng quan phát tài, cầu gia đình bình an, cầu thi được trường tốt, cầu tìm được
công việc tốt, vân vân vân vân… Cầu như vậy thì quý vị không có phước, bởi vì
đó là mê tín. Không những không có phước, mà còn có tội. Vậy nên chúng ta phải
nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề này, chúng ta mỗi ngày rốt cuộc hướng Phật cầu những
điều gì?
Nhân cơ
hội này xin nói về khai quang. Người hiện đại hoàn toàn hiểu sai về: ý nghĩa chân
thực của khai quang, hoàn toàn làm điên đảo rồi. Cách làm hiện nay là tạo dựng
xong tượng Phật rồi, mời một vị Pháp sư hoặc nhiều vị Pháp sư: đến khai quang
cho tượng Phật, nói tượng Phật không khai quang thì không linh. Thật sự là như
vậy sao? Quý vị suy nghĩ xem, nếu Pháp sư khai quang cho tượng Phật xong thì
linh, không khai quang thì không linh, vậy chúng ta không cần bái tượng Phật nữa.
Vậy bái ai? Bái vị Pháp sư khai quang cho tượng Phật, vậy không phải càng linh hơn
sao? Vậy nên tôi dùng đạo lý này nói với quý vị, hy vọng quý vị có thể nghe hiểu
được.
Thế nào
là khai quang chân chính? Ý nghĩa chân thật của khai quang là: vì người cúng dường
tượng Phật, thuyết minh ý nghĩa thật sự của việc cúng dường tôn Phật này. Đây gọi
là khai quang. Là mượn tượng của tôn Phật này, mở ra Tự-tánh quang minh của bản
thân. Ý nghĩa gì vậy? Chính là nói, không phải chúng ta khai quang cho Phật, là
mượn tôn tượng Phật vì bản thân chúng ta mà khai quang. Khai quang điều gì đây?
Khai khởi quang minh của Tự-tánh. Đó là không có chút nào mê tín. Nếu nói chúng
ta vì Phật đi khai quang, đây là mê tín.
Ví dụ nói,
chúng ta cúng dường Thích Ca Mâu Ni Phật, có hai ý nghĩa: Một là báo ân, tôn sư
trọng đạo. Thứ hai là kiến hiền tư tề. Ngài thành Phật rồi, tại sao chúng ta không
thể thành Phật? Ngài là thầy của chúng ta, là tấm gương của chúng ta, chúng ta
phải học tập Ngài. Đây là ý nghĩa thực sự của việc chúng ta cúng dường tượng Phật.
Nói đến
khai quang, tôi nhớ ra một chuyện. Chính là khi chị của tôi lão Bồ-tát Lưu Tố
Thanh vãng sanh. Sau khi vãng sanh, chúng tôi từng có một nghi thức cáo biệt ngắn
gọn. Trong nghi thức cáo biệt đó, tôi có một bài cáo biệt ngắn. Bài cáo biệt ấy,
thật sự không phải chính tôi nghĩ ra, là lực gia trì của Phật viết ra. Tôi cảm
thấy đây là Phật Bồ-tát mượn lời của tôi, để nói ra chân tướng này. Đặc biệt là
trong lời cáo biệt có bốn câu, là về khai quang, bốn câu đó tuyệt đối không phải
là chính tôi nghĩ ra. Bốn câu nào vậy? Là nói như vầy:
Không cần khai quang, quang tự khai
Ai thể vì Phật mà khai quang
Đầu đến cuối bao năm điên đảo
Ngày nay hiểu lý sửa sai lầm.
Sau khi
tôi biết nói bốn câu này, tôi cảm thấy quá kỳ diệu rồi! Bởi vì trước đây không
có tiền lệ này, đều là tiền lệ của nhà tục, có một lời khai quang của nhà tục,
lời khai quang Hữu Phật Gia của nhà Phật. Trước kia chúng ta tiễn đồng tu vãng
sanh, khai quang đều là dùng lời khai quang đó của Phật môn, đều là vốn có vậy.
Lần này
nói với tôi như vậy, tôi cảm thấy là Phật Bồ-tát: trong âm thầm điểm hóa cho tôi.
Vậy nên lần đó chúng tôi khai quang cho chị tôi, không áp dụng khuôn mẫu: cố định
vốn có. Cho nên sau này, tôi nghĩ gặp lại được sự việc như vậy, chúng ta liền
biết nên xử lý như thế nào rồi.
Hình tướng
của Phật Bồ-tát cúng dường trong nhà, luôn luôn nhắc nhở chính chúng ta phải giác
ngộ. Mỗi tôn tượng Phật đều có ý nghĩa biểu pháp, nhìn sáng tỏ rồi, quý vị sẽ
biết ý nghĩa thật sự của cúng dường tượng Phật là gì, là để chúng ta tu hành như
pháp. Đây là phù hộ thật sự, gia trì thật sự.
Có đồng
tu cho rằng, mời người xuất gia vẩy mấy giọt nước trên đầu hoặc xoa đầu. Vậy được
gọi là gia trì, hoàn toàn sai rồi. Đây là sự mê hoặc đảo điên của Phật pháp. Chúng
ta cần phải thời thời khắc khắc nhắc nhở bản thân, giác mà không mê, chánh mà
chẳng tà, tịnh mà không nhiễm. Đó mới là gia trì.
Lão Pháp
sư nói với chúng ta, đọc Kinh Vô lượng thọ, niệm A Di Đà Phật, được gia trì của
mười phương ba đời tất cả chư Phật, đây là ý nghĩa thật sự của gia trì.
Chúng
ta phải thật sự hiểu rõ: ý nghĩa, công đức, lợi ích thật sự của việc cúng Phật.
Phật Bồ-tát không ở thế gian, chúng ta đều cúng dường Ngài. Vậy người thầy trước
mắt chúng ta, có nên cúng dường không? Cúng dường thầy cũng phải có trí huệ. Cổ
đức nói: Ban đầu phát tâm xuất gia, thừa khả năng để thành Phật. Nhưng
xuất gia không lâu, tâm đã thoái đạo rồi, liền biến chất. Vì sao vậy? Khi tôi
giao lưu cùng quý vị mấy lần trước, đã nói như vầy: “Là bị tín đồ mê hoặc điên đảo
cúng dường làm hư rồi, làm hại rồi”. Vì sao vậy? Tiền tài cúng dường quá nhiều rồi, khởi ra
tâm tham sân si mạn, đạo tâm không còn nữa, là tín đồ hại người xuất gia rồi. Việc
này có thể dẫn tới sự chú trọng của chúng ta.
Nếu chúng
ta cúng dường người xuất gia, cúng dường thầy như vậy. Vậy chúng ta đã đưa những
người xuất gia, và thầy của chúng ta đi đến đâu? Tiễn đến địa ngục A Tỳ rồi! Quý
vị nói xem loại cúng dường này có thể có công đức không? Không những không có công
đức, phước đức cũng không có, mà còn tạo tội nghiệp vô lượng vô biên.
Có đạo
tràng tiếp nhận cúng dường của chúng sanh, ai cúng cũng không từ chối, càng nhiều
càng tốt. Ví dụ nói, có những đạo tràng, đồ dùng trong nhà kho, còn nhiều hơn cửa
hàng bách hóa, đều đầy đủ. Thời gian dài dùng không hết, đồ dùng hư rồi. Hư rồi
thì làm sao? Tạo nên sự lãng phí cực lớn. Vậy nên không được quên:
Một hạt gạo thí chủ
To như núi Tu Di
Đời này không liễu đạo
Mang lông đội sừng trả.
Đây là một món nợ, nhất định phải trả nợ.
Kinh Phật
nói với chúng ta, đối với người xuất gia cần bốn loại cúng dường: một là ẩm thực,
hai là y phục, ba là giường nệm, bốn là y dược. Chúng ta bây giờ không phải là “tứ
sự” cúng dường, mà “sự sự” cúng dường.
Bây giờ
đa số là mang tiền bạc đến cúng dường, vả lại mức cúng dường càng ngày càng lớn.
Vậy nên nói Phật giáo bị phá hoại, lỗi lầm của ai đây? Tín đồ tại gia chúng ta
có lỗi lầm. Cúng dường này rất không dễ dàng, người không có trí huệ là cúng dường
mù quáng. Không những tu không được phước, mà còn tạo tội nghiệp, hại người khác
cũng hại bản thân mình. Quý vị nói xem nếu chúng ta cúng dường không như pháp, đưa
Pháp sư và thầy: đến địa ngục A Tỳ; Cõi đi về của quý vị là đâu? Vậy là không hỏi
cũng tự rõ rồi sao.
Lại nói
vấn đề người tại gia tiếp nhận cúng dường. Những năm gần đây, Cư sĩ tại gia tiếp
nhận cúng dường của tín đồ, đã dần thành một loại thị hiếu, vả lại càng ngày càng
thịnh, quả thật là thấy đáng trách hay không? Tôi cho rằng, đây là một phong
trào không đúng trong Phật môn, phong trào phung phí, chỉ có hại chứ không
có lợi, cần phải kiên quyết ngăn lại luồng gió bất chính này. Có Cư sĩ tiếp
nhận cúng dường của người ta, còn có một bộ lý luận. Nói gì vậy? Nói đây là cơ
hội dành cho người ta: trồng phước điền. Tôi cảm thấy phải chăng là có chút nói
khoác không biết ngượng. Vì sao nói như vậy? Lời như vậy mà chúng ta cũng dám nói?
Trước tiên tôi kiến nghị quý vị hãy làm rõ? Quý vị là phước điền hay là đất hoang?
Quý vị chính là tu được không tệ, là mảnh phước điền, lời này có phải cũng là để
do người khác nói. Chúng ta tự mình nói bản thân là phước điền, có phải là lão
Vương bà bán dưa, tự bán tự khoe? Huống chi là phước điền, hay đất hoang, vẫn còn
một chiêu cuối cùng thì nhìn rõ ràng. Một chiêu cuối cùng là gì? Đó chính là quý
vị có thể biết trước lúc đi, tự tại vãng sanh hay không. Đây chính
là một chiêu kiểm nghiệm cuối cùng.
Nếu quý
vị không biết được trước giờ đi, tự tại vãng sanh, thì quý vị không phải phước điền,
quý vị chính là một mảnh đất hoang. Bây giờ quý vị đem chính mình nói thành phước
điền, để người khác đến cúng dường, quý vị thấy thích hợp không? Mời quý vị cân
nhắc kỹ lưỡng. Tôi cũng biết lời này của tôi làm tổn thương người khác, nhưng
không nói lời thật lòng, lại không phải tính cách của tôi. Vậy nên tôi nói ra lời
thật lòng. Nếu có người không hiểu, tôi nghĩa cũng là tạm thời không hiểu, sau
nhiều năm có lẽ sẽ hiểu.
Sau đây
nói về đức hiệu thứ ba, “Đẳng Chánh Giác”. “Đẳng Chánh Giác” chính là Vô Thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác. Tất cả chư Phật tu chứng đến rốt ráo viên mãn, thành Phật
rồi, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ấy: bình đẳng với tất cả chư Phật, nên gọi
là “Đẳng Chánh Giác”. Đây là “Đẳng Chánh Giác”, đức hiệu thứ ba.
Đức hiệu
thứ tư, “Minh Hạnh Túc”. “Minh” là trí huệ, là minh bạch; “Hạnh” là Lục độ vạn
hạnh. Ý nghĩa chính là trí huệ của Phật, tu hành, giải hành, đều là viên mãn. “Túc”
chính là viên mãn, đầy đủ, không tìm được một chút khuyết thiếu nào, nên gọi là
“Minh Hạnh Túc”.
Đức hiệu
thứ năm, “Thiện Thệ”. Xa rời phiền não, phân biệt, chấp trước, tâm vĩnh viên
thanh tịnh, thân tâm đều không nhiễm, gọi là “Thiện Thệ”.
Đức hiệu
thứ sáu, “Thế Gian Giải”. Chính là đối với tất cả chư pháp thế gian, bất luận sự,
lý, thể, tướng, nhân, duyên, quả, báo, vân vân…, đều thông đạt hiểu rõ, không
có gì Ngài không thể lý giải, nên gọi là “Thế Gian Giải”. Đây là tán thán biện
tài của Phật.
Đức hiệu
thứ bảy, “Vô Thượng Sĩ”. “Sĩ” là người đọc sách, là tầng lớp tri thức. Phật là
người thượng đẳng nhất trong thành phần tri thức, không có ai cao hơn Ngài, nên
gọi là “Vô Thượng Sĩ”. Đây là khen ngợi học vấn của Phật.
Đức hiệu
thứ tám, “Ðiều Ngự Trượng Phu”. “Điều” là điều phục, “Ngự” là chế ngự. Phật đối
với tất cả chúng sanh, Ngài có thủ pháp cao minh, Ngài có thể điều trị ưu tư của
chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh tu học, khiến tất cả chúng sanh đối với ngài tâm
phục khẩu phục. “Trượng Phu” chính là anh hùng. Chúng ta không làm được, Phật có
thể làm được. Vậy nên gọi là “Trượng Phu”.
Đức hiệu
thứ chín, “Thiên Nhân Sư”. Phật không chỉ là Đạo sư của nhân loại, mà cũng là
thầy của người trời. Trong Kinh Phật có ghi chép “thiên nhân quy ngưỡng”, quý vị còn nhớ không, ở phần đầu bài giảng
của tôi từng nhắc đến “thiên nhân quy ngưỡng”. Đây là đức hiệu thứ chín, “Thiên
Nhân Sư”.
Đức hiệu
thứ mười, “Phật Thế Tôn”. Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, gọi là “Phật”.
Đầy đủ 10 loại đức hiệu này, gọi là “Thế Tôn”. “Thế Tôn” là tên gọi chung, người
đáng được mọi người tôn kính nhất thế gian, gọi là “Thế Tôn”.
Vậy những
danh hiệu này hình thành thế nào? Những danh hiệu này đều là hình thành từ Tánh
đức. Bất cứ người nào thành Phật: đều đầy đủ 10 loại đức hiệu này, 10 loại đức
hiệu này không phải chuyên xưng của vị tôn Phật nào.
“Tại thế giáo thọ tứ thập nhị
kiếp. Thời vị chư thiên cập thế nhân dân thuyết kinh giảng đạo”. Hai câu kinh văn này là nói, ở thời đại đó phước báo
của loài người rất lớn. Từ đâu mà biết được? Từ thọ mạng của người có thể biết được.
Thọ mạng càng dài, phước báo càng lớn. Lúc Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời, tuổi thọ
bình quân của con người là 100 tuổi. Thời đại chúng ta hiện tại đang sống này,
tuổi thọ bình quân của người hiện nay chúng ta là 70 tuổi.
Khi Phật
Thế Gian Tự Tại Vương ở đời, thọ mạng của con người rất dài. Khi Phật Thế Gian
Tự Tại Vương ở đời là: “giáo thọ tứ thập nhị kiếp”, chính là Ngài giáo hóa chúng sanh: trong 42 kiếp, thời gian dài
như vậy. Quý vị nghĩ xem, vậy thọ mạng của Ngài, nhất định phải vượt qua 42 kiếp
đó, 42 kiếp ấy là thời gian mà Ngài giáo hóa.
Thích
Ca Mâu Ni Phật ở đời giảng Kinh thuyết Pháp: là 49 năm, giảng kinh hơn 300 hội.
Vậy quý vị so sánh một chút, thời gian Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời: và thời gian
Phật Thế Gian Tự Tại Vương ở đời trước đây, chênh lệch rất lớn rất lớn, phải vậy
không? Có thể thấy phước báo nhân duyên thực sự thù thắng.
Sự nghiệp
của Phật Bồ-tát là gì? Sự nghiệp của Phật Bồ-tát chính là giáo dục. Có người phát
tâm xuất gia, nhưng sau khi xuất gia không có năng lực dạy học, phải làm sao? Bởi
vì sự nghiệp của Phật Bồ-tát không phải là dạy học sao, có người xuất gia rồi,
nhưng lại nói tôi không biết dạy. Không biết dạy thì phải làm sao? Có thể làm công
việc hộ trì, công việc hộ trì cũng là giáo dục.
Ví dụ một
trường học, giáo viên viên chức đều phải có, thiếu ai, trường học cũng làm không
thành. Giáo viên viên chức đó đều là người một nhà, là một chỉnh thể, công đức
là bình đẳng, không phải của riêng cá nhân nào. Hai bên đều phải tôn trọng lẫn
nhau, ai cũng không thể coi thường bất kỳ ai, mỗi người đều đem năng lực của mình
phát huy hết sức, đoàn thể đó: mới có thể thật sự phát huy tác dụng viên mãn.
Đoạn
kinh văn phía trên giảng đến đây thôi. Chúng ta tổng kết một chút, đoạn kinh văn
này chủ yếu nói với chúng ta điều gì. Phật bảo A Nan: Vô lượng chẳng thể nghĩ
bàn vô số kiếp về thuở quá khứ, có một tôn Phật xuất hiện ở thế gian, gọi là Thế
Gian Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Ðẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ,
Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
Ngài ở thế gian giáo hóa trong 42 kiếp. thường vì chư thiên và người đời mà giảng
kinh thuyết pháp. Chủ yếu là giới thiệu Phật Thế Gian Tự Tại Vương xuất thế
thôi.
Mời xem
đoạn kinh văn tiếp theo:
有大國主名世饒王。聞佛說法。歡喜開解。尋發無上真正道意。棄國捐王。行作沙門。號曰法藏。修菩薩道。“Hữu đại
quốc chủ danh Thế Nhiêu Vương. Văn Phật thuyết pháp. Hoan hỷ khai giải. Tầm
phát Vô thượng chân chánh đạo ý. Khí quốc quyên vương. Hành tác Sa-môn. Hiệu viết Pháp Tạng. Tu Bồ-tát đạo” (Có đại quốc chủ tên là Thế Nhiêu Vương, nghe Phật
thuyết pháp hoan hỷ khai giải, liền phát tâm Vô thượng đạo chân chánh, nhường lại
ngôi vua, trở thành Sa-môn, hiệu là Pháp Tạng, tu đạo Bồ-tát).
Trước
tiên chúng ta xem “Thế Nhiêu Vương”. “Thế” là thế gian; “Nhiêu” là phong phú. “Thế
Nhiêu Vương” là ý nghĩa gì? Chính là hình dung vị quốc vương này trị lý chánh tích,
đạt được dân giàu nước mạnh, nên có danh tiếng “Thế Nhiêu Vương”.
“Tầm
phát Vô thượng chân chánh đạo ý”. “tầm phát” liền lập tức phát khởi; “Vô thượng
chân chánh đạo ý” chính là tâm Vô thượng Bồ-đề. Tâm như thế nào thì gọi là “Vô
thượng Bồ-đề tâm”? Chính là tâm nguyện cầu thành Phật, phổ độ chúng sanh. Chính
là tâm Vô thượng Bồ-đề.
“Khí quốc
quyên vương” chính là xả bỏ vương vị của quốc gia. “Khí” và “quyên” đều là ý
nghĩa xả bỏ.
“Hành
tác Sa-môn”.
“Sa-môn” là tên thường gọi của người tu hành xưa ở Ấn Độ. Ý nghĩa bao hàm là siêng
tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si, ở đây chỉ người xuất gia tu hành gọi “Sa-môn”.
“Tu Bồ-tát
đạo”. Tất cả Pháp môn mà Bồ-tát tu học, phương pháp có thể làm cho chúng sanh
thành Phật.
Khi Phật
giảng kinh, có một vị thính chúng là thân phận Quốc vương. Là vị Phật nào vậy? Chưa
có quên chứ? Mới nói xong, “Phật Thế Gian Tự Tại Vương”. Tôn Phật ấy khi giảng
kinh có một vị thính chúng, thân phận của Ngài ấy là Quốc vương, “Thế Nhiêu Vương”
là tôn xưng của mọi người với Ngài. Có thể thấy quốc gia mà Ngài trị lý, vô cùng
hưng thịnh phồn vinh, bất luận là văn hóa và sản vật đều vô cùng sung túc, lão
bá tánh an cư lạc nghiệp, thật sự sống cuộc sống viên mãn hạnh phúc. Cũng chính
là cơm no áo ấm, quốc thái dân an mà chúng ta hiện nay nói. Cho nên mới có lời
khen đối với Quốc vương như vậy. Quốc vương giàu có nhất thế gian.
Vị Quốc
vương ấy thường thân cận với: Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai, nghe Phật giảng Kinh
thuyết Pháp. Thế Nhiêu Vương là ai? Chúng ta phải đoán được rồi chứ, Thế Nhiêu
Vương chính là tiền thân của A Di Đà Phật, sau này Ngài thành Phật rồi chính là
A Di Đà Phật. Lần này quý vị rõ ràng rồi chứ? Thế Nhiêu Vương là thân phận trước
khi thành Phật của A Di Đà Phật, A Di Đà Phật là thân phận sau khi thành Phật của
Thế Nhiêu Vương.
Thế Nhiêu
Vương nghe Phật thuyết pháp, Ngài đã thật sự giác ngộ, Ngài không làm Quốc vương,
Ngài muốn xuất gia tu đạo, đây là giác ngộ thực sự. Nếu Ngài không thường xuyên
nghe Phật giảng kinh, Ngài sẽ không giác ngộ. Bởi vì thường xuyên nghe Phật giảng
kinh, cho nên Ngài lại có thiện căn phước đức nhân duyên sâu dày. Như vậy Tỳ-kheo
Pháp Tạng giác ngộ rồi. Nên Ngài nghe Phật thuyết pháp vô cùng hoan hỉ, dần dần
từng bước khai giải. Ngài không mê tín, Ngài cũng không làm theo cảm tình. Phát
tâm của Ngài hình thành ở: hoàn toàn thông đạt hiểu rõ đối với: tất cả pháp. Trên
cơ sở này, Ngài mới phát tâm. Vậy nên phát tâm này là chính xác, bởi vì quá trình
học Phật như vậy là chính xác.
Chúng
ta hiện nay có người vì sao phát tâm? Bởi vì gặp phải trở ngại, gặp phải khó khăn
rồi, có gập ghềnh không bước qua được, phải làm sao đây? Đi xuất gia! Đi học Phật!
tin Phật! Phát tâm như vậy thì không phải phát tâm chính xác.
Bởi vì
Phật pháp là tích cực, không phải tiêu cực. Xuất gia tu đạo, hoằng pháp lợi
sanh, điều này càng tích cực hơn so với: làm Quốc vương xử lý chính trị. Làm Quốc
vương là cứu người của một nước, còn xuất gia hoằng pháp lợi sanh là cứu giúp
toàn thế giới, cứu tất cả chúng sanh tận hư không biến pháp giới. Chúng ta phải
nhận thức rõ bản chất của Phật pháp, học tập phát tâm của A Di Đà Phật.
“Khí quốc
quyên vương” là ý nghĩa gì? Chính là Ngài nhường ngôi vua cho người khác, bản
thân không ngồi. Thích Ca Mâu Ni Phật trước đây là thân phận Vương tử, cũng giống
Thế Nhiêu Vương “khí quốc quyên vương, hành tác Sa-môn”, đi tu đạo rồi.
Tại các
triều đại vẫn có những thí dụ như vậy. Ví dụ nói, mọi người chúng ta tương đối
hiểu rõ về An Sĩ Cao. An Sĩ Cao ngài là Thái tử của nước An Tức, nước An Tức chính
là Iran hiện nay, phụ thân của ngài là Quốc vương. Sau khi phụ thân qua đời, An
Sĩ Cao đã thừa kế vương vị, nhưng ngài chỉ làm Quốc vương nửa năm, ngài đã nhường
vương vị cho chú của ngài, ngài đi xuất gia tu đạo.
Quý vị
xem, Thích Ca Mâu Ni Phật là thân phận Vương tử, xuất gia tu đạo. An Sĩ Cao đã
kế thừa vương vị, làm Quốc vương, ngài nhường vương vị cho người khác, ngài đi
xuất gia tu đạo. Đây đều là tấm gương của học tập của chúng ta.
Duyên
phận của An Sĩ Cao và người Trung Hoa rất sâu. Vì sao nói như vậy? Bởi vì sau
khi tu thành đạo nghiệp, ngài hoằng pháp ở Trung Hoa, sau đó ngài cũng tạ thế ở
Trung Hoa, đối với sự nghiệp Phật giáo của Trung Hoa, có thể nói có cống hiến rất
lớn. An Sĩ Cao là vị kiệt xuất nhất trong những Pháp sư dịch kinh thời kỳ đầu. Những
sư dịch kinh điển: sau ngài có Cưu Ma La Thập, có Đại sư Huyền Trang. Quý vị đều
biết, ba vị này là sư dịch kinh kiệt xuất nhất. Đây lại là ví dụ thực tế về một
vị “khí quốc quyên vương”.
Quý đồng
tu nghĩ xem, Thế Nhiêu Vương, Phật Thích Ca Mâu Ni, An Sĩ Cao, các Ngài tại sao
lại xả bỏ vương vị, xả bỏ vinh hoa phú quý, lựa chọn xuất gia tu đạo? Rất nhiều
người chúng ta đều không hiểu, phải không? Bởi vì các Ngài đều có đủ mọi thứ, mọi
thứ đều không thiếu, có phải không? Trong lúc này, các Ngài có thể chọn xuất
gia. Đem hai thứ vương vị và hoằng pháp so sánh một chút, hoằng pháp lợi sanh tốt
hơn thống trị một quốc gia, đương nhiên phải chọn điều tốt hơn, nên các Ngài đã
chọn như vậy. Là chọn ngôi vua hay chọn hoằng pháp? Các Ngài đều đã chọn hoằng
pháp, xả bỏ vương vị.
Hiện
nay có người xuất gia, bị cản trở rất lớn, chủ yếu bắt nguồn từ trong gia đình.
Người nhà nghĩ cách cản trở, họ không biết ngành nghề này tốt, cản trở sai rồi.
Không biết công đức ngành nghề này: lớn hơn nhiều so với Quốc vương Tổng thống.
Có mấy người có thể nhận thức được vấn đề này? Thế giới này, nghề này có giá trị
nhất, có ý nghĩa nhất, xứng đáng để chúng ta toàn tâm toàn ý đi làm.
Nhưng
chúng ta nên biết, trách nhiệm xuất gia: nặng hơn Quốc vương, nặng hơn Tổng thống.
Đã gánh vác trách nhiệm về lợi ích của tất cả chúng sanh, nếu không tận tâm tận
lực làm tốt, thì tội lỗi vô lượng vô biên.
Đoạn
thoại tôi vừa giảng vô cùng quan trọng, thỉnh quý đồng tu cẩn thận đọc, cẩn thận
lắng nghe. Làm thế nào lý giải vấn đề này?
Trung Hoa
có câu tục ngữ, gọi là: Trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều. Ngành nghề khác
trên thế gian, cơ hội đọa địa ngục, tương đối mà nói là khá ít; Cơ hội người xuất
gia đọa địa ngục, tương đối mà nói là khá nhiều. Tại sao vậy? Bởi người xuất
gia tiếp nhận 10 phương cúng dường. Quý vị nghĩ xem, chúng sanh 10 phương cung
cung kính kính cúng dường quý vị, đối với quý vị kỳ vọng như thế nào? Quý vị phải
giúp đỡ tất cả chúng sanh, phá mê khai ngộ lìa khổ được vui, đó là trách nhiệm
của quý vị. Chính quý vị không phá mê, không khai ngộ, không rời khổ, không được
vui, quý vị nói sao giúp chúng sanh? Nếu quý vị không giúp được chúng sanh, vậy
lối ra của quý vị chính là rơi xuống địa ngục. Bởi vì sao? Bởi vì quý vị tiếp
nhận 10 phương cúng dường, cho nên không được xem nhẹ vấn đề này.
Chúng
ta bây giờ phải mở rộng nhãn quang, phải nghĩ đến kết cục của chúng ta, không
được nghĩ đến chúng ta bây giờ đã chiếm được tiện nghi gì. Tiền đến rất dễ dàng,
giơ tay liền đến; Thậm chí không cần giơ tay đã có người đến đưa. Quý vị bây giờ
chiếm được gọi là “chút tiện nghi nhỏ”, tiện nghi này được thêm dấu ngoặc kép, nhưng
nghiệp của quý vị tạo lớn rồi. Nghiệp này là nghiệp gì? Nghiệp xuống địa ngục.
Sau đây,
chúng ta nói về “Tu Bồ-tát đạo”. Đầu tiên chúng ta phải biết thế nào là “Bồ-tát
đạo”. Bồ-tát đạo chính là đạo giác ngộ. Tu Bồ-tát đạo chính là phải tu tâm giác
ngộ. Thật sự làm được: giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm.
Đây là một mà ba, ba mà một. Ba điều này quý vị chỉ cần được một điều, thì quý
vị đồng thời đều có được ba điều rồi. Vậy nên tâm tu giác chính là Bồ-tát; tu
chánh tâm, chánh tri chánh kiến là Bồ-tát; tu tâm thanh tịnh cũng là Bồ-tát.
Tu học
Tịnh-tông thiên về tu tâm thanh tịnh. Tỳ-kheo Pháp Tạng sau khi phát tâm là chân
tu. Chúng ta sau khi phát tâm có phải là chân tu? Hiện nay không ít đồng tu, mỗi
ngày niệm rất nhiều lần Kinh Vô Lượng Thọ, niệm mấy vạn tiếng Phật hiệu, lại thêm
lạy Phật. Vậy có tính là chân tu? Từ hình thức xem ra có chút giống, từ thực chất
không nhất định là chân tu. Có phải là chân tu không phải xem điều gì? Phải xem
tâm của quý vị, có phải là mỗi ngày một thanh tịnh hơn, mỗi năm một thanh tịnh
hơn. Nói cách khác, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của quý vị, có phải là ngày
càng đều giảm bớt. Ngày ngày giảm bớt đi thật không dễ dàng.
Phiền não nhẹ, trí huệ lớn, đây là tu Bồ-tát đạo. Nếu quý vị niệm Phật, tụng
kinh, lạy Phật. Đó chỉ là một loại cách thức. Nếu thông qua loại cách thức này,
mà vọng tưởng, phiền não của quý vị ít đi, tâm thanh tịnh hơn, trí huệ lớn hơn.
Đó là kết quả, là thành tích. Ngày ngày niệm Phật, tụng kinh, lễ Phật, mà phiền
não không những không giảm bớt, ngược lại còn tăng thêm, điều này chẳng khác nào
ngày ngày đọc sách, đến kỳ thi lại không đạt yêu cầu.
Sư phụ ngài
thường nói như vầy: sách đọc hay không đọc? Đọc, nhưng đến kỳ thi lại không đạt
yêu cầu, ở lại lớp hoài, mãi không tốt nghiệp được, điều này chẳng có tác dụng.
Chúng ta hạ công phu tu học, nhất định phải có thành tích, đây mới là Bồ-tát đạo
chân chính.
Vẫn còn
một vấn đề nói với quý vị, chính là nói chúng ta vừa nói qua Bồ-tát, tất cả quý
vị lập tức nghĩ đến ai? Nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ-tát, Quan Thế Âm Bồ-tát, Văn
Thù Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát. Nghĩ rằng như vậy mới là Bồ-tát.
Kỳ thực các ngài không biết mình là Bồ-tát. Có phải vậy không? Vậy nên quý vị vừa
nghĩ là những đại Bồ-tát ấy, quên bản thân rồi. Cách nghĩ này của quý vị sai rồi.
Thực sự mà nói, Bồ-tát là ai? Bồ-tát chính là bản thân chúng ta, chính là chúng
sanh.
Các ngành
nghề đều có Bồ-tát, các ngài ở các giai cấp trong xã hội. Không chỉ có Bồ-tát của
nhà Phật, mà ở ngoại đạo cũng có Bồ-tát. Chúng ta không phải nói: Cần dùng thân
nào để độ được, thì Phật hiện thân ấy để mà thuyết pháp đó sao? Trong đạo nào cũng
có Bồ-tát. Vậy nên, chúng ta đối với vấn đề này, phải có một nhận thức mới, chính
là bản thân quý vị chính là Bồ-tát, đây là chân tướng sự thật. Nếu chúng ta đã
biết chân tướng này rồi, thì mới biết tu Bồ-tát hạnh thế nào, làm Bồ-tát ra sao.
Bồ-tát ở
bên cạnh chúng ta, Bồ-tát chính là chúng ta. Ví dụ, bên cạnh chúng ta có Bà chủ
gia đình Bồ-tát, Hiệu trưởng Bồ-tát, có Học trò Bồ-tát, có Quan tòa Bồ-tát, có Xí
nghiệp gia Bồ-tát, vân vân. Cho nên nói, làm Bồ-tát không nhất định phải xuất
gia, tại gia cũng có thể làm Bồ-tát. Chúng ta từ trong 53 lần tham vấn của: Thiện
Tài Đồng tử có thể thấy được, trong 53 lần tham vấn đó có năm vị là người xuất
gia, những vị khác đều là tại gia.
Trung
Hoa có bốn núi lớn nổi tiếng, là đạo tràng của bốn vị đại Bồ-tát, quý vị nghĩ
xem, chỉ có Địa Tạng Vương Bồ-tát thị hiện là tướng xuất gia, ba vị Bồ-tát còn
lại: Quan Thế Âm Bồ-tát, Văn Thù Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát đều thị hiện tướng tại
gia. Tướng tại gia nói rõ điều gì? Nói rõ Bồ-tát tại gia nhiều, Bồ-tát xuất gia
ít. Nếu quý vị sự thực hiểu rõ điều này, thì quý vị mới có thể biết học Bồ-tát đạo
như thế nào, tu Bồ-tát hạnh ra sao.
Chúng
ta đem lý luận, phương pháp, cảnh giới của Kinh Vô Lượng Thọ: đều dùng trong cuộc
sống, dùng trong công việc, dùng trong xử thế đối nhân tiếp vật, thì quý vị chính
là Bồ-tát. Đây là chúng ta đối với Bồ-tát: phải có một nhận thức mới.
Đoạn
kinh văn trên tôi nói xong rồi. Chúng ta quy nạp chỉnh lý một chút, đoạn kinh văn
này chủ yếu là nói với chúng ta điều gì. Đoạn kinh văn trên nói với chúng ta: Lúc
ấy có một vị Quốc vương tên là Thế Nhiêu Vương, thường đến nghe Phật giảng Kinh
thuyết Pháp. Sau khi nghe đã sanh đại hoan hỉ, vả lại đối với đạo lý mà Phật nói,
đều có thể lý giải hiểu rõ. Liền phát khởi tâm Bồ-đề Vô thượng, xả bỏ vương vị
của Ngài, đi theo Phật Thế Gian Tự Tại Vương xuất gia tu hành, Pháp danh gọi là
Pháp Tạng, thường thường tu học phương pháp giác ngộ thành Phật của Bồ-tát.
Tôi giảng
bài học này, xuất hiện hai nhân vật, quý vị có biết không? Một là “Phật Thế
Gian Tự Tại Vương”, hai là Thế Nhiêu Vương. Thế Nhiêu Vương chính là A Di Đà Phật:
mà hiện nay chúng ta nói. Đó là danh hiệu của Ngài trước khi thành Phật.
Buổi học
này giảng đến đây, buổi học sau chúng tôi sẽ giảng tiếp. Cảm
ơn mọi người. A
Di Đà Phật.
(Hết tập 13)
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát Bồ-đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc quốc.
Nam Mô A Mi Đà Phật