Responsive Menu
Add more content here...

Luận Câu Xá – Phẩm 1 – Buổi 3

Giảng Ký A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (A Tỳ Đàm – Vi Diệu Pháp – Duy Thức Pháp Tướng) – Tạo Luận: Tôn giả Thế Thân – Dịch và Chú Thích: Tam tạng Pháp sư Huyền Trang – Bài 3: Phẩm 1 – Phân Biệt Giới – Buổi 3.

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 26.06.2024

Phát trực tiếp trên Kênh YouTube Thích Thiện Trang

https://www.youtube.com/watch?v=jsCNj4MRqGo&list=PLAf-wMx-Id7Zsd52Z4chGE-rsktEpjH6A&index=3&ab_channel=Th%C3%ADchThi%E1%BB%87nTrang

mạng xã hội Facebook, Fanpage Thích Thiện Trang:

https://www.facebook.com/suthaythichthientrang

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô A Mi Đà Phật!

Kính chào toàn thể quý vị đồng tu! Hôm nay là thứ Tư, chúng ta gặp nhau trong loạt bài chia sẻ về Luận Câu Xá. Đây là một môn học về Duy Thức Pháp Tướng. Nếu như nói về Phật pháp Bắc truyền thì gọi là Duy Thức. Nếu nói về Phật giáo Nam truyền thì gọi là Vi Diệu Pháp. Pháp này là pháp vi diệu, bởi vì đi vào sâu, vào giáo pháp một cách rốt ráo nhất có thể. Và chúng ta tuy chưa học được nhiều nhưng qua hai buổi vừa rồi Thiện Trang đã chia sẻ với quý vị, quý vị cũng cảm nhận được là môn này cực kì hay và đáng để học, đúng không ạ?

Tại vì mình học thì mình biết rõ được con người của mình, biết rõ được lộ trình tu chứng, lộ trình tu tập và biết rõ được mình tu mình đang ở đâu, mình đang ở vị trí nào, mình cần tu điều gì. Mình cần tu trên tâm như thế nào, trên sự như thế nào. Môn này là môn cung cấp đầy đủ nhất. Thiện Trang rất tin rằng, do thấy hấp dẫn như vậy nên rất nhiều người đã tìm vào các sách về Luận Câu Xá hay là A Tỳ Đàm để tìm đọc. Và quý vị sẽ kết luận rằng quá khó. Tại sao vậy? Vì môn này không dành cho những người tầm thường. Nếu như là tay mơ, mình không có nền tảng thì quý vị đọc vào không hiểu. Bởi vì vậy nên cần có người giảng. Người giảng cũng là người phải biết khá khá một chút, không biết khá khá là không biết đường học luôn.

Thiện Trang cũng xin chia sẻ với quý vị là môn này Thiện Trang cũng học lâu rồi, sau này Thiện Trang học thêm của Nam truyền nữa để bổ sung vào, thì thấy mình chia sẻ vừa cả Nam truyền và Bắc truyền vào thì rất được lợi ích. Chúng ta sẽ được lợi ích rất nhiều.

          Quý vị thấy giống như bữa trước mình được học về các duyên, mình được học ba duyên trong 24 duyên hay là trong 52 duyên, gồm: Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên và Câu sanh duyên. Tiền sanh duyên là gì? Điều này rất quan trọng nếu chúng ta nắm được thì chúng ta sẽ dễ dàng để tu hành. Tiền là trước, Tiền sanh duyên là cái gì xuất hiện ở trước mà nó tác động làm duyên, nó ảnh hưởng đến cái đằng sau, thì cái đó gọi là Tiền sanh duyên. Hôm bữa Thiện Trang lấy ví dụ giống như: vì có mẹ mình ra đời mà mình mới ra đời, như vậy mẹ mình trở thành Tiền sanh duyên của mình. Như vậy đó là một cái tác động.

Hậu sanh duyên là gì? Hậu sanh duyên là những cái gì mặc dù nó chưa xuất hiện, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cái trước nó. Điều đó thông thường mình không được học, nhưng mà thực sự có như vậy. Ví dụ vì mình muốn cất căn nhà, căn nhà chưa có nhưng mà mảnh đất phải được dọn dẹp, được mua, được sửa chữa v.v…. Như vậy căn nhà chưa có, nó trở thành Hậu sanh duyên.

Điều thứ ba là có hai điều cùng có mặt đồng thời để giúp đỡ lẫn nhau, ví dụ như vợ chồng. Khi có vợ có chồng trong một đám cưới, cô dâu chú rể thì phải có hai người mới giúp đỡ nhau thành tựu được, thành vợ chồng. Đó gọi là Câu sanh duyên, đây là căn bản.

Chúng ta học được như vậy để chúng ta hiểu được rất nhiều điều, tu hành là mình biết ở trên cuộc đời này chúng ta có rất nhiều duyên chi phối, mà trong nhà Phật hay nói là mọi việc ở đời do duyên mà có. Mà đã do duyên thì bị ràng buộc, bị lệ thuộc, như thế thì khổ. Tại vì không tự tại.

Cho nên bậc Thánh các ngài hiểu rõ những điều đó, các ngài muốn ra khỏi dòng đời, ra khỏi vòng trói buộc. Đó gọi là Niết-Bàn, là tịch tĩnh an vui. Đấy là con đường tu hành. Bởi vì trong đời, mình rất nhỏ bé, một cái duyên rất nhỏ có thể ảnh hưởng đến mình, nhiều cái rất đơn giản thôi. Ví dụ như chúng ta hàng ngày uống một ly nước, uống nước bình thường không có chuyện gì. Nhưng ngày nào đó vô tình một đứa trẻ con trong nhà bỏ một cái gì đó, rắc một cái gì đó vô. Nó lượm đâu bịch thuốc muỗi hay cái nhang muỗi rảy vô trong cái ly đó mà mình không biết. Mình uống vô một phát rồi sau đó thì cả cuộc đời mình không biết đi về hướng nào. Có nghĩa là sự việc ở đời có nhiều việc rất nhỏ, nhưng nó tác động rất lớn. [Vậy] chúng ta nhìn nhận được gì?

Chúng ta tu hai phương diện: phương diện thứ nhất là cái ta của chúng ta sẽ nhỏ đi, bởi vì biết rằng ta chẳng là gì trên cuộc đời này cả. Bởi vì chúng ta phụ thuộc quá nhiều duyên. Ví dụ như Câu sanh duyên, quý vị và Thiện Trang đang cùng tạo lên lớp học này. Thiện Trang chia sẻ, quý vị nghe thì mới có lớp học này. Nếu như không có quý vị, có mình Thiện Trang giảng không có ai coi là cũng không thành. Nếu như không có Thiện Trang, thì cũng không có người nghe. Đó gọi là Câu sanh duyên. Vì tương quan qua lại rất nhiều. Từ đó mình hiểu rõ, mình tu dễ dàng.

Thứ nhất là mình biết rằng mọi sự việc ở đời đều là khổ, bởi vì nó phụ thuộc duyên. Mà nó phụ thuộc càng nhiều bao nhiêu thì càng khó làm chủ được tình hình bấy nhiêu. Mình gọi là không làm chủ được cuộc chơi, cuộc đời. Cho nên vì vậy chỉ bậc Thánh nhân các ngài thoát ra, cố gắng thoát ra. Mà muốn thoát ra thì phải chuyển tâm phàm thành tâm Thánh. Chuyển bằng cách nào? Bữa hôm trước chúng ta có giới thiệu sơ qua là chúng ta phải cố gắng bớt dùng những Tâm sở của phàm phu, nếu không nhiều khi mình cũng không biết.

Thiện Trang kể câu chuyện cho đỡ nhàm chán. Quý vị biết câu chuyện rất quen thuộc đó là câu chuyện của tướng cướp Vô Não là Angulimala, có khi ở trong kinh lại gọi là Ương Quật Ma La hay là Ương Quật Ma. Ở trong Kinh Tăng Nhất A Hàm có kể như thế này, Thiện Trang cũng sẽ kể hết hợp với những bộ kinh khác nữa. Quý vị biết là ngài Ương Quật Ma La hay là ngài tướng cướp Vô Não, lúc đầu sinh ra đời là một người có tướng mạo đẹp, sức khỏe phi thường, sức khoẻ lắm quý vị. Đẹp rồi mà còn có sức khoẻ nữa, rất khoẻ mạnh, mấy người địch cũng không lại, và rất lễ phép, rất có tâm cung kính. Một người có trí tuệ, học hiểu biết rất rõ, ở trong vùng đó, lớn lên được gửi và đi học với một vị thầy Bà-la-môn giáo. Khi học [thì] vị thầy chấm đứa học trò này học quá giỏi, học rất tuyệt vời. Không chỉ tuyệt vời mà nó còn hiền lắm, nói gì nghe đó, tin thầy, nói gì cũng nghe, nếu như không có chuyện gì thì chắc là mọi điều tốt đẹp.

Một lần nọ vị thầy có việc đi xa, do rất tin tưởng học trò này, [vị học trò] lớn tuổi rồi, tuổi 18 đôi mươi gì đó, rất là trẻ đẹp, ở nhà mình để lo liệu việc nhà. Vị thầy Bà-la-môn giáo đó đi. Khi đó ở nhà thì vợ của ông thầy tức là Sư mẫu của ngài Ương Quật Ma La hay tướng cướp Vô Não, thật ra tên của ngài là Hiền Thiện, thấy anh chàng thanh niên này rất đẹp, tướng tá, nói chung mọi thứ ngoan hiền. Cô vợ của ông thầy nổi tâm nhiễm trước cho nên chủ động tìm tới, [và] có động chạm tiếp xúc để mà lôi kéo. [Nhưng] anh này có tâm rất đoan chánh, không có chuyện đó, tức là không chịu, nói: Bà giống như là mẹ tôi vậy, làm sao bà có thể làm như thế, như thế. Cô này vì lửa dâm dục quá mạnh, không được đáp ứng nên tức lắm. Tất nhiên cô ta phải tự mình thỏa mãn, ngôn ngữ bây giờ gọi là thủ dâm, cô ta dùng ngón tay cô ta tự [làm].

Qua một thời gian cô ta bị bệnh, vừa tức do bị bệnh, vừa tức [do] không thoả mãn nên trở nên ghét anh chàng này, vì vậy bày ra chuyện. Biết người chồng mình sắp về, tức là thầy của Ương Quật Ma La sắp về, cô này mới bày ra chiêu treo cổ tự vẫn, kiểu treo cổ khiến không chết, tức là thắt dây canh làm sao đó để cho nó không hổng chân để còn đứng được, không chết. Giả bộ treo cổ như vậy. Ông chồng về thấy vợ treo cổ như vậy đỡ xuống, thấy may vợ mình không chết, mới hỏi tại sao như vậy. [Cô vợ nói]: ‘Tại vì thiếp ở nhà bị thằng học trò ở nhà đó lạm dụng’, ngôn ngữ bây giờ gọi là lạm dụng tình dục, kiểu vậy. Ông thầy này nghe vợ mình nói như vậy tức quá, thậm chí vợ mình do thủ dâm bị bệnh thế này thế kia, nghĩ là do thằng này hết nên tức lắm. Nhưng biết thằng này sức khoẻ dữ lắm, bao nhiêu người đánh không được nữa mà, làm sao mình dám ra tay giết nó. Cho nên ông nghĩ thằng này dù sao nó cũng nghe lời, mình sẽ xúi nó làm việc để nó bị người ta giết là tốt nhất.

Trong lúc dạy ông nói: ‘Cái này là tâm con tà này, giờ con phải sám hối. Muốn sám hối đền tội là con phải giết 1.000 người’. Bảo tướng cướp Vô Não hãy giết đi và giết để lấy ngón tay xâu lại thành chuỗi đeo lên người, bao giờ đủ 1.000 người thì đủ xoá hết tội lỗi, lỗi lầm. Do vị đó có căn lành cho nên nói như vậy cũng không tin, nói sao đi giết người lại là việc để sám hối tội lỗi thế này thế kia. Ông thầy nói: Con không biết, như vậy như vậy mới đúng. Tất nhiên học trò rất tin thầy nên nghe lời. Ông đó còn nói thêm nếu giết mẹ hoặc là giết bậc Chánh đẳng Chánh giác tức là Phật, đức Thế Tôn là sẽ được sanh vào trời Phạm Thiên. Nói như vậy cho nên thằng nhỏ đó đi ra giết người, giết từng người một.

Cái xóm làng khu đó hoang mang, bởi vì tướng cướp Vô Não giết người không gớm tay. Mà người ta sợ đến vùng đó đến nỗi mỗi người đi không phải đi một mình nữa, mà kéo năm người, mười người, mười lăm, hai mươi người, thậm chí ba mươi người đi vào mà vẫn bị đánh không lại. Một vị đó [mà] giết tới bao nhiêu ngàn người như vậy, kêu là đếm bao giờ đủ số thì thôi. Đến khi gần đủ số rồi đó, đếm đi đếm lại còn thiếu một người nữa thôi, giờ không biết giết ai nữa cho đủ một 1.000 người, bây giờ khó tìm người quá. Lúc đó mẹ của ngài mới đem cơm tới, tướng cướp Vô Não nghĩ thôi mình giết luôn mẹ, nghe thầy mình nói là được sanh lên cõi Phạm Thiên, cho nên tính như vậy.

Lúc đó khi thấy mẹ đem cơm tới là nắm mẹ lại, rút kiếm định giết. Lúc đó đức Phật Thích Ca quán là người này nếu mà để phạm tội Ngũ nghịch là không còn cơ hội. Tại vì giết mẹ là tội Ngũ nghịch đó quý vị, cho nên Ngài nghĩ phải cứu. Ngài quán căn cơ Ngài cứu, cho nên Ngài dùng thần thông, tích tắc bay đến khu rừng đó và phóng ánh hào quang từ giữa chân mày, chiếu khắp khu rừng sáng lòa lên như vậy. Lúc đó Ương Quật Ma La, tức là tướng cướp Vô Não thấy ánh sáng đó dừng khựng lại, kêu sao lại có ánh sáng lạ kì như vậy, không biết ánh sáng ấy của ai, chẳng lẽ quan quân đem quân tới để bắt mình đây, v.v… Người mẹ nói đây không phải ánh sáng, nói chung làm một bài kệ, nói đây không phải ánh sáng thường, là ánh sáng của một bậc giác ngộ, v.v… Nghe vậy thì [Ương Quật Ma La] nói mình khỏi phải giết mẹ nữa, đi giết ông đó hay hơn, là đủ người khỏi cần giết mẹ.

 Ông chạy tới, tìm thấy đức Phật rồi chạy theo. Đức Phật dùng thần thông đi đi như vậy, ông đuổi theo không được. Ông thấy Ngài đi bộ rất chậm mà sao đuổi hoài không được, [ông nói]: ‘’Ông kia sao ông không dừng lại’’. Đức Phật mới nói một bài kệ ý nói là: Ta đã dừng lại, còn ông không dừng lại. Người này mới kêu kỳ lạ, sao lại như vậy, dừng lại cái gì? Đức Phật mới nói: “Ta đã dừng lại Phiền não, dừng lại mọi thứ”. Ông đó nghe mới đầu cũng hiểu ra, nhưng tà kiến trỗi dậy, nên đức Phật dùng thần lực để giúp làm sao cho chánh kiến trỗi dậy, mới nhớ rằng trong bốn bộ Kinh Vệ Đà của Bà-la-môn giáo có nhắc đến đức Phật, đức Thế Tôn, một bậc ra đời hy hữu, nhớ đến đoạn đó cho nên tới hỏi đạo. Đức Phật thuyết cho bài pháp, lúc đó ông xin phép quy y, đi theo Phật. Và lúc đó đức Phật nói: “Thiện lai Tỳ-kheo’’, thì [vị] đó [trở] thành một vị Tỳ-kheo. Ngay bài pháp lúc đó [ngài] đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn, tới cảm ơn mẹ, rồi về đi xuất gia theo Phật luôn, bỏ hết.

 Lúc đó vua Ba Tư Nặc đem đội quân hùng hậu tới khu đó để dẹp loạn, bắt vị này. Đi tới thì không biết đâu, nhưng gặp đức Phật, đức Phật nói: “Ông nghĩ vị ấy như vậy rồi bây giờ lại quay đi xuất gia tu hành rồi thì sao?” Vua Ba Tư Nặc nói: “Làm thế nào có người như vậy được, một tướng cướp ác như vậy làm sao được, không có. Nhưng mà nếu như có thì con cũng sẽ đảnh lễ”. Đức Phật mới chỉ đằng kia kìa, có thấy ông kia ngồi đó, chính là vị đó. Vua Ba Tư Nặc nghe thấy vậy rụng rời hết, sợ quá, lông tóc dựng đứng. Nhưng mà đức Phật nói: “Yên tâm đi, bây giờ ông ấy tu hành rồi, không [như trước] đâu, ông hãy tới xem xem”. Vua Ba Tư Nặc tới quan sát đảnh lễ, rồi tán thán vô cùng.

Sau đó ngài tướng cướp Vô Não xuất gia là Angulimala, ngài mới trì bát khất thực và tu thời gian thì đắc được được quả A-la-hán. Quý vị nhớ nha, đắc quả A-la-hán. Sau khi đắc quả A-la-hán, [ngài] đi vào trong làng khất thực, người ta thấy và nhận ra đây là tướng cướp Vô Não này đã giết bao nhiêu người, cho nên người thì ném đá, người lấy dao, lấy kiếm, v.v… đánh, rồi chém. Cho nên [ngài] đi về quần áo thì rách tan nát, đầu chảy máu lênh láng khắp người, trở về lại Tịnh xá. Đức Phật và các Tỳ-kheo thấy vậy thì đức Phật mới an ủi rằng: “Nghiệp của ông đáng lẽ phải chịu khổ trong một kiếp, nhưng mà nhờ nạn này coi như trả xong”. Các vị Tỳ-kheo khác mới thắc mắc hỏi: “Thưa đức Thế Tôn, tại sao vị Angulimala này giết nhiều người như vậy rồi mà còn có thể xuất gia, thậm chí đắc quả A-la-hán nữa?”. Đức Phật mới nói tất cả việc đều có nhân duyên trong đời trước. Quý vị biết nhân duyên đời trước không ạ? Đoạn chuyện vừa rồi Thiện Trang nghĩ nhiều người đều biết, nhưng mà còn nhân duyên đời trước là thế nào, chúng ta nghe để biết.

Đức Phật mới nói vào thời sau khi đức Phật Ca Diếp nhập Niết-Bàn. Đức Phật Ca Diếp là đức Phật thứ ba trong Hiền kiếp, chúng ta quá quen rồi, đức Phật Thích Ca là đức Phật thứ tư trong Hiền kiếp. Thì có một ông vua nước đó gọi là Đại Quả, sanh ra một đứa con rất là đẹp. Ông vua này có rất nhiều cung phi, nữ tần, vợ ổng nhiều lắm, nhưng ổng lớn tuổi mà không sinh được con. Cho nên ông đi cầu thần cây mới sinh ra được đứa con trai rất là đẹp, khỏe mạnh v.v… ông sướng lắm, thích lắm, đặt tên là Đại Lực. Đại Lực là khỏe mạnh.

Đến khi lớn lên tám tuổi, ông muốn cưới vợ [cho con], đứa bé từ chối không nhận kêu con nhỏ như vậy làm sao lấy vợ cho con làm gì. Đến năm lên 20 tuổi, ông cũng nói đi cưới vợ, đứa bé nói con không muốn cưới vợ gì đâu, v.v… Quý vị thấy căn lành lớn như vậy đó. Cho nên ổng đổi tên lại là Thanh Tịnh, gọi là Thái tử Thanh Tịnh. Đến năm Thái tử Thanh Tịnh 30 tuổi, vị vua này mới nghĩ rằng mình già rồi mà Thái tử nối ngôi mà ngay cả chuyện đó cũng không muốn, không có tâm gì hết, thì làm cách nào chứ kiểu này làm sao nối ngôi của ta được. Cho nên ông mới bàn với quần thần truyền lệnh ra khắp nước rằng: “Bây giờ ai có thể giúp cho Thái tử đắm say trong Ngũ dục, tức là mê Ngũ dục (trong đó có sắc dục nam nữ) được thì sẽ thưởng một ngàn lượng vàng và rất nhiều điều khác nữa”, truyền lệnh như vậy.

Lúc đó có một cô dâm nữ tên là Dâm Chủng, giống như bây giờ gọi là gái lầu xanh. Cô ta tới nói: “Tôi có thể làm được, tôi biết 64 món của nghề này nên tôi có thể làm được điều đó, hãy thưởng cho tôi đi”. Ông vua nói: “Nếu cô làm được thì thưởng gấp đôi, không phải một ngàn lượng vàng mà gấp đôi, hai ngàn lượng vàng và thêm những châu báu khác nữa”. Thì cô đó mới hỏi Thái tử ở đâu, [vua nói] Thái tử ở nơi đó. [Cô này nói] được rồi cho tôi ban đêm vô, nhưng phải cho lệnh được đi thoải mái tự do trong đó.

Cô này mới vào, thì Thái tử ngủ cùng với một vệ binh (lính canh) bên cạnh thôi. Cô này mới giở chiêu khóc ở ngoài cửa ban đêm, canh hai mà khóc ngoài cửa. Thái tử nghe được, kêu sao có người nữ như vậy ra coi thử, người nữ đó tại sao khóc. Ra hỏi thì cô nàng nói là tại vì thứ nhất là bị chết chồng, chồng mất rồi và bây giờ sợ cướp, sợ bị thế này thế kia cho nên sợ quá khóc. Thái tử nói vậy thì thôi dẫn cô ta vô chuồng bò để ở đi. Dẫn vô chuồng bò cô ta cũng khóc, dẫn vô chuồng ngựa cũng khóc, cuối cùng không chịu được, Thái tử bảo: “Thôi dẫn tới đây”.

Khi dẫn tới cho vô phòng của Thái tử. Bắt đầu cô ta tiếp cận dần dần, cô ta cứ giả bộ khóc rồi cuối cùng Thái tử cho phép, một hồi là cô với Thái tử tiếp cận được. Rồi cuối cùng cô ta dụ một hồi là Thái tử chịu không nổi. Thái tử mới đầu thì ngại ngần, nhưng mà sau đó là hai người đó đến với nhau. Sau đêm đó, sáng hôm sau Thái tử trở thành một người khác. Tức là từ một người rất thanh tịnh, không hề có chuyện đó, nhưng mà sau bữa đó là mê chuyện đó, mê luôn. Bữa sau vua thấy Thái tử đổi sắc mặt v.v… là vua mừng rồi.

Thái tử mới yêu cầu cha: “Từ nay, nếu như cha thương con hãy cho con những điều kiện: đó là cho lệnh tất cả những người nữ nào trong đất nước này mà chưa có chồng, vô trong nơi này trước hết rồi mới đi gả chồng”, tức là cho Thái tử trước rồi mới đi gả chồng. Cho nên vua ra lệnh như vậy, và một thời gian thì từng người nữ, từng người nữ nào chưa lấy chồng là cứ vào gặp Thái tử xong rồi được đi gả chồng.

Cứ như vậy, [lần lượt] tới một cô gái đó, ở trong một gia đình rất nổi tiếng, nổi tiếng về đức hạnh, mọi thứ, rất là xinh đẹp v.v… Tới lượt cô đó phải vào hoàng cung, vào để gặp Thái tử. Cô ta là một người rất là thông minh, cho nên cô ta chơi một chiêu bài hơi lạ kỳ. Tức là thay vì cô ta đi một cách bình thường tới Hoàng cung, cô ta không có bình thường, [mà] cởi hết quần áo, trần truồng mà đi. Đi từ nhà cô ta đi vào cung, rất nhiều người nghe cô này nổi tiếng [nên nghĩ] sao một cô gái nổi tiếng như vậy mà tại sao làm chuyện như vậy, sao lại dám ở trần ở truồng mà đi như vậy v.v… Người ta nói cô ta không ngại ngần giống như con lừa, có khác nào động vật, con lừa đâu. Cô ta nói: “Tôi không phải là con lừa, chính các ông mới là con lừa, mấy người mới là con lừa. Mấy người nghĩ xem tại sao người ta ngại? Nếu mà người nữ đi với người nữ, người nữ thấy người nữ thì đâu có ngại đâu. Chỉ có người nữ thấy người nam người ta mới ngại. Tôi là người nữ, nhưng mà cả đất nước này đều là người nữ hết, nên tôi không có ngại. Chỉ có mỗi vị Thái tử đó là người nam, bao giờ tôi đến Thái tử tôi mới ngại thôi, còn tôi đi ở đây toàn người nữ không mà”.

Quý vị hiểu câu nói đó không, tức là cô này đánh vào tâm lý rằng: tất cả đàn ông trong đất nước đó toàn là người nữ, nhục mặt quá, không có bảo vệ vợ mình, chấp nhận vợ mình [với Thái tử] cứ để như vậy. Cô muốn tạo điều đó, tạo hiệu ứng đó để thức tỉnh mọi người, là tại sao lại để cho một ông vua trong nước này, một Thái tử trong nước này lại có thể làm chuyện nghịch lý như vậy, chuyện bậy bạ mà cứ để như vậy.

Mọi người lúc đó [người] dân thức tỉnh, tại sao lại chấp nhận như vậy cho nên họ nổi lên. Thế là họ tự sắm giáo mác, họ trang bị áo giáp, kéo vây vào kinh thành, vây vua. Tất nhiên vua thì không thể nào đối lại tất cả dân, họ nói rằng: “Bây giờ cho vua hai điều kiện: Một là vua phải cho Thái tử ra đây chúng tôi sẽ xử, còn hai nữa là chúng tôi sẽ cho vua qua đời”. Ông vua lúc đó cũng hiểu ra, ông nói: “Thà hy sinh một người mà không mất gia đình, thà hy sinh một làng mà không mất một quê hương, thà hy sinh một huyện mà không mất một đất nước”. [Vua] nói là việc này được thôi, cho nên bắt Thái tử, trói giao lại cho dân.

 Người dân dẫn Thái tử Thanh Tịnh đó ra ngoài, họ nói không có giết một cách đơn giản được, bây giờ mỗi người chúng ta phải trả thù bằng cách là mỗi người tự ném đá ném gạch vào, mỗi người đánh một phát cho bao giờ chết thì thôi. Và [Thái tử] bị bao nhiêu người đánh như thế, đến lúc sắp chết rồi, ông tức quá mới phát nguyện là: “Ta nguyện đời sau ta sẽ báo thù [việc] này, và cũng nguyện rằng đời sau ta sẽ được gặp bậc A-la-hán Chánh đẳng Chánh giác để mà đắc đạo giải thoát”.

Đức Phật mới nói vị Thái tử Thanh Tịnh đó chính là tướng cướp Angulimala tức là tướng cướp Vô Não. Vì ông nguyện trả thù, cho nên ông giết lại bao nhiêu người. Những người bị ông giết, chính là đời quá khứ đã ném đá, ném gạch vô người để ông chết, cho nên ông giết rất nhiều người. Và do ông cũng phát nguyện gặp được bậc Chánh đẳng Chánh giác nên là đắc được quả giải thoát, nên gặp Phật được đắc đạo giải thoát. Và ông thầy Bà-la-môn đó không ai khác chính là vua, còn vợ của ông thầy đó chính là cô dâm nữ đời trước.

Quý vị thấy không ạ, tức là nhân duyên trùng trùng điệp điệp cứ xoay vần, xoay qua xoay lại, cho nên đắc đạo A-la-hán mà bị tơi tả như vậy. Sau này chúng ta học bộ A Tỳ Đàm này, chúng ta mới hiểu ra là tại sao người tu hành có người thì đắc đạo ngon lành lắm, đi học vô trong gặp đức Phật, gặp giáo pháp Phật tu một cách an nhàn thoải mái sung sướng rồi đắc đạo giải thoát. Có người thì lên rừng, lên núi tu hành bao nhiêu năm, bệnh rồi thế này thế kia, rắn cắn, muỗi, bọ cạp đuổi v.v… đủ các khổ hạnh rồi mới đắc đạo giải thoát. Có người thì phải tu trầy trật đổi Pháp môn này, Pháp môn kia, lội đèo lội suối, tu khổ bao nhiêu thứ rồi cuối cùng mới đắc đạo giải thoát, là do nhân đời trước.

Không có gì ngẫu nhiên, tất cả đều do mình gieo nhân nào trong đời quá khứ, thì đến đời này mình sẽ chịu quả như thế. Cho nên mình hiểu rồi, đời này ráng tu. Tu kiểu gì, tu làm sao gieo trồng duyên tốt lành. Mình tu ráng tốt với mọi người, ráng làm thiện làm lành, làm sao tu một cách chánh đạo thì tương lai mình sẽ thành tựu một cách tốt đẹp. Còn không thì mình tu kiểu nào, cuối cùng cũng đắc quả thôi, kiểu gì cũng đắc quả thôi. Tại vì sao? Khi nào giải thoát là quý vị nhờ do công hạnh mình đủ. Tất nhiên nghiệp mình cũng nặng, nhưng mà công hạnh đủ là thành tựu. Nếu như mình tạo nghiệp tốt lành, mình gây được nhân tốt lành, thì tương lai đắc quả mình cũng được tốt lành.

Quý vị muốn tốt lành hay là muốn bị gặp những chướng ngại rồi đắc quả, sắp chết ngáp ngáp rồi niệm Phật mới vãng sanh v.v… Đó là do mình gieo nhân nào. Mình gieo nhân tốt đẹp thì đến lúc cuối cùng cứ cười tươi, an nhàn ra đi, xả thân. Nếu tu Tịnh Độ về Tây Phương Cực Lạc, hoặc là đắc quả v.v… cười an nhàn đắc quả. Đấy là nhân duyên của mỗi người, quý vị hiểu được rồi thì mình tu dễ dàng hơn. Bây giờ tu thế nào, đầu tiên môn này nói chúng ta biết rất rõ.

Ví dụ như hôm bữa Thiện Trang nói có ba hạng người có thể chứng quả, hoặc là ba hạng người gọi là tu mất 80 a-tăng-kỳ kiếp, 40 a-tăng-kỳ kiếp, 20 a-tăng-kỳ kiếp. Còn bây giờ mình nói chung chúng sanh, đức Phật chia ra sáu hạng người:

1. Người hạng thứ nhất là Dục tánh, dục là ham muốn. Người tham nhiều, tham danh, tham tài, tham sắc, tham lợi, tham đủ các kiểu tham gọi là Dục tánh. Ở đời có không quý vị? Có nhiều người tham lắm, tham cái này tham cái kia. Đó gọi là Dục tánh.

2. Người thứ hai gọi là Nộ tánh, nộ là sân nộ, nộ là nóng. Người kiểu gì cũng khó chịu, vô ngồi chút kêu: ôi sao nóng vậy, cái này nóng quá khó chịu, cái này lạnh quá khó chịu, cơm này sao nấu khó ăn, cái gì cũng khó chịu, cực kỳ khó chịu, người này thế này thế kia. Người đó gọi là người Nộ tánh. Đây căn lành hơi yếu, cho nên Dục tánh và Nộ tánh mạnh.

3. Thứ ba là người Độn tánh, độn tức là chậm chạp, chậm lụt, nghe pháp rồi làm gì cũng không hiểu, đó là Độn tánh.

4. Thứ tư là người Đãng tánh, đản tức là lơ đãng, tức là khả năng tập trung vào một cái gì đó không ổn. Họ học Pháp môn, họ vô Phật pháp, học môn này chút rồi chạy qua môn kia. Bữa nay nghe Tịnh Độ hay, tu Tịnh Độ vài bữa thấy thiền Vipassana hay hơn, chạy qua Thiền Vipassana. Bữa khác nghe ông thầy khác giảng, thấy cái này hay hơn, qua Mật tông. Cứ chạy vòng vòng, không có tập trung một việc gì, cứ chạy vòng vòng vậy. Đó là hạng người thứ tư Đãng tánh.

5. Thứ năm là người Mộ tánh, mộ tức là hâm mộ. Hạng người này dễ tin, rất là dễ tin việc gì thần thánh là vèo vèo vô tin ngay. Cho nên những người mà đi hầu đồng, v.v… mấy người đó là thuộc Mộ tánh. Họ rất là dễ tin và dễ tin mấy chuyện tào lao, nhiều lắm. Chuyện gì đâu thì tin, vào chánh đạo thì không tin được.

5. Hạng người tốt cuối cùng, đức Phật nói là người Ngộ tánh, ngộ trong chữ giác ngộ. Ngộ tánh là người rất dễ hiểu biết, vì dạy họ vào chánh đạo dễ dàng hơn. Họ học Phật pháp dễ hơn.

Như vậy đó là sáu hạng chúng sanh, Thiện Trang xin nhắc lại: Hạng thứ nhất là Dục tánh, hai là Nộ tánh, ba là Độn tánh, bốn là Đãng tánh, năm là Mộ tánh và sáu là Ngộ tánh. Chắc là chúng ta đây, chúng ta biết chúng ta đa số ở hạng Ngộ tánh, chúc mừng quý vị. Quý vị cũng là tốt rồi, vào được vòng sơ loại, vượt qua vòng sơ loại để vào vòng sau. Vào vòng sau rồi chúng ta mới tính tiếp mấy hạng người kiểu kiếp như hôm bữa đó, ráp vô. Quý vị thấy không, môn A Tỳ Đàm này hay ở chỗ là phân loại từng tầng, từng tầng, từng tầng như vậy đó, và như vậy thì chúng ta thấy rõ ràng mọi chuyện, mình biết.

Bây giờ học tới đây mình thấy dù sao mình cũng may mắn đúng không quý vị, mình cũng có một chút, chắc cũng còn ham nhưng mà tham không đến nỗi như người Dục tánh. Mình cũng có sân nhưng mà đâu đến nỗi sân như người Nộ tánh. Mình cũng có đôi khi không hiểu nhưng cũng không đến nỗi Độn tánh. Mình cũng có khi lơ đãng, chạy lung tung lang tang thầy này thầy kia, nhưng mà mình không đến nỗi Đãng tánh. Rồi mình cũng có sự hâm mộ nhưng mà hâm mộ giáo pháp, chứ nhiều khi hâm mộ thần thông bên ngoài là mình cũng không hâm mộ. Đấy cũng tốt thôi, là mình có Ngộ tánh vào Phật pháp này. Đó là trạch chọn căn cơ.

Cho nên đức Phật tuy có thần thông diệu dụng, tuy có đủ năng lực gọi là bi trí song vận, có trí huệ và lòng từ bi rộng lớn, nhưng đức Phật cũng không thể cứu độ nhiều chúng sanh. Vì sao? Vì hàng Ngộ tánh thì ít mà hàng Dục tánh, Nộ tánh, Mộ tánh, Đãng tánh v.v… mấy hàng độn tánh nhiều quá. Cho nên phải trải qua Hằng hà sa số kiếp mới vào cửa Phật một cách rốt ráo. Khó lắm quý vị, tu khó lắm, nói gì nói một pháp tu thôi gọi là pháp tu Bố thí Ba-la-mật là rớt đài hết.

Thế nào là Bố thí Ba-la-mật? Nói theo ngôn ngữ của bên Phật giáo Nam truyền hay nói, đó là quý vị giống như thả chim hay thả diều. Quý vị biết thả chim, thả diều không? Thả chim là giống như mình phóng sanh đó, mình thả con chim nào nó bay vèo vèo, nó bay luôn. Còn mấy đứa nhỏ thả diều, nó cột sợi dây vô, cột sợi dây nên con diều bay lên nó kéo kéo đó. Tức là mình bố thí nhưng mà mình bố thí giống như thả chim, tức là cho đi cho tặng cúng dường v.v… không một điều kiện, không một suy nghĩ không một hối hận gì, buông ra rồi là không còn nghĩ lại, thì đó mới là bố thí Ba-la-mật.

Còn bây giờ mình bố thí mà có một mớ điều kiện kèm theo, giống như người ấy quen tôi nên tôi mới bố thí, người đó thân tôi nên tôi mới bố thí, người đó không theo tôi nên tôi không bố thí v.v… đủ các kiểu, thì đó là thả diều. Cho nên có phải Ba-la-mật không? Không phải Ba-la-mật. Quý vị thấy rất khó, rồi một hồi kể công nữa chứ, đủ thứ kiểu. Cho nên mỗi pháp tu Bố thí Ba-la-mật trong Lục độ thôi là rớt đài hết khá rồi. Vì vậy mình mới là phàm phu đó quý vị, mình phải tu qua đời này đến đời kia, luyện. Tu là luyện, luyện tới, luyện lui, luyện bao giờ thành tựu là xong. Môn này luyện chưa đủ điểm đời sau luyện tiếp, cứ luyện miết như vậy luyện mới thành công. Và tu như thế nào? Cứ luyện thôi, luyện thế nào? Luyện trở thành từ phàm phu chuyển thành Thánh nhân.

Thế làm sao từ phàm phu để trở thành Thánh nhân? Ở đây có rất nhiều người kêu: thì cứ ráng làm giống Thánh nhân thì trở thành Thánh nhân thôi. Đúng không? Chúng ta hay nói vậy! Nhưng mà khổ nỗi chúng ta không biết Thánh nhân là sao, thì chúng ta tu bằng phương pháp gọi là loại trừ. Bây giờ chúng ta học vào bộ này, mai mốt chúng ta sẽ học Tâm sở, Tâm sở nào của bậc Thánh, Tâm sở nào của bậc phàm. Thánh thì mình không biết nhưng phàm thì mình biết. Người sân nhiều, si nhiều, mê nhiều v.v… mấy Tâm sở nào mình cố gắng bỏ đi hết Tâm sở xấu của phàm phu trong vòng Dục giới v.v… bỏ dần dần thì còn lại là Tâm sở của bậc Thánh, và tự nhiên chuyển phàm thành Thánh. Nếu quý vị chưa hiểu Thiện Trang lấy ví dụ này cho quý vị hiểu:

Bây giờ cho quý vị một cái chậu hay một cái bát đựng hai loại đậu, đậu đỏ và đậu đen (đỗ đỏ, đỗ đen), quý vị lựa ra như thế nào? Chia làm hai loại ra, chỉ lấy đậu đỏ thôi, đậu đen làm sao. Cách đơn giản nhất quý vị cứ lượm từng hạt đậu đen dụt ra ngoài, bỏ ra qua chỗ khác, thì quý vị bỏ một hồi còn lại toàn đậu đỏ, là thành công rồi.

Cũng vậy đó, tu hành là mình bỏ đi tất cả những gì của hàng phàm phu, thì còn lại chắc chắn là Thánh nhân thôi. Phàm phu là Sân, là Si, mai mốt nói có Tâm sở gọi là Phú. Phú là che giấu, mình có tật che giấu, bậc Thánh nhân không có che giấu. Như vậy mình cứ bỏ tâm đó đi. Cuống là cong quẹo, nịnh hót, cuống siểm kiểu vậy, thì mình bỏ những điều đó đi rồi từ từ mình trở thành bậc Thánh.

Đó là mình tu hành, quý vị mai mốt vô sâu, chúng ta học cho kỹ mấy Tâm sở, Tâm sở nào dành cho hàng phàm phu, Tâm sở nào của Sơ thiền, Tâm sở nào của bậc Thánh. Mình cứ bỏ những Tâm sở của phàm phu đi, [Tâm sở] phàm phu dễ thấy tại vì ai cũng thấy mà, chúng ta dễ thấy lắm. Còn Thánh nhân thì mình đâu có biết đâu, mà không biết Thánh nhân thì khó lựa lấy Thánh nhân. Mình vô ngồi thiền chút, niệm Phật chút, mình thấy định định chút [nghĩ] tôi đắc quả rồi. [Mình] đâu có biết đâu, có biết quả vị đó như thế nào. Cho nên thay vì lựa đậu đỏ để lượm qua, mình chỉ cần bỏ đậu đen (đỗ đen) ra ngoài là thành công. Tác dụng của học giáo pháp là học như vậy.

Có công án Thiền như thế này: Có vị học trò hỏi ông thầy: “Thưa thầy! Con thấy học chi cho nhiều giáo pháp quá, mình Thiền thì Thiền cho rồi đi, chứ đâu mà học nhiều thứ nào A Tỳ Đàm, học này học kia, học Giới, học đủ các kiểu như này mệt quá Sư phụ ạ. Con chỉ muốn học một cách đơn giản thôi vô thiền là được rồi, chứ chi mà con học nhiều thứ mệt quá”.

Ông thầy cũng không mất thời gian, nói: “Con xuống lấy đưa cho thầy con dao lên đây, cầm cho thầy con dao”.

Đứa học trò xuống cầm con dao đưa cho thầy. Quý vị biết đưa dao là phải đưa thế nào? Dao thì có lưỡi dao và cán dao, mình đưa cho thầy thì tất nhiên lịch sự chẳng ai đưa lưỡi dao mà phải đưa cán dao dâng lên: “Thưa thầy! Con dao đây thầy”. Ông thầy nói: “Ta bảo con đưa con dao, sao con đưa cán dao cho ta”. Người học trò nói: “Con đưa con dao thì con phải đưa cán dao mới cầm được con dao chứ”. Ông thầy nói: “Vậy cán dao để làm gì?” Người học trò nói: “Cán dao để giúp cầm con dao, nếu không có thì làm sao cầm con dao được Sư phụ”. Ông thầy nói: “Cũng vậy đấy, giáo pháp là cán dao, con không có giáo pháp thì con tu cái gì”.

Nếu không có giáo pháp, nếu không có nền tảng Giới, không có nền tảng về giáo pháp A Tỳ Đàm, giáo pháp của Phật thì mình tu cái gì. Mình khác nào có dao mà không có cán, cầm con dao mà không có cán thì đứt tay, làm sao xắt được gì. Cho nên nền tảng của tu học vẫn là giáo lý A Tỳ Đàm, giáo lý Giới luật, giáo lý kinh luật của Phật. Phải học cho đủ và khi học đủ rồi đến lúc nào đó mình tu hành được. Luyện tới luyện lui một việc nào đó, luyện xuôi luyện ngược luyện hoài sẽ thành tựu, điều gì cũng phải luyện hết.

Ở đây sẵn nói về luyện, Thiện Trang kể cho [quý vị] nghe câu chuyện ở Trung Quốc vào thời xưa. Có một người rất nổi tiếng về bắn cung, đó là ông Biện Trang. Ông nổi tiếng bắn cung lắm, có người tới xin phép để ông dạy cho. Quý vị biết dạy như thế nào không? Ông nói: “Bây giờ con luyện đi, cầm trái bưởi ta đặt cách 100 mét, làm sao con ngắm bao giờ bắn trúng trái bưởi đó là được. Bắn phát nào cũng trúng hết, luyện đi ngày nào cũng luyện, luyện hoài.”

Tất nhiên người ta luyện, nếu người có chút năng khiếu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” mà, luyện hoài cuối cùng bắn được trái bưởi. Bắn xong báo: “Thưa thầy, bây giờ con bắn phát nào là trúng phát đó, trúng trái bưởi cách 100 mét rồi, tầm này là con bắn không có sai”. Thầy nói: “Được rồi, bữa nay cũng khá lắm rồi đó. Bây giờ thay trái bưởi bằng trái cam”.

Trái cam thì nhỏ hơn trái bưởi, là đề mục cao hơn, mình nói tu trong nhà Phật mình là đề mục cao thêm một tầng. Rồi bắn đi con. Tiếp tục bắn một hồi, một ngày nào đó cũng bắn thành công. Rồi thành công bắn cỡ nào cũng trúng trái cam hết. Ông thay trái cam bằng trái chanh (trái chanh nhỏ hơn nữa). Nhỏ hơn nữa có bắn được không? Rồi cũng bắn được, luyện thành cao thủ. Tiếp tục thay trái chanh bằng trái chùm ruột, trái nhỏ nhỏ thôi, quý vị biết trái chùm ruột hoặc nói trái cherry nhỏ nhỏ vậy đó. Bắn luôn, bắn xong rồi ông kêu quá tốt rồi, bây giờ thay bằng một cây kim, đầu cây kim thôi.

Luyện! Tức là từng cấp từng cấp rồi cuối cùng luyện bắn thành công. Cho nên luyện đến cỡ đó là thành công, ra phát nào trúng phát đó. Cho nên học mình hãy học giáo pháp nhuần nhuyễn, và mình thực tập đi thực tập lại để nhuần nhuyễn như câu chuyện bắn cung của ông Biện Trang là thành công. Như vậy thì mình sẽ dễ dàng thành tựu. Mình học đến khi nào giáo pháp nằm trong lòng, mọi nhất cử nhất động đều là của mình thì thành công. Mình luyện điều gì đó quá thì cũng thành công.

Giống như trong câu chuyện về hồi ký của một vị Giáo sư người Đức, ông theo Phật giáo Tây Tạng. Ông cũng thích Phật giáo Nam truyền lắm, ông không thích Phật giáo Bắc truyền, ông kêu Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc thì cũng không có gì ghê gớm, Trung Quốc, Đài Loan hay là Việt Nam, Nhật Bản không có gì đáng. Nhưng ông thấy tu bên Nam truyền là hay, mà ông thấy Mật tông cũng hay. Một lần ông đến Tu viện Mật tông, ổng ấn tượng về một câu chuyện thế này:

Ông vào tới Tu viện Mật tông ở Tây Tạng, thấy có một ông già rồi cứ lau, nhúng miếng vải xuống rồi nằm dài người ra để lau từng miếng gạch trên Chánh điện. Lau nằm dài người ra như vậy. Ông thấy ngày hôm trước như vậy, ngày hôm sau cũng thấy ông đó làm vậy. Ổng lau từ từ, lau từ sáng tới trưa, ngày nào cũng lau vậy, rồi hôm sau nữa ông cũng thấy lau vậy. Ổng không chịu nổi [nên] tới hỏi: “Này ông! Ông chỉ có làm việc này thôi sao? Không làm việc khác à, không có tu Thiền, làm gì hết à, ông chỉ làm việc này sao?” Tức là ổng khinh thường ông này, kêu không học giáo pháp gì hay sao.

Ông già đó nói: “Tôi không biết chữ nên học giáo pháp gì được mấy đâu, nghe được bao nhiêu thì nghe thôi, tôi chỉ biết làm việc này thôi”. Ông Giáo sư kia cười, cũng khinh thường nghĩ có gì đâu, đúng là không biết dở kém. Ông [Giáo sư] hỏi: “Vậy ông làm ở đây bao nhiêu năm trong công việc này rồi?” Ông này nói: “Tôi làm ở đây 50 năm rồi”.

Ông Giáo sư ngạc nhiên: “Thế thì tội cho ông quá, 50 năm cuộc đời ông không có tu được gì hết trơn, ông chỉ vô lau Chánh điện này thôi, thế này thế kia, ông không học được giáo pháp gì hết …”.

Ông kia nói: “Đúng rồi! Những người như ông học nhiều thế này thế kia, luyện tu được nhiều, cho nên người ta nghĩ vậy. Nhưng mà tôi cũng thấy tôi ở đây 50 năm rồi, ông có biết không? Bao nhiêu người vô cũng chê tôi như ông, chê, chê hoài. Tôi mới đầu tôi nổi sùng, tôi khó chịu lắm, bởi vì người ta cứ chê tôi giống như là gì. Nhưng mà tôi luyện năm này qua tháng nọ, bây giờ 50 năm rồi, người ta chê tôi cũng không ăn thua gì hết trơn v.v… tôi cũng thấy bình thường an nhiên thậm chí tôi thấy thương người ta lắm, tôi thấy lòng từ bi người ta chưa hiểu v.v… Cho nên tôi thấy hình như đó là tu đó”.

Ông Giáo sư đỏ hết mặt, ông biết mình nhận định sai rồi. Người ta 50 năm tu Nhẫn nhục Ba-la-mật cỡ đó, tất cả mọi người coi khinh thường ông đó là rác, coi không ra gì hết. Mà ổng lại tự tại an nhiên, ngày ngày vui vẻ lau Chánh điện một cách vui vẻ như vậy. Đó là tu chứ còn gì nữa, tu đó quý vị, cho nên ổng ấn tượng, sợ vô cùng, rất nể luôn.

Cho nên có những điều mình tưởng không phi thường, nhưng làm đi làm lại, làm tới làm lui thì trở thành phi thường. Không dễ đâu, nhẫn [được] một điều, mỗi bữa học này, quý vị thấy bình thường phải không, nghe pháp có hơn hai tiếng có gì đâu. Nhưng mà quý vị nghe mười năm, thì quý vị nghe biết bao nhiêu kiến thức rồi, tự nhiên khiến thay đổi cả cuộc đời quý vị. Khiến chuyển quý vị thành một người khác, mà nếu người bạn quý vị mười năm qua không gặp, [giờ] gặp lại quý vị người ta ngỡ ngàng, quý vị đã chuyển đổi thành một người khác rồi, thay đổi đó quý vị.

Cho nên đừng xem những việc nhỏ, những việc bình thường mà không phải là phi thường. Điều đó mai mốt mình học trong các duyên thì đó là Vô gián duyên. Duyên nào cứ liên tục, liên tục vun bồi như vậy, thì thành Vô gián duyên. Và Vô gián duyên cực kỳ quan trọng trong việc tu hành. Bởi vì sao? Bởi tất cả những duyên tác động thì Vô gián duyên là duyên nhiều nhất, thường xuyên nhất, nên nó thay đổi cuộc đời mình nhiều nhất.

Học ở đây mình liên hệ thực tế, chứ không phải học mình nói đã lắm, Vô gián duyên, Tăng thượng duyên v.v… nói cho đã nhưng không ứng dụng. Thật ra mình phải hiểu Vô gián duyên là duyên quyết định, bởi vì nó đi hoài với mình. Tiền sanh duyên cứ sanh ra là hết rồi, bố mẹ sanh ra mình cũng chỉ như thế thôi, sau này mình đi con đường của mình. Vậy con đường của chúng ta phải là Vô gián duyên. Hậu sanh duyên cũng tác động nhưng không bằng, quý vị biết như vậy. Mai mốt mình học vô thế nào là Trưởng duyên, thế nào là Thiền duyên, thế nào là Vô hữu duyên, Hiện hữu duyên.

Sẵn đây nói luôn, tại vì nói nhiều quá một lúc thì quý vị sẽ không nhớ, nhưng cứ nói mỗi lần một ít, lần này nói ít vì tranh thủ phần này chưa vào kinh văn, vào kinh văn nhiều khi không có thời gian nói. Nhưng nói bên ngoài để báo cáo vài điều cho quý vị nắm được sơ sơ, rồi vô học cho đỡ choáng, chứ một lúc học 24 duyên quý vị lộn qua lộn lại không nhớ được. Cho nên hôm nay Thiện Trang vừa giới thiệu cho quý vị gọi là Vô gián duyên. Bây giới giới thiệu thêm cho quý vị gọi là Hiện hữu duyên và Vô hữu duyên.

Thế nào gọi là Hiện hữu duyên? Hiện hữu duyên là muốn việc đó thành tựu thì cái này phải có. Do cái này có mà nó ảnh hưởng đến những cái khác có, những cái khác tốt hơn hay xấu đi, v.v… đó gọi là Hiện hữu duyên. Mình áp dụng vào tu hành luôn, lấy ví dụ này để quý vị dễ hiểu.

Ví dụ một người có tâm cống cao ngã mạn, gọi là Tâm sở Ngã mạn của mình, tâm cống cao ngã mạn thì sẽ khiến cho người đó xuất hiện thêm một số bất lợi trong tu hành. Chẳng hạn người ta khó tiếp nhận từ giáo huấn của người khác, góp ý của người khác, từ đó có cản trở cho những tu hành khác. Cho nên một cái gọi là hiện hữu, một cái ngã thôi là Ngã mạn khiến cho chướng ngại trong đường tu hành rất nhiều, cái đó gọi là Hiện hữu duyên.

Nghĩa là sự có mặt của Ngã mạn này khiến cho chúng ta khó đi trên con đường giác ngộ hơn, con đường của chúng ta bị gập gềnh chông gai hơn, và dễ sa đọa nhiều hơn. Vì mình ít tiếp nhận được Thiện tri thức, trong đời mình sẽ không có nhiều Thiện tri thức. Mình sẽ không học được nhiều người, thậm chí mình không học được ai nếu quá Ngã mạn.

Quý vị thấy có người phỏng vấn nói sư Minh Tuệ chẳng hạn, vô hỏi phải hỏi câu: “Niết-Bàn có phải là cảnh giới hay không?” v.v… thế này thế kia. Nói chung là có tâm rất Ngã mạn, người ta không có tâm cầu học đúng nghĩa. Thì cái này có một điều đó thôi là ảnh hưởng đến bao nhiêu điều, ảnh hưởng đến con đường tu của mình, đấy gọi là Hiện hữu duyên. Nghĩa là có một cái này mà nó ảnh hưởng bao nhiêu cái khác.

Giống như Thiện Trang cũng nói sư Minh Tuệ xuất hiện là Hiện hữu duyên, cũng khiến cho bao nhiêu người từ địa vị cao sang, bậc chân tu lỗi lạc nổi tiếng bỗng bị thiên hạ xem trở thành giả nhân giả nghĩa. Đó là hiện hữu này ảnh hưởng đến bao nhiêu đối tượng khác, gọi là có sự mặt của cái này ảnh hưởng đến những cái khác gọi là Hiện hữu duyên. Ví dụ Thiện Trang có mặt đây cũng khiến giúp cho quý vị, một số người được lợi ích một phần nào trong những bài chia sẻ này, thì đó cũng là Hiện hữu duyên.

Và tất nhiên có Hiện hữu duyên thì phải có Vô hữu duyên. Vô hữu duyên là không có sự có mặt của cái đó sẽ giúp cho điều khác. Điều này thì dễ hiểu hơn, ví dụ giống như là Hòa thượng Tịnh Không bên Tịnh Độ, ngài vắng bóng năm nay cũng gần hai năm rồi. Vì không có mặt của ngài, ngài không giảng từ lâu rồi, cho nên mới có duyên cho những vị Pháp sư khác, những vị thầy khác giảng tiếp [thì] mới có người giảng. Thiện Trang cũng giảng, nếu mà Hòa thượng bao nhiêu năm nay ngài vẫn còn cứ giảng ngày ngày, giảng nhiều, thì chắc chắn là Thiện Trang không giảng. Tại vì Hòa thượng giảng rồi thì mình không giảng. Cho nên sự vắng mặt của ngài đã giúp cho Thiện Trang có cơ hội tu chút công đức, giúp cho những người Pháp sư khác tu chút công đức. Và cũng vô tình giúp cho một số người như quý vị, do quý vị không bám theo Hòa thượng nữa nên quý vị học pháp thấp hơn, học với Thiện Trang thấp hơn. Nhờ pháp thấp hơn nên phù hợp với một số quý vị, nên quý vị cũng được tiến lên. Như vậy sự vắng mặt này giúp cho bao nhiêu người khác, thì đó gọi là Vô hữu duyên, tức là cái duyên đó không có.

Như vậy Thiện Trang đã giới thiệu sơ sơ hôm nay được ba duyên nữa rồi. Hôm bữa mình học Tiền sanh duyên, Hậu sanh duyên, Câu sanh duyên, hôm nay là Hiện hữu duyên, Vô gián duyên và Vô hữu duyên. Cứ mỗi bữa cho quý vị ba duyên thôi là được rồi. Lúc nào có điều kiện giới thiệu đến quý vị ba duyên nữa. Nhưng có một cái là Thiền duyên thì rất khó giới thiệu. Thiền duyên là chính yếu trong tu hành của chúng ta lại cực kỳ khó.

Quý vị biết Thiền duyên ảnh hưởng đến tu hành. Quý vị phải hiểu thế nào là Thiền duyên, phải nắm được Bảy chi thiền. Bây giờ ở trong đây có bao nhiêu người tu Thiền, bao nhiêu người tu Tịnh Độ mà được hỏi thế nào là Bảy chi thiền, chắc nhiều người không biết. Mình nói mình tu Thiền nhưng mà không biết thế nào là Bảy chi thiền.

Bảy chi thiền gồm có: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả. Nghe tên đã thấy lạ hoắc như vậy rồi, thì thôi còn nói gì nữa. Đây là những món thuộc dạng Tâm sở. Tầm là thế nào, mai mốt học Tâm sở hoặc là trong Duy Thức có Hối, Miễn, Tầm, Tứ. Thế nào là Hối? Hối là hối hận, làm việc gì rồi mình hối hận, đó là dạng Tâm sở.

Hôm bữa có người hỏi Tâm sở là gì thầy? Tâm sở có định nghĩa của mỗi vị đưa ra khác nhau, có người đưa ra định nghĩa này, có người đưa ra định nghĩa kia. Hòa thượng Tịnh Không nói Tâm sở là các tác dụng của tâm. Thiện Trang thì nói đó trạng thái của tâm. Đó là một cách nói thôi, bây giờ mình phải hiểu được bản chất chứ cách nói của mỗi người thì người ta diễn đạt khác nhau.

Bây giờ quý vị có món Tâm sở gọi là Phú, Phú tức là Phú tàng, là che giấu. Quý vị thích giấu diếm, không nói sự thật thì đó là Tâm sở Phú. Rồi có Tâm sở Cuống, Cuống tức là cong quẹo. Rồi Siểm là nịnh bợ, nịnh hót. Quý vị có những Tâm sở như vậy, vậy Tâm sở là gì thì quý vị tự hiểu ra.

Vậy trong Tâm sở Tầm, Tầm là gì? Trong kinh Phật có đưa ra một ví dụ, Tầm và Tứ giống như con ong thấy bông hoa, nó bay tới. Thì Tầm là tâm tìm kiếm, tâm hướng tới bông hoa, nó thấy bông hoa, từ xa nó bay tới. Tâm sở Tầm chính là giống như con ong nhìn thấy bông hoa nó hướng về điều đó. Đó gọi là Tầm.

Trong Sơ thiền quý vị biết định nghĩa Sơ thiền là một trạng thái định, gọi là hỷ lạc do ly dục sanh, đã rời được các pháp bất thiện, ly dục mà sanh ra, có Tầm có Tứ. Vậy thì chúng ta phải hiểu Tầm là gì, Tứ là gì. Tầm là cái tâm mình hướng về một đối tượng nào đó, giống như con ong hướng về bông hoa.

Thế còn Tứ là sao? Tứ là cũng là con ong đó, nó đã thấy bông hoa, rồi nó bay tới bông hoa và bay vòng quanh bông hoa. Nó bay vòng vòng quan sát bông hoa, tức là nó duyên sâu hơn, thì đó là Tứ. Mình học như vậy mình mới hiểu chi thiền, chứ ai cũng nói Thiền, nói tôi đắc Sơ thiền, đắc các tầng Thiền mà Bảy chi thiền cũng không nắm được.

Tâm sở Tầm, Tâm sở Tứ này thuộc về Tâm sở Sơ thiền. Nhưng mà từ Nhị thiền trở lên là hết Tầm, hết Tứ rồi. Và hôm bữa Thiện Trang có trích dẫn trong Kinh A Hàm, nói là một người mà đắc Thiền định từ Nhị thiền trở lên, thì người ta có thể dùng một nắm đất mà chặn được dòng nước của một con sông. Nhị thiền trở lên là khi người ta không có tâm Tầm, tâm Tứ nữa. Có nghĩa là khả năng tập trung tâm của người ta mạnh cực kỳ, nên nó có phát ra thần thông. Có sức thần thông có thể dùng một nắm đất ngăn dòng chảy của một con sông. Đó là trong Kinh A Hàm nói chứ không phải Thiện Trang nói. Cho nên sức mạnh của tâm chúng ta, mới đầu quý vị hiểu là có Tầm có Tứ, mà Tầm Tứ này khó lắm quý vị, hầu như chúng sanh nào cũng dùng hết, tới Sơ thiền vẫn còn cái Tâm sở Tầm, Tâm sở Tứ này.

Định nghĩa Tâm sở thì mỗi bộ luận định nghĩa khác nhau, quý vị có thể tham khảo tất cả, quý vị hiểu những cái đó là gì là được rồi. Chứ bây giờ mình cãi nhau cái này cái kia, mà quý vị định nghĩa được càng nhiều càng tốt. Giống như có người bình luận trên màn hình: “Tâm sở là sở hữu của tâm, hay là những gì tâm có”, thì cũng đúng một phần. Hoặc có người nói là những trạng thái của tâm, là những tác động của tâm v.v… cách nào đó tùy quý vị, nhưng quý vị hiểu Tâm sở như vậy.

Như vậy Tâm sở Tầm, Tâm sở Tứ này khó vô cùng, chỉ có bậc thiền định sâu từ Nhị thiền trở lên mới không có, còn lại là có hết. Dục giới chúng sanh ta là có Tầm có Tứ, chúng ta có duyên vào một đối tượng nào, có hết. Thậm chí đến bậc Thánh nhân A-la-hán, mà A-la-hán khi không nhập vào định là vẫn xài Tâm sở Tầm, Tâm sở Tứ này, khó!

Quý vị học phải rốt ráo tới cỡ đó thì mình mới tu được, chứ mình học mơ mơ màng màng, mình nói Tâm sở Tầm, Tâm sớ Tứ, nói như vậy thì có gì đâu. Mình phải hiểu rốt ráo được tới mức độ là A-la-hán nếu không nhập định vẫn sử dụng Tâm sở này. Tại vì sao? Phải hướng về một đối tượng nào đó, phải tập trung vào đối tượng nào đó. Đó là Tầm, Tứ. Còn mấy cái Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả thì chúng ta dễ hiểu rồi. Đó là Bảy chi thiền mình phải nắm được.

Cứ từ từ Thiện Trang sẽ cung cấp dần dần, tại vì bộ Luận này dài lắm, mình đợi mà học tới đó, lúc đó quý vị học một lúc thì sẽ không nắm nổi đâu. Thay vì như vậy, Thiện Trang nghĩ ra cách đơn giản hơn là thỉnh thoảng chia sẻ một khúc, chia sẻ tâm đắc cho quý vị có nền tảng, mỗi bữa mình nắm một chút như vậy. Rồi đến khi vào học dần dần mình nhắc lại và bổ sung thêm thì đỡ choáng. Chứ bây giờ ở trong này 46 món Tâm sở, bên Duy Thức là 51 món Tâm sở, bên A Tỳ Đàm là có tới 52 món Tâm sở. Mình học một lúc nhiều quá quý vị không nhớ đâu, vì lẫn lộn lẫn nhau. Còn đây cứ thỉnh thoảng Thiện Trang nói Tâm sở này, Tâm sở kia thì quý vị cứ nghe qua nghe lại một hồi là mình nắm được rồi. Vô tình theo năm tháng nhớ hết, rồi tới khi học mình mở rộng là đủ luôn.

Đây là cách Thiện Trang chia sẻ, để bộ này là một bộ môn khó trở thành bộ môn dễ, mà mình học tới đâu mình hành tới đó, chứ không phải mình học trên giáo lý, lý thuyết. Đây là một cách chia sẻ để quý vị thấy được lợi ích.

Tiện đây Thiện Trang xin chia sẻ thêm một chút nữa, tranh thủ chia sẻ về phá Thân kiến. Mình muốn phá Thân kiến lắm, bởi vì Sơ quả Tu-đà-hoàn điều kiện là phá được ba Kiết sử trong Ngũ hạ phần Kiết sử gồm: Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi. Ai cũng biết điều này, vì điều này Thiện Trang đã chia sẻ rất nhiều lần rồi. Nghi thì gồm ba cái nghi lớn: Một là nghi Tam Bảo, hai là nghi về đường lối tu tập của mình, và thứ ba là nghi về chính mình tức là nghi về kiến giải của mình. Kiến giải mình nói hoài rồi nên không nói nữa.

Bây giờ nói về Thân kiến, vì Thân kiến là vấn đề khó nhất. Thiện Trang hồi xưa nói Thân kiến dễ, cái thân này của ta, ta bỏ cũng được, chết cũng được, ta bỏ chứ đâu có gì. Nhưng cái đó mới có Sắc thôi quý vị. Thân kiến gồm có thân Ngũ uẩn. Ngũ uẩn gồm có: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Phá Thân kiến là phải bỏ năm điều đó, không cho năm điều đó có cái nào là ta. Trong kinh nói không cho cái này là ta, không có ta trong đó, đó không phải là ta. Bây giờ phân tích từng cái một để quý vị hiểu hơn về Thân kiến. Muốn bỏ Thân kiến thì mình phải hiểu Thân kiến cho rốt ráo thì mình mới bỏ được chứ.

Thứ nhất là Sắc, Sắc thì dễ rồi, Sắc là vật chất. Thân thể này là vật chất, nói theo nhà Phật là thân tứ đại thì dễ rồi. Mình chỉ cần phá được là mình đừng coi cái thân này là ta nữa, cứ nghĩ đây là áo quần của ta. Hòa thượng Tịnh Không hay nói thân này là áo quần của ta, cho nên cái áo này không quan trọng, bao giờ áo dơ thì bỏ. Khi nào thân này đau, ốm hay bị gì thì coi nó như cái áo, mình sẵn sàng mình bỏ. Cái này thì dễ hơn đúng không quý vị? Nội cái đó mà nhiều người cũng thấy khó quá, tại vì đau lên chút là kêu đau quá. Đặc biệt bệnh nhức răng thì mấy ai chịu nổi, nhức răng là khóc luôn, chảy nước mắt luôn. Bây giờ bị cái này bị cái kia thử coi mình có bỏ được cái đó không. Đó là cái dễ nhất, là Sắc thôi đó quý vị.

Thứ hai là Tưởng, trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tưởng uẩn. Tưởng là khía cạnh về kinh nghiệm, về hồi ức, về kiến thức, về một cái nào đó gọi là Tưởng. Bây giờ Thiện Trang lấy ví dụ đơn giản là mọi người nắm được. Ở vùng Bảo Lộc của Thiện Trang có món chè thập cẩm rất nổi tiếng. Bây giờ chỉ cần nói tên món chè thập cẩm ở Bảo Lộc, thì những ai đã từng sống ở Bảo Lộc mà đã ăn món chè đó, là họ nghĩ ra ngay món chè đó gồm những gì. Thiện Trang đi xuất gia mười năm nay rồi, Thiện Trang không còn ăn món chè đó, nhưng Thiện Trang vẫn nhớ lại được món chè đó gồm có những gì trong đó. Người ta bỏ mười loại thì gồm có những loại như đậu ván v.v… nó khơi lại cho mình một mớ hương vị, một mớ cái gì đó. Thực ra bây giờ nó trở thành Pháp trần. Trong Nhãn trần, Nhĩ trần bây giờ nó trở thành Pháp trần. Thì cái này là khơi gợi lên cho chúng ta vị ngọt, v.v… bao nhiêu cảm giác. Cái đó là nhờ kiến thức mình phải biết đây là đậu gì, đó là đậu ván, đậu đen, sa sa, nhân sâm v.v… Rồi mình phải biết được rất nhiều kiến thức nữa, và mình nhớ lại, hồi ức lại, và kinh nghiệm mình đã học,thì đó gọi là Tưởng uẩn.

Và mình phải làm sao đừng nghĩ cái Tưởng đó là ta, đừng nghĩ trong Tưởng đó có ta, trong ta có Tưởng. Nói chung bỏ được Thân kiến phải bỏ được Tưởng. Cái Tưởng này khó, bây giờ mình nghĩ cái gì cũng nghĩ: à cái này tôi đang nghĩ, cái nghĩ này là tôi là sai, mình phải bỏ được.

Thứ ba là Thọ, Thọ là sự cảm nhận, cảm thọ tức là sự dễ chịu hay khó chịu của thân tâm. Ví dụ bây giờ mình thấy trời mùa hè nóng quá, cảm thấy khó chịu, đó là cảm thọ. Hoặc cảm thấy dễ chịu quá cũng là cảm nhận. Thọ có ba thọ: Thọ lạc, Thọ khổ và Xả thọ thì mình cũng đừng chấp, không dính vào đó. Thôi nói vậy đi, không nói rộng ra nhiều thứ quá.

Thứ tư là Hành, Hành uẩn là khía cạnh thiện ác của tâm. Bây giờ Thiện Trang lấy ví dụ, Thiện Trang cầm cây bút này đưa lên, Thiện Trang phân tích luôn một lúc để quý vị hiểu được cả Thức uẩn và Hành uẩn. Đầu tiên đưa [cây bút] lên, quý vị thấy vị sư này đang cầm cây bút màu trắng. Cái thấy đầu tiên nó chưa nhận định được đây là cây bút đâu quý vị, mà nó chỉ thấy cái gì đó màu trắng, cái hình dáng gì đó v.v… chưa có gì hết. Cái thấy đầu tiên mà chưa phân biệt được đây là cái gì, cái thấy nguyên sơ ban đầu nhất gọi là Thức uẩn. Thức là cái biết ban sơ, rồi tới chút nữa, nó biết đây là cây bút, và là cây bút màu trắng.

Vì sao mình biết đây là cây bút? Vì mình đã có kinh nghiệm trong quá khứ, tức là trong đời mình học mình đã tiếp xúc qua rồi. Chứ một đứa nhỏ mình đưa lên thế này nó cũng không biết là cây bút đâu, nó không biết cái gì đâu. Nhưng mà do mình có kinh nghiệm, có hồi ức, có tưởng tượng. Tức là nguyên tắc các giác quan của mình là mắt chụp hình trước, nó quay cảnh đó trước, thì cảnh đó chính là Thức uẩn. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thì đó là Thức uẩn.

Và bắt đầu bộ não của mình xử lý, tâm mình xử lý, nó đưa kinh nghiệm ra so sánh v.v… Ở trong Duy Thức Đại thừa nói là lôi chủng tử trong A-lại-da thức ra để so sánh, kiểm tra để biết và đưa ra kết quả: cái này là cây bút màu trắng, thì nhận định đó thuộc về Tưởng uẩn. Tưởng là đã biết được cái bút này màu trắng, vì ai cũng gọi màu trắng. Từ nhỏ tới giờ mình nói màu trắng mà, trong tiếng Anh là white. Nên là người ta biết như vậy là bình thường, đấy là do Tưởng uẩn rồi.

Bữa nay mình chia rất rõ, học Duy Thức mình phải chia như vậy, chứ không phải nói Sắc Thọ Tưởng Hành Thức rồi đọc Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách, sắc bất dị không, không bất dị sắc” v.v… Đọc một hồi nhưng mà tóm lại Sắc là gì thì mình biết, nhưng Thọ Tưởng Hành Thức mình không nắm được, thì coi như Kinh Bát Nhã [làm] sao mình hành Ba-la-mật đa được, không được! Vì mình không có nền tảng này.

Cho nên Thiện Trang rất là thương cho rất nhiều Phật tử ngày nay, đi chùa bao nhiêu năm đọc hoài câu Bát Nhã Tâm Kinh nhưng không hiểu, Thọ Tưởng Hành Thức là gì, không phân biệt được. Tuy Tâm Kinh đơn giản, ngày ngày đọc nhưng mà không hiểu, và cũng nghĩ là đó là Bồ-tát Quán Tự Tại tu, chứ mình không tu đâu. Khổ nỗi kinh Phật là dạy cho mình, hàng phàm phu tu chứ Bồ-tát tu thì Bồ-tát đã thành tựu rồi. Chúng ta là phàm phu chúng ta mới tu chứ quý vị.

Ở đây là Tưởng uẩn rồi, vậy Hành uẩn ở chỗ nào? Hành uẩn là có người thấy cây bút này nói cây bút gì ngắn quá, ghét cây bút này, thầy đừng đưa cây bút lên trước mặt tôi nữa, tôi thích cây bút kia hơn. Tức là cái khía cạnh quý vị khởi lên ý niệm yêu ghét, tức là có thiện ác trong đó. Quý vị có phân biệt thiện ác ở trong ý niệm, thấy cái bút này thì quý vị có thiện ác trong đó. Đó gọi là Hành uẩn. Mình phải bỏ được cái đó đi là mình thành tựu.

Thiện Trang xin nói lại lần nữa để cho quý vị hiểu. Hành uẩn là khía cạnh thiện ác khi tâm thức mình biết một vấn đề gì đó, đối với các Pháp trần hay là Nhãn trần, Nhĩ trần. Giống như đây là Nhãn trần, cảnh quý vị thấy cây bút. Quý vị thấy cây bút màu trắng, quý vị ghét quá, người thì thích, nói màu trắng là màu của tinh khiết, thanh tịnh, thích quá, cây bút màu trắng của thầy đẹp quá, ước gì mình có cái bút như vậy. Nhưng có người nói màu trắng là màu tang tóc, thầy cầm cây bút này khó chịu quá v.v…. Thì khía cạnh thiện ác trong tâm của quý vị xuất hiện yêu ghét, đó là Hành uẩn.

Tóm lại từ đó quý vị lấy các ví dụ, quý vị phân tích Sắc Thọ Tưởng Hành Thức, cứ như thế quý vị phân tích hết ra, rồi dần dần quý vị ngộ: trong cuộc đời mình nhìn cái này mình biết nó là cái gì, tâm mình đang chạy theo cái nào, mình đang dính vô cái gì, thì mới: “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát nhã Ba-la-mật đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai không” được. Còn không cả đời đọc cái đó chỉ là kết duyên cho đời sau thôi. Quý vị đọc miết để làm gì, để ngày nào đó đức Phật Di Lặc ra đời, hoặc là Phật Sư Tử Như Lai, v.v… vị Phật trong Hiền kiếp, Phật nào đó Vị Lai Tinh Tú kiếp, thiên Phật v.v…. Quý vị do đọc  nhiều lần, đọc tới đọc lui Bát Nhã Tâm Kinh nên đức Phật thuyết cho quý vị là quý vị ngộ liền. Còn bây giờ không hiểu, tại đâu có hiểu bản chất đâu nên phải học tới nơi tới chốn.

Phật pháp không có gì khó nếu như mình hiểu tới nơi tới chốn, hiểu tới nơi tới chốn rồi thì từ từ mình mới buông được. Cho nên Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trước kia Thiện Trang học toàn Đại thừa cao quá nên không có mấy cái này. Sau này thấy mấy định nghĩa này đơn giản mà rõ ràng, chi tiết như vậy sao mình không được học. Giảng thì trên trời, không có áp dụng được cho mình. Tại vì đức Phật nói rồi trong Phật Tạng Kinh: “Trước không học nền tảng Tiểu thừa mà học Đại thừa, không phải Đệ tử của Ta”. Mình vô mình bay lên trên trước mà, mình không chịu học nền tảng dưới, cho nên sau khi được học nền tảng dưới thấy vô cùng hay.

Thiện Trang nói đúng là đời này mình may mắn, mình vào học được trên cao rồi mình học lại ở dưới. Có đồng tu nói với Thiện Trang: mong thầy sau này thầy giảng hết bộ Duy Thức rồi thầy giảng Hoa Nghiêm nữa là tuyệt vời. Thiện Trang cũng nói vậy đó, sau này nếu mà có duyên, Tịnh Độ thì tu chính cho nhiều đồng tu rồi, phải giảng Tịnh Độ từ nay đến cuối đời cho các đồng tu Tịnh Độ. Nhưng ngoài [ra] mình sẽ giảng mấy bộ về Duy Thức, A Tỳ Đàm này, giảng cho thông suốt rồi sau đó bay qua Hoa Nghiêm nữa là viên mãn, tuyệt vời luôn, cuộc đời còn gì tuyệt vời hơn nữa.

Quý vị thấy đấy là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức và Thiện Trang chia sẻ với quý vị vẫn chưa phải giáo lý A Tỳ Đàm rốt ráo đâu, giáo lý A Tỳ Đàm còn chia thêm một tầng nữa. Thiện Trang xin giới thiệu cho quý vị để quý vị hiểu môn này hay chỗ nào. Nói như [vậy] chưa đủ đâu, vẫn thường lắm, vẫn còn cao hơn một tầng nữa. Trong Tưởng uẩn, A Tỳ Đàm hay trong kinh đức Phật chia ra còn ba Tưởng nữa. Tưởng hồi nãy là khía cạnh kinh nghiệm, là hồi ức, là kiến thức về đối tượng nào đó v.v… giúp chúng ta nhận diện nó rõ ràng, đó là Tưởng uẩn. Thì Tưởng uẩn này đức Phật lại chia làm ba nữa, quý vị chưa nghe bao giờ đúng không? Nếu ai chưa nghe thì bữa nay nghe, nếu ai nghe rồi thì nghe lại.

Tưởng uẩn gồm có ba là: Dục tưởng, Thiền tưởng và Quán tưởng. Nghe thì tưởng lạ nhưng mà rồi cũng quen. Dục tưởng là những cái biết của mình về Thế giới vật chất, về màu sắc, về hình dáng, dài ngắn, âm thanh v.v…. đó là những hồi ức v.v… Chúng sanh [trong] Dục giới dùng sáu thức, cho nên Dục tưởng nhiều lắm quý vị. Dùng sáu thức từ Sơ thiền trở lên chỉ còn dùng ba thức thôi, thì Dục tưởng bớt. Nên sau này có Thiền tưởng, mà Thiền tưởng này liên quan đến môn gọi là Bảy chi thiền lúc nãy. Rồi sau đó có Quán tưởng. Quán tưởng là với một đối tượng nào đó đem ra quán.

Cho nên Tưởng có ba cái tưởng là: Dục Tưởng, Thiền tưởng và Quán tưởng. Hôm nay Thiện Trang chỉ giới thiệu bấy nhiêu đó thôi. Còn bao giờ từ từ vô, đến lúc nào đó chúng ta lại chia chẻ ra thế nào là Dục tưởng, thế nào là Thiền tưởng, thế nào là Quán tưởng. Học như vậy mới tu được chứ quý vị, vô cứ con lạy Phật đi con, con cứ tụng đi con mà tụng không. Căn cơ cao thì thành tựu, còn mấy người căn cơ dở, lẹt đẹt như chúng ta thì đọc hoài sẽ ngán, chứ không phải “đọc sách ngàn lần tự hiểu nghĩa kia”. Không! Đọc sách ngàn lần muốn vứt cuốn sách luôn rồi, ngán quá rồi, đúng không quý vị, không có vô được. Đây là sự thật, cho nên mình học môn nào, mình phải học cho thấu triệt đi, vô cùng hấp dẫn, nó tới rồi bắt đầu mới vào.

           Nãy giờ Thiện Trang đã dành thời gian khá nhiều để chia sẻ những tâm đắc, để cho quý vị hiểu môn này học điều gì. Tại vì nếu bây giờ vào phần chánh văn, như hôm bữa chúng ta vào phần chánh văn thì quý vị sẽ ngán ngay, bởi vì nội dung đó mới bắt đầu giới thiệu thôi, còn chưa có vào như vậy. Cho nên Thiện Trang tranh thủ nội dung chưa tới, mình đem những điều tinh hoa, những món ăn tuyệt vời để giới thiệu cho quý vị. Giống như món ăn này ngon lắm, nhưng nếu để cho quý vị ăn một lúc là no kềnh hông, quý vị ăn không nổi. Nên thôi bữa nay ta cắt cho một miếng ăn trước, để biết hương vị của món bánh này ngon lắm, rồi hôm sau cắt cho miếng nữa. Đây góc này ngon kiểu này, góc bên kia ngon kiểu này. Rồi cắt cho miếng nữa, cứ mỗi bữa cắt cắt miếng [như] vậy cho ăn trước. Cho đến khi vô mình ăn cũng thưởng thức được cả cái món bánh.

Chứ còn bây giờ tới lúc đó, tới chương tới nội dung đó mới học thì nhiều quá. Mặc dù món ăn ngon nhưng mà nhiều quá ăn không nổi, quý vị ăn không hết rồi bỏ mứa, bỏ thừa ra, uổng lắm. Vì vậy Thiện Trang chơi chính sách là cắt một miếng cho quý vị ăn một miếng để quý vị thèm chơi, đúng một món này ngon thiệt, công nhận món bánh này ngon thật nhưng mà chưa được ăn hết, mình phải chờ đợi từ từ ăn tiếp.

          Còn không quý vị vô học một lúc 24 duyên thì quý vị chịu không nổi đâu. Học một lúc mà 46 món Tâm sở ở trong này học cũng không nổi. Nhưng nếu mình học từ từ, cứ nắm từ từ. Mấy cái này cứ học rồi từ từ, từ từ mình nắm được rồi. Nắm được rồi thì mình vào nhẹ nhàng, cứ đi từ từ thôi. Mình học quan trọng là thành tựu, học trước sau gì cũng hết. Và Thiện Trang chủ trương là mình học tới đâu thì mình có lợi ích tới đó. Chứ nếu mà mình học rồi mình cứ bám chấp vào giáo trình như vậy, mình không đảo những cái đó lên trước thì quý vị học chán, môn này khó quá, môn này chán quá, [rồi quý vị] bỏ mất.

Còn đây [Thiện Trang] giới thiệu rồi, giống như món bánh này rất ngon, chia cho miếng ăn biết ngon rồi, thì thế nào cũng ráng chờ để từ từ ăn cho hết cái bánh. Đồng thời biết công thức làm bánh đó thế nào, để mỗi người tự làm món bánh này và tự mình ăn, đúng theo sở trường của mình. Phật pháp là vậy đó. Đến cuối cùng là cung cấp cho quý vị công thức, để tự quý vị tự làm, trong kinh Phật gọi là:“Tự tác, tự tri, tự chứng”. #Tự tác tức là tự làm; #tự tri tức là tự biết, và cuối cùng #tự chứng là thành công.

Chẳng hạn mai mốt quý vị chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn, sau khi chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn, quý vị sống ở đời vui vẻ hoan hỉ. Vì quý vị biết đời sau mình đi về đâu, cho nên vui vẻ đến lúc chết cũng chả sao. [Vì] biết mình đời sau đi về đâu.

Nên là trong công án, quý vị thấy trong Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao có ngài Thiền sư Viên Trạch, ngài biết được đời sau ngài đầu thai vào nhà đó, v.v… Ngài đó chắc là chứng Sơ quả hoặc Nhị quả, tại vì người chứng Sơ quả với Nhị quả họ có khả năng đấy. Tức là họ có biết được mình đi về đâu.

Cho nên tu hành đến lúc nào đó tự nhiên biết, khỏi lo, mình tự tri tự chứng mà, nên là yên tâm. Có nhiều cái nhiều khi biết nhưng mà ma gia trì cho mình biết cũng chết đó nha. Nên phải học làm sao để tâm mình tương ưng. Tâm mình tương ưng với bậc Thánh, bỏ tâm phàm đi. Mình càng tu công phu mình lên, giả sử mình có thần thông, mình có cái gì mà tâm mình có tham nhiều không. Bây giờ nếu như mình có chút thần thông mà tâm mình tham lên là mình biết mình bị ma thông rồi. Ma thông ma gia trì, cho nên là ham ăn, ham ngủ, ham danh, ham đủ các thứ, ham nhiều lên tức là mình bị tâm ma.

Rồi mình tu một hồi là cống cao ngã mạn mình ghê lên. Hồi xưa thì mình khiêm tốn lắm, thầy v.v… bây giờ thì mình cao lên hơn, mình vượt hơn tất cả mọi người, chả ai là thầy mình hết, mình coi thường mọi người. Tâm đó là tâm ngã mạn, tâm của A-tu-la. A-tu-la nên vào A-tu-la, mình tu mình biết ngay mình đi về đâu thôi.

Cho nên học hết 51 món Tâm sở bên Duy Thức Đại thừa, hoặc là bên A Tỳ Đàm là 52 món Tâm sở, hoặc là 46 Tâm sở trong bộ Luận Câu Xá này, mình sẽ hiểu rằng ta đang xây dựng ngôi nhà tương lai để ta về nơi đó. Là ngôi nhà nào, là cảnh giới nào trong Lục đạo Luân hồi hay là ra khỏi sanh tử, mình biết rất rõ, quý vị chỉ cần thấu như vậy. Mà phải học cái này là học hiểu rốt ráo và soi xét so sánh được tâm của mình, chứ không phải học kiểu lý thuyết. Bây giờ cũng nhiều người học nhưng mà học kiểu lý thuyết. Quý vị nói khí thế tâm này tâm kia thế nhưng mà không ứng dụng.

 Cho nên môn này coi vậy chứ không dễ đâu quý vị. Rất nhiều người cũng nghe Thiện Trang giới thiệu đã lắm, là bắt đầu tìm sách tìm tài liệu coi. Coi xong rồi kêu khó quá, khó quá, chịu không nổi. Tại vì môn này là cần nền tảng. Người giảng môn này có mấy bậc, mấy tầng gọi là bảy tầng Pháp sư. Có những vị Pháp sư chỉ giảng được chương này mà không giảng được chương kia, không đơn giản đâu. Tức là có người giảng được chương này mà bao nhiêu chương kia không giảng được. Có người sẽ giảng được mấy chương đó, có người thì giảng hết được. Và có người giảng được bộ này bộ kia, nhiều bộ.

Nên đây là không phải là tài giỏi gì đâu, mà phải nói là nhiều đời người ta tu thế nào, người tu môn này nhiều, người ta tu thế nào đó… vốn đủ rồi. Còn bây giờ mình không có duyên, mình vô mình nghe: sao Thầy nói cái gì đâu không, khó quá. Mà Thiện Trang cố gắng giảng dễ hiểu nhất cho quý vị rồi đó, hy vọng quý vị nghe được bao nhiêu [thì] nghe nha. Hôm nay xin giới thiệu phần gọi là tâm đắc tới đây. Bây giờ còn khoảng gần tiếng nữa, Thiện Trang sẽ vào phần chánh văn của Luận Câu Xá. Chúng ta cứ đi từ từ thôi, đi chậm thôi, rồi khi vào phần chánh văn, vào phần nội dung chính, là tự nhiên lúc đó có muốn hay không muốn thì cũng phải bám vào trong đó. Mà bám vào trong đó là đi theo hướng khác, không có thời gian để chia sẻ những tâm đắc này nữa, cho nên quý vị phải hiểu như vậy. Bây giờ chúng ta còn thời gian thì chúng ta cứ đi chậm chậm.

Hôm nay chúng ta sẽ vào phần bài kệ, tiếp tục bài kệ thứ hai trong 600 bài kệ của bộ Luận Câu Xá:

Bài Kệ 2 – phần 1

Tịnh huệ tùy hành danh Đối Pháp淨慧隨行名對法,Tịnh huệ cùng tùy hành Được gọi là Đối Pháp
Cập năng đắc thử chư huệ luận.及能得此諸慧論。Có thể đắc các huệ Ở trong bộ Luận này.

Ở đây ngôn ngữ này cũng tương đối khó một chút, chúng ta có thể hiểu như thế này:

Giải:

#Tịnh huệ tùy hành danh Đối Pháp: #Tịnh huệ là trí huệ thanh tịnh, trí huệ đó chính là trí huệ Vô lậu; #Tùy hành là những cái gì đi theo;#tùylà theo; #hành là đi. Những gì đi theo trí huệ Vô lậu này, tức là mình nói ngôn ngữ là những quyến thuộc. Có nghĩa là quý vị có trí huệ thanh tịnh, quý vị có trí huệ Vô lậu giải thoát, thì quý vị có những cái gì đi theo, Tâm sở của quý vị tương ưng là như thế nào, quý vị có những thần thông như thế nào, quý vị có những năng lực như thế nào, phiền não của quý vị bớt như thế nào, đó gọi là tùy hành, là những cái đi theo của trí huệ thanh tịnh, thì gọi là #Đối Pháp.

          Tại vì ngôn ngữ của bộ Luận này là Đối Pháp Tạng. Chữ #Đối Pháp thì ngoài nghĩa là pháp chính xác ra, thì còn có nghĩa là pháp này đối trị căn cơ. Đối trị căn cơ là đối với người nào, giống như là người bệnh, mỗi người có một căn bệnh khác nhau thì pháp này sẽ chữa những căn bệnh của chúng ta, nên gọi là Đối Pháp, đối trị căn cơ mà cho pháp. Chúng ta có thể hiểu như vậy, đó là một cách hiểu. Cũng có nhiều người giải cách khác nữa, nếu có thời gian thì quý vị coi những bộ luận khác, những người dịch giả khác, những người giảng khác người ta sẽ giải thích khác cho. Còn Thiện Trang xin chia sẻ đơn giản như vậy.

Như vậy Thiện Trang tạm dịch câu đầu tiên này thành hai câu kệ đầu tiên gọi là:

Tịnh huệ cùng tùy hành

Được gọi là Đối Pháp

#Cập năng đắc thử chư huệ luận: tức là và có thể đắc được Luận này và trí huệ này. Nếu mà dịch ra [thì] Thiện Trang dịch rõ là: Có thể đắc được các trí huệ ở trong bộ Luận này.

          Nghĩa là nếu chúng ta học bộ Luận này, thì tự nhiên chúng ta cũng có thể đạt được những trí huệ và những tùy hành đó. Tức là mình sẽ được trí huệ của bậc giác ngộ, mình có một chút trí huệ giải thoát, rồi mình cũng bớt phiền não gì đó, do chúng ta học trong bộ Luận này. Đấy là quý vị hiểu được nửa bài kệ thứ hai. Đó là nguyên văn của ngài Thế Thân, còn Chú Giải này là của Đại sư Huyền Trang thời nhà Đường.

論曰:慧謂擇法,淨謂無漏,淨慧眷屬名曰隨行。如是總說無漏五蘊名為對法,此則勝義阿毘達磨。若說世俗阿毘達磨,即能得此諸慧及論。

Luận viết: Huệ vị Trạch pháp, tịnh vị Vô lậu, tịnh huệ quyến thuộc danh viết tùy hành. Như thị tổng thuyết Vô lậu Ngũ uẩn danh vi Đối Pháp, thử tắc Thắng nghĩa A Tỳ Đạt Ma. Nhược thuyết Thế tục A Tỳ Đạt Ma, tức năng đắc thử chư huệ cập luận.

Giải:

#Luận viết: tức là Luận nói rằng.

#Huệ vị Trạch pháp, tịnh vị Vô lậu, tịnh huệ quyến thuộc danh viết tùy hành: nghĩa là trí huệ là Trạch pháp. Trạch Pháp là một trong 37 Phẩm trợ đạo. Quý vị biết trong 37 Phẩm trợ đạo có một cái là Trạch pháp. Tức là khi mình có trí huệ thì mình sẽ biết lựa chọn pháp, trạch là lựa chọn, tuyển chọn. Là quý vị phải biết lựa chọn pháp nào đi về hướng giác ngộ, pháp nào đi về hướng khác.

Giống như chúng ta muốn làm một việc gì đó, trong tâm chúng ta phải ngay lập tức xác định là việc này nên làm hay không nên làm. Thì đó là mình phải có trí huệ. Chúng ta thấy một con kiến bò ngang qua trước mặt thì mình muốn giết nó, nhưng mà mình nghĩ lại không được, mình đã thọ giới không sát sanh rồi. Với lại giết nó là một mạng đổi một mạng, quý vị biết như vậy và quý vị dừng lại. Quý vị dừng lại như vậy đó là quý vị có trí huệ. Và trí huệ quý vị phát huy ra lựa chọn phương pháp để ứng phó lúc đó, cách thức làm lúc đó. Đó gọi là Trạch pháp, tức là mình lựa chọn được pháp.

Giống như bây giờ mình có trí huệ mình mới lựa chọn thầy, lựa chọn vị Thiện tri thức nào mình theo, vị thầy này hay thầy kia v.v… đó là Trạch pháp. Cả một vấn đề đó quý vị. Đâu phải người lựa chọn là ngon, đâu phải người nổi tiếng là hay. Đôi khi một vị thầy không nổi tiếng là hay, mà đôi khi một vị thầy nổi tiếng là hay. Đó là bất định pháp, pháp đó phù hợp với mình, mình thực hiện, mình tu theo, mình áp dụng, có lợi ích thì đó là hiệu quả. Còn một vị thầy rất nổi tiếng nhưng mà mình áp dụng, mình tu hành không phù hợp với mình, không có giúp mình tiến bộ thì không có được.

 Cho nên trong Kinh Kalama có mười điều chớ vội tin. Mười điều đó quý vị cứ xét đi, chúng ta coi thử chớ vội tin cái gì. Nhưng mà xét đến cuối cùng những điều gì mình nên tin là mình áp dụng có hiệu quả, giúp thay đổi được, có lợi ích được thì cái đó nên tin. Mình thấy sự lựa chọn đó rất quan trọng. Có nhiều người thấy vị thầy kia nổi tiếng lắm, v.v… nổi tiếng nhưng mà pháp người ta tới đâu. Mà bây giờ cách [học] pháp là hãy ‘‘y pháp bất y nhân’’, nghĩa là mình phải nương theo kinh điển. Học cái gì thì học, cuối cùng phải coi kinh điển. Người đó có giảng theo kinh điển hay không. Chứ không, nổi tiếng vì được lăng xê, rồi suốt ngày truyền thông đưa tin v.v… quý vị biết chiêu thức bây giờ chúng ta đã được người ta lôi ra quá nhiều. Các chùa bây giờ người ta có cả đội ngũ truyền thông, bao nhiêu người tuyên truyền lên, tạo nick ảo, nick này nick kia, rồi đưa pháp lên v.v… lăng xê ông thầy mình, rồi bình luận cho tốt để kéo thiên hạ vào v.v… Đội ngũ đó như vậy đó quý vị. Như vậy khiến cho mình tưởng vị thầy nổi tiếng đó là bậc tốt, nhưng mà cuối cùng không phải.

Cho nên thời nay học pháp phải căn cứ vào kinh điển, phải coi người đó giảng có phù hợp với kinh hay không. Nếu một người giảng cứ trật lất với kinh thì thôi khỏi coi. Giảng mà không dạy cho mình giáo pháp giải thoát, mà suốt ngày dạy cho mình cúng dường gì đó v.v… là không ổn rồi, đúng không quý vị? Pháp Phật đâu có mỗi pháp cúng dường, pháp Phật còn cả một kho tàng giải thoát rộng lớn bao la mà. Tạng Vi Diệu Pháp này mấy ai giảng, quý vị coi thử mấy ai giảng bộ Luận này, giảng rốt ráo để mà ứng dụng. Những người đó nhiều khi không nổi tiếng gì hết, không có bao nhiêu người biết, nhưng người ta tu hành như thế nào, điều đó mới quan trọng. Đó là phải Trạch pháp, phải có trí huệ. Chứ còn bây giờ cứ thấy thầy đó nổi tiếng, còn thầy kia đâu có nổi tiếng gì đâu, có mấy ai biết đâu, học có bao nhiêu người học theo đâu v.v… thì đó lại một sai lầm nữa, bị lừa.

Quý vị cứ học Kinh Kalama ra là quý vị biết, 10 điều chớ vội tin là biết. Rồi quý vị coi trong kinh điển người ta trích dẫn thế nào, có đúng không, phải coi chứ. Nhiều khi nói trong kinh đó nói, nhưng mà giở mãi trong kinh đó chả thấy đâu, rồi người ta bẻ qua bẻ lại trong đó ai biết được, mình phải coi chứ. Thời nay nguy hiểm lắm, thời nay tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng, người ta sẵn sàng làm những [chuyện] gì đó.

Cho nên suốt ngày giảng giảng giảng… năm tháng cứ suốt ngày quanh quẩn trong gia đình, trong gì đó, cúng dường hoài. Trong khi đó cả gia tài giáo pháp của Như Lai rộng lớn bao la, rộng vô cùng mà lại không có giảng. Vì sao không giảng? Đây là nói thật, có vị sư nói, không phải Thiện Trang nói. Vị sư nói thế này: Tại vì thời nay không phải quý thầy quý cô không muốn giảng, mà giảng nhiều sợ Phật tử giỏi quá, nó biết hết. Thứ nhất: Phật tử mà biết nhiều thì cúng dường ít, vì vậy sợ, không dám giảng, đó là điều thứ nhất. Giảng sơ sơ thôi, giảng nói yêu thương gia đình v.v… thế thôi, để họ dốt dốt chút rồi họ cúng dường mới nhiều. Còn Phật tử mà giỏi rồi, biết rồi, họ keo lắm, họ lo tu không, cho nên không dám giảng, đó là [điều] thứ nhất. Thứ hai nữa, Phật tử mà biết giáo pháp nhiều quá, biết Giới luật, biết Thiền định, biết đủ các cái [là] bắt đầu họ soi: ông thầy này, bà cô này, Sư cô, Sư thầy này không đúng như pháp, tu không có công phu, rồi phiền não nhiều, v.v… họ đâu coi ra gì nữa, cho nên không dám giảng.

Vì vậy gia tài của Như Lai thì nhiều, nhưng mà hoặc là không coi, lo đi kiếm cái bằng ở ngoài, bằng này bằng kia, khoe: tôi Tiến sĩ, tôi Thạc sĩ, tôi ngành này ngành kia, chức danh rồi đem ra đè người ta. Đem mấy cái danh đó, rồi chức vụ gì đó đem ra khè thôi, chứ không có dám coi kinh, sợ, hoặc không có thời gian coi. Còn hạng người thứ hai là: coi nhưng mà không dám giảng ra cho Phật tử, vì giảng ra như hai điều Thiện Trang đã nói [nên] không dám.

Đó không phải Thiện Trang nói nha, đây là vị sư khác nói, Thiện Trang cũng xin chia sẻ. Và điều này quý vị có biết sư nào nói không, thôi để có người chịu trách nhiệm chứ không lại [nghĩ Thiện Trang nói]. Ý đó là do sư Toại Khanh [nói], quý vị chắc biết sư Toại Khanh đúng không? Ngài cũng ở Châu Âu này, hiện tại hình như ở Đức hay sao! Đó là sư Toại Khanh nói chứ không phải Thiện Trang nói. Mà không phải Thiện Trang nói mỗi sư Toại Khanh nói đâu, mà nhiều thầy cô khác nói rồi, nhiều người nói với Thiện Trang: Thôi giảng nhiều quá, Phật tử giỏi rồi, họ lanh lên họ không cúng dường đâu, thế này thế kia v.v… cho nên tội lắm.

Tại sao mình lại không tin nhân quả đúng không quý vị? Tu hành mà còn sợ như thế [thì] thật là đáng thương. Cho nên thời nay Phật tử muốn học mà ít người giảng. Còn quý thầy, quý cô có vô trong chùa thì chủ yếu đi cúng đám, rồi thế này thế kia, làm các Phật sự theo kiểu thế gian chứ không phải Phật sự của Phật pháp. Phật sự Phật pháp là giảng kinh thuyết pháp. Cho nên nhiều khi cuốn vào một vòng xoáy mà không ra được.

Giống như có câu chuyện vui, có vị thầy đi cúng tụng đám rồi có người hỏi: “Thầy ơi, thầy đi cúng tụng đám để làm gì vậy thầy?” Ông thầy nói: “Để lấy tiền đổ xăng”. Người đó hỏi: “Lấy tiền đổ xăng rồi, vậy thầy đổ xăng để làm gì thầy? “ “Đổ xăng để đi cúng đám, làm Phật sự”.

          Vậy tóm lại là gì quý vị biết không? Tức là cái vòng luẩn quẩn đi cúng đám để lấy tiền đổ xăng, rồi đổ xăng để đi cúng đám. Vậy là cuộc đời mình xoáy trong cái vòng như vậy, cũng hơi buồn đúng không quý vị. Tất nhiên đó là cũng khổ quá. Thực ra là mình cũng vậy, quý vị đừng có nghĩ đó là quý thầy. Quý vị nghĩ mình đi, mình cũng vậy sống ở đời suốt ngày đi làm. Làm để làm gì? Để lấy tiền. Lấy tiền để làm gì? Tiền để ăn. Ăn để làm gì? Để đi làm, để chăm sức khỏe, để có sức khỏe để đi làm. Làm rồi [để làm] gì? Lại để lấy tiền. Lấy tiền để làm gì? Lại để chăm sức khỏe, để ăn,…

Tóm lại là cái vòng luẩn quẩn trong vòng luân hồi, và ta quá quen với nó. Ta quá quen cho nên ta thấy bình thường, nghĩa là trong vô thường mà nghĩ là bình thường. Cuối cùng mình rớt vô cái gọi là Thường kiến.Trong các loại Kiến hoặc có Biên kiến, thì mình rớt vô Thường kiến rồi. Đáng thương lắm quý vị, nhiều khi cuộc đời mình ở trong cái khổ mà mình cũng biết khổ luôn.

 Cho nên đức Phật dạy là: Hãy nhận diện nỗi khổ niềm đau, nhận diện nó, thật sự nó khổ như thế nào. Cái khổ thật sự là như thế nào, đó gọi là Khổ đế. Và cái khổ đó nguyên nhân vì sao, nó từ đâu ra, đó gọi là Tập đế. Nếu như mình muốn, mình sẽ dứt được nỗi khổ đó rồi thì mình được an vui như thế nào, thì đó gọi làDiệt đế. Và làm sao để dứt được nỗi khổ, để được an vui như vậy, thì đó gọi là Đạo đế. Đạo đế là con đường giác ngộ. Cho nên đó là Tứ diệu đế, thông suốt tất cả các bộ kinh của đức Phật. Tất cả bộ kinh của đức Phật đều phải có Tứ diệu đế, hay là Tứ thánh đế.

[Giáo pháp của Phật] dạy như vậy chứ đâu phải dạy quý vị đi vào nỗi khổ đâu. Đức Phật nói có bốn hạng người trong Kinh Tăng Chi. Hay chúng ta có thể giở trong Kinh A Hàm, gọi là Kinh Tăng Nhất A Hàm, trong Phẩm Bốn, có bốn hạng người: Một hạng người là từ tối đi vào tối; Hạng người thứ hai từ tối đi ra sáng; Hạng người thứ ba là từ sáng đi vào tối; Và hạng người thứ tư là từ sáng đi ra sáng.

1. Thế nào là hạng người từ tối đi vào tối? Có nghĩa là người đó trong đời, sanh ra đời đã nhiều nỗi khổ niềm đau, đã gặp nhiều hoàn cảnh bất thiện, có nhiều hoàn cảnh không có như ý, thân thể nhiều đau bệnh, tật nguyền v.v… đủ các kiểu. Tóm lại là khổ, mà không biết học giáo pháp, không biết ứng dụng tu hành, lại tạo thêm nhiều nghiệp chướng nữa, gây thêm nhiều điều ác. Cho nên đời sau lại đi vô trong tối, tiếp tục khổ nữa, gọi là đi vào trong tối, gọi là người từ tối đi vào tối.

2. Thế nào gọi là người từ tối đi ra sáng? Đó là người sanh ra đời vốn bất hạnh, bởi vì những nghiệp nhân của đời trước đã tạo. Mình đã tạo nhiều nghiệp cho nên đời này đến đây khổ, nghèo, rồi gia đình không như ý, v.v… đủ các kiểu, các chuyện trên đời đập mình te tua. Nhưng may mắn gặp được giáo pháp của đức Thế Tôn, học được, ứng dụng được, tu hành được, biết Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, v.v… tu Bát-nhã Ba-la-mật. Và đời sau quý vị được thăng lên những cảnh giới an lành tốt đẹp, thậm chí được giải thoát. Đó là hạng người đi từ tối ra sáng. Đức Phật nói rất tuyệt vời.

3. Hạng người thứ ba là từ sáng đi vào tối: đó là những người do căn lành đời trước tu tập. Chút nữa Thiện Trang sẽ nói là hạng người nào, tại sao lại như vậy, trong hai hạng người đó để Thiện Trang nói sau, dùng Duy Thức nói. Nhưng ở đây Thiện Trang nói đơn giản là từ những đời này được quả báo tốt đẹp, có danh chức, quyền vị, giàu sang v.v… nhưng do không có duyên gặp giáo pháp Như Lai, không có duyên để tu tập. Cho nên cuối cùng tạo nhiều ác nghiệp, giành giật rồi dùng uy quyền áp đặt, hưởng thụ đủ các kiểu. Sau khi tạo nhiều nghiệp như vậy, khi đời này hết thì họ đi vào nỗi khổ, chìm đắm trong khổ đau, gọi là người từ sáng mà đi vào tối.

4. Hạng người thứ tư là từ sáng đi ra sáng: có nghĩa là đời quá khứ đã trồng nhiều nhân lành, tốt đẹp. Đời này được quả báo tốt lành, được thân thể tốt, điều kiện, hoàn cảnh tốt, địa vị cao sang gì đó v.v… và lại gặp được giáo pháp của đức Thế Tôn, lại biết tu tập nữa, biết xả, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Bát-nhã. Cho nên đời sau họ càng thăng tiến hơn. [Đó] là người từ sáng đi ra sáng. Đức Phật nói đó là người tuyệt vời.

Ở đây Thiện Trang cũng xin chia sẻ. Sẵn đây nhớ thì nói, nhớ tới đâu mà nói tới đó luôn, chứ không là quên, nhiều khi bữa sau giảng không nhớ nữa. Là tại sao quý vị lại đến với đời này khổ, quý vị biết không? Nhiều người than thân trách phận khổ quá. Xin thưa quý vị, về hoàn cảnh thì chúng ta không thể thay đổi, nhưng chúng ta có thể thay đổi tâm.

Chúng ta sẽ học vào phần gọi là Sáu căn, Sáu thức, Sáu trần, chúng ta sẽ hiểu được điều này tại sao. Sáu căn là: Mắt thấy sắc, ví dụ như mắt thấy những hình ảnh đây; Tai nghe những âm thanh; Mũi ngửi những mùi hương; Miệng (lưỡi) thì nếm những vị ngọt, bùi, đắng, cay gì đó. Rồi cái thân này là xúc chạm, cảm giác êm ái, nhám trơn láng mịn gì đó… Rồi Pháp (Ý) thì biết những cái pháp, pháp là những đối tượng nào đó. Ví như mình nói A-la-hán, mình cũng hiểu tưởng tượng được A-la-hán là gì v.v…

Thì người nào khi mà đối cảnh pháp, tức là những pháp trong những cảnh trần, mà với tâm thiện tâm lành tức là Tâm sở thiện lành, thì quả báo đời sau họ sẽ được hoàn cảnh như ý. Quý vị nghe cho kỹ nha, câu này quan trọng, nói lại lần nữa này. Người nào khi Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới Sáu trần, và khởi lên tức là mình dùng những Tâm sở thiện lành, thì quả báo đời sau sẽ được hoàn cảnh sáu trần như ý, tức là hoàn cảnh tốt đẹp. Người nào nếu Sáu căn tiếp xúc Sáu trần mà khởi lên những Tâm sở bất thiện bất như ý, ví dụ như giận, ghét, che giấu là Phú, rồi cuống siểm, nịnh bợ [nịnh hót], đủ các Tâm sở xấu, thì chiêu cảm quả báo đời sau sẽ là khổ đau bất như ý.

Cho nên người biết tu hành là dù hoàn cảnh có tốt đẹp hay xấu xa đời này là quả của đời trước. Giả sử ta gặp hoàn cảnh tốt đẹp, tất nhiên tốt đẹp mình hoan hỷ thì dễ rồi, thì Tâm sở thiện lành đời sau có quả báo thiện lành là dễ. Nhưng mà bây giờ mình lỡ gặp toàn cảnh trời ơi đất hỡi không, chồng chửi, con mắng, người này bịa chuyện, người kia đặt điều v.v… đủ thứ chuyện trời ơi đất hỡi, thì mình là người học giáo lý A Tỳ Đàm này, mình phải ứng dụng như thế nào. Tức là ta phải không có tức giận, ta không phải thù ghét, ta không phải thế này thế kia. Tức là ta phải khởi lên Tâm sở thiện lành, thì đời sau chúng ta mới có cảnh như ý, tức là đời sau cảnh mới tốt đẹp.

Còn quý vị tiếp tục tức giận: ôi tức quá đi, ghét người đó quá đi, tức quá bữa nay trả thù, là ôm hận vô trong lòng, Phú hận v.v… mai mốt mình học Tâm sở đó. Toàn những Tâm sở xấu thì xin thưa với quý vị đời sau lại khổ nữa. Sáu căn của quý vị tiếp xúc với cảnh giới Sáu trần, đời sau của quý vị lại là hoàn cảnh bất như ý tiếp. Cho nên đó là người từ tối đi vô trong tối tiếp, khổ đau lại khổ đau tiếp.

Người biết tu hành là phải xả ra, xả ra. Cho nên trong nghịch cảnh không được sân hận, không được nổi nóng, không được thế này thế kia. Đừng có khởi lên những Tâm sở bất thiện, mai mốt mình học hết món Tâm sở rồi là mình phân ra, Tâm sở nào là Tâm sở thiện lành, Tâm sở nào là không thiện lành, mình bỏ, gạt qua. Tâm sở nào là Tâm sở của bậc Thánh, Tâm sở nào là Tâm sở của thiền định. Mình chắt lọc theo từng nhóm từng nhóm hết, mình cứ tu theo nhóm này, ta biết bữa nay ta khởi lên cái tâm này bất lành bất thiện rồi, đời sau ta sẽ bị quả báo bất như ý. Cho nên ta cứ vui vẻ hoan hỉ, Tâm sở của ta toàn là Tâm sở tốt, nên đời sau hoàn cảnh Sáu căn sẽ đối với Sáu trần là tốt.

Vì sao như vậy? Nguyên tắc mà nói quý vị đã tu vô lượng kiếp rồi, cho nên quả báo trong A-lại-da thức có đủ hết các kiểu rồi, bây giờ mình lôi theo hướng nào thì nó lôi ra quả báo hướng đó. Chứ không phải mình mỗi tu đời này, mình ở trong vòng sanh tử luân hồi vô lượng kiếp rồi. Vì vô lượng kiếp cho nên nó nhiều lắm, bây giờ quý vị duyên với cảnh ác, tức là mình khởi ra những Tâm sở ác, thì nó lôi những chủng tử ác trong A-lại-da ra, nó kéo đến gần cái cửa để sẵn đó. Đến khi mình mạng chung là nó đi theo mình, nó kết và dẫn mình đi theo lối đó. Lối đó là lối ác cho nên đời sau khổ ơi là khổ, nào là bị chồng đánh, con mắng, đuổi ra khỏi nhà, v.v… rồi bị người này vu oan giá họa, đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Cho nên là khổ ơi là khổ. Và khổ rồi mà vẫn không biết Phật pháp nữa, không biết nhẫn nhịn, không biết tu bằng những Tâm sở thiện lành nữa, lại tiếp tục sân hận, muốn trả thù, muốn đủ các trò nữa thì quý vị lại khổ tiếp.

Có cô đó suốt ngày than, bữa nay nghe rõ rồi nha. Chưa có thời gian học tới mấy món Tâm sở nhưng mà mình nói sơ lược là quý vị cũng hiểu rồi, mình có thể chuyển đổi được ngay. Đấy là giáo lý tuyệt vời trong A Tỳ Đàm, bây giờ mình học vậy là mình biết ngay. Mà chuyển là nó chuyển từ từ, cho nên có thể quý vị tu chỉ cần thay đổi vài năm là tự nhiên hoàn cảnh mình cũng thay đổi. Tức là những chủng tử thiện lành sẽ xuất hiện, hoàn cảnh gia đình sẽ thay đổi. Còn quý vị không biết, quý vị suốt ngày sân, buồn, Tâm sở buồn cũng không tốt, Tâm sở tự ti, Tâm sở ngã mạn, những Tâm sở đó không phải là những Tâm sở tốt lành. Nó kết ra quả báo từ từ nó xấu, ngay trong đời này thậm chí nó kéo tới luôn. Tại vì A-lại-da thức lôi những cái đó ra.

Nên mình học môn này tuyệt vời như vậy đó quý vị, rõ ràng tường tận như vậy mà tại sao mình không học. Không học mất nửa cuộc đời, mất ba phần tư cuộc đời. Cho nên học rất hay, đó là Trạch pháp đó. Thiện Trang nói có trí huệ mình mới Trạch pháp được, không có trí huệ mình tu cái gì, quý vị làm sao mà tu được. Nói tu tu, lên lạy Phật nói: bữa nay con lạy được 500 lạy rồi thầy, sáng lạy 500 lạy, chiều lạy 500 lạy. Ngày mai con lạy 500 nữa, mốt lạy 500 nữa, thầy lạy được bao nhiêu thầy? Thầy đâu có thời gian đâu cô, thầy chỉ lạy có 200 lạy thôi, chắc hai ngày thầy lạy được 400 hoặc 500. Vậy là thầy thua con rồi đó v.v… Tâm như vậy là ngã mạn lên rồi, tâm ngã đó. Lạy Phật thay vì mình vô sở đắc, mình lại có sở đắc. Cho nên mình tự chiêu đến quả báo đau khổ đời sau, trong đời tiếp theo mà mình không biết, hoặc là quả báo khổ về sau này mà mình không biết. Người tu là người ta biết ngay.

Cho nên môn này có cần học không? Rất cần học luôn, cực kỳ quan trọng. Nhiều người tu có sở đắc, mà càng có sở đắc bao nhiêu, xin thưa với quý vị tâm đó là tâm A-tu-la. Quý vị có ngã lớn lên, vô trong A-tu-la, mai mốt làm thần cho vui nếu mình còn có sở đắc. Tu đạo Bồ-đề là vô sở đắc cơ mà, không có gì để đắc thì mới đắc Bồ-đề. Còn có những sở đắc: nào tôi học lâu rồi, tôi giỏi quá rồi, tôi biết nhiều lắm v.v.. tôi thiền định ngày bao nhiêu tiếng, tôi trì giới được bao nhiêu, tháng tôi tu Bát quan trai bao nhiêu, v.v… đủ các kiểu. Toàn là chấp tướng, đó là toàn Tâm sở xấu thôi, thì làm sao mà giải thoát.

 Khi nào mà đắc thiền định, từ từ rồi chúng ta học vào sẽ thấy những chi thiền là rớt sạch. Bảy chi thiền trên, chi thiền thứ bảy là Xả đó, quý vị có xả được đâu, làm sao đắc thiền. Đắc thiền là từ Sơ thiền trở lên, làm sao đắc được, không có. Cho nên người tu hành theo thời gian là họ biết rất rõ, mình học mà đây không phải học giáo lý [tầm thường]. Cho nên đồng tu hiện nay [học] giáo lý quá sơ sài, vì quá sơ sài nên tu không được. Nói lý thuyết hay lắm, lý luận đủ các kiểu đưa ra, kiểu A kiểu B kiểu C kiểu D, kiểu gì cũng bẻ được hết, nói phương tiện thế này thế kia. Cuối cùng thực tế đem Tâm sở gì, quý vị đừng nghĩ dối được chính tâm của quý vị. Tâm đó là tâm Phú tàng, tâm che giấu, Tâm sở Phú, tâm Ngã mạn ở trong đó, v.v… toàn là tâm xấu, quý vị tự chiêu cảm đường xấu thôi.

Cho nên tu nhiều năm rồi, mai mốt chết ngáp ngáp rồi  [có người nói]: sao đồng tu đó tu tinh tấn lắm mà thầy, sao chết thê thảm vậy thầy? Quý vị coi nhân ra quả, còn người tu tâm nào thì có quả đó. Người ta tu càng ngày càng khiêm tốn, càng khiêm cung nhẹ nhàng xuống, họ xả được tất cả mọi thứ ở thế gian, ta làm tất cả việc mà ta không vướng mắc v.v… thì mình tu vô thôi, tự nhiên đắc cho mình thôi, rồi dần dần mình thành Thánh nhân. Chứ mình tu mình cứ toàn chấp tướng không, cho nên phải học giáo pháp là vậy. Phải học, không học không được, học chưa đủ không tu được. Giống như cầm con dao không có cán thì làm sao cầm, quý vị xài con dao đó là đứt tay thôi, cho nên phải học.

Đó là Thiện Trang chia sẻ với quý vị, vì môn này quan trọng, đây là buổi thứ ba rồi nhưng vẫn còn giới thiệu. Vì vô sau này là không có thời gian giới thiệu, coi vô là vô giáo lý rồi, nên muốn giới thiệu trước một số vấn đề mình áp dụng ngay được. Đây là những điều mà Thiện Trang thấy mình áp dụng được, và áp dụng điều này hoàn toàn. Cho nên tu như vậy có nhiều người nói: “Vậy thầy giảng nhiều thầy có ngã không?”. Thiện Trang nói: Thiện Trang đang giảng cho quý vị những nội dung này, Thiện Trang dại gì Thiện Trang đọa lạc. Thiện Trang biết món này là món ngon, tại sao mình dại mình đem cho người ta ăn mà mình không ăn. Nên theo năm tháng, Thiện Trang cứ thâm nhập, nói với quý vị rồi chia sẻ học như vậy, dần dần mình cũng ngấm, mình tự sửa mình. Vì không sửa không được, không sửa là ta đi vào đường xấu, tương lai chả ai muốn đi vào con đường xấu. Tương lai ai cũng muốn thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ai cũng muốn thành A-la-hán, thành Phật. Tất nhiên mình cũng vậy thôi, cứ tu theo năm tháng.

Và nếu quý vị theo Thiện Trang bao nhiêu năm, từ tướng mạo Thiện Trang đã thay đổi, từ trí huệ Thiện Trang đã thay đổi, mọi thứ buông xả. Thiện Trang đã thay đổi rất nhiều, đó là nhờ bao nhiêu năm qua đã từng học ở trong này, thâm nhập trong này, và từ từ do căn tánh mình cũng độn căn, không phải thượng căn. Độn căn là chậm chạp, chậm chạp nên phải sửa từ từ, không phải một nghe ngàn ngộ, không như Lục tổ Đại sư Huệ Năng được, nên phải cần bao nhiêu năm. Nếu quý vị theo dõi bài giảng của Thiện Trang, từ khi bước ra giảng đến giờ, qua mấy năm trời quý vị thấy Thiện Trang bây giờ thay đổi rất nhiều.

Thiện Trang cũng có sự thay đổi của Thiện Trang, quý vị cứ nhìn đó, mình bước theo con đường này thì mình sẽ có được lợi ích. Và những đồng tu theo Thiện Trang thật thà, nghe lời, thật làm, làm đúng như vậy, không có chống trái, v.v… cứ tu, quý vị cũng đón được rất nhiều lợi ích đúng không quý vị? Vì đây là giáo pháp của Như Lai chứ không phải của Thiện Trang. Thiện Trang chỉ trình bày lại giáo pháp của Như Lai. Giáo pháp của Như Lai giống như hương thơm, những người ngửi được mùi thơm đó, Thiện Trang đốt hương lên Thiện Trang cũng được thơm lây v.v…. tất cả mọi thứ đều thành tựu.

Vậy nên chúng ta cứ yên tâm học [bộ Luận] này. Cố gắng học, học càng nhiều càng đã, càng thông suốt và học đến lúc nào áp dụng tâm thanh tịnh. Đến lúc nào tự nhiên mình đắc quả, duyên đủ là đắc quả. Giống như giọt nước trong ly đến lúc đầy sẽ đắc quả. Trong hoàn cảnh tới rồi là duyên nào đó sẽ đắc quả. Quý vị đừng lo, nếu còn thấy cầu đắc quả, còn mong đắc quả thì tâm mong đó, cái dục đó khiến cho quý vị không đắc quả. Và mình tu mình phải xả hết tất cả. Đây là Thiện Trang chia sẻ toàn pháp hành. Bây giờ trở lại [chúng ta] gắng học hết nửa bài kệ này.

#Tịnh vị Vô lậu: tức là trong chữ tịnh huệ, thì tịnh là Vô lậu; #Vô lậu là trí huệ giải thoát, Vô lậu là không còn rò rỉ nữa. Ở ngôn ngữ phiên dịch, dùng chữ Vô lậu giống như ly (tách) trà đựng trà, nếu nó bị rò rỉ, bị nứt, bị bể thì rót nước vô bao nhiêu nó chảy hết bấy nhiêu. Đó không gọi là Vô lậu mà gọi là Lậu; #Lậu tức là rò rỉ. Vậy trí huệ này gọi là tịnh huệ, tức là trí huệ này phải không bị rò rỉ, không có phiền não, đây là trí huệ của bậc Thánh nên gọi là tịnh huệ. Chữ tịnh này chính là Vô lậu.

#Tịnh huệ quyến thuộc danh viết tùy hành: ở đây ai học chữ Hán đều biết, chữ tịnh huệ là một danh từ, chữ quyến thuộc là một danh từ. Đây là cấu trúc A chi B rất quen thuộc, chữ chi ở giữa bỏ đi, mình dịch lại là quyến thuộc của tịnh huệ gọi là tùy hành. Giải thích câu kệ trên tùy hành là gì đó. Tức là quyến thuộc của tịnh huệ, tịnh huệ là trí huệ Vô lậu. Trí huệ Vô lậu tự nhiên có nhiều điều sinh ra đi kèm với nó gọi là quyến thuộc của nó, gọi là tùy hành.

          Giống như bây giờ quý vị có trí huệ, ngày nào quý vị tu đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn thì tự nhiên quý vị có trí huệ giải thoát. Tự nhiên quý vị có những năng lực đó là biết pháp nào thật, pháp nào chính xác. Từ đó về sau quý vị không bị bất cứ thế lực ngoại đạo nào, không bị bất cứ trường phái lý thuyết nào lôi kéo quý vị đi theo được. Nghĩa là quý vị có niềm tin bất động đối với Tam Bảo Phật Pháp Tăng và Thánh giới. Quý vị thà chết cũng giữ giới, dù người ta có chẻ quý vị ra cả trăm mảnh, thì người đắc Sơ quả Tu-đà-hoàn cũng không bỏ đạo, người ta sẵn sàng theo đạo không bao giờ bỏ. Đức Phật có đưa ra dấu hiệu của người đắc Sơ quả, để lúc nào đó trong bộ này hoặc bộ giảng khác Thiện Trang sẽ đưa ra. Chắc bộ này không cần đưa ra, vì trong bộ này có đầy đủ hết nên không cần, nhưng bộ khác có thể đưa ra.

          Như vậy tịnh huệ chính là trí huệ Vô lậu và những quyến thuộc của trí huệ Vô lậu gọi là tùy hành.

#Như thị tổng thuyết Vô lậu Ngũ uẩn danh vi Đối Pháp: Như vậy nói chung về những Vô lậu và Ngũ uẩn gọi là Đối Pháp.

          Trong bộ Luận này nói tóm lại về trí huệ Vô lậu, về những quyến thuộc, và về Ngũ uẩn là thân thể chúng ta Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức gọi là Đối Pháp. #Đối Pháp tức là pháp chính xác của pháp chân thật hoặc pháp để đối trị căn cơ chúng sanh.

#Thử tắc Thắng nghĩa A Tỳ Đạt Ma: đây là ý nghĩa thù thắng của A Tỳ Đạt Ma. Tức là bộ Luận này tên A Tỳ Đạt Ma thì chữ A Tỳ Đạt Ma chính là nghĩa này. Trong bộ Luận này nói về trí tuệ Vô lậu, về Ngũ uẩn, nói tóm lại là chỉ nói bấy nhiêu đó thôi. Mà nói làm sao để đạt được kết quả thì đó là Đối Pháp và đó là ý nghĩa quan trọng, ý nghĩa lớn nhất của chữ A Tỳ Đạt Ma. A Tỳ chúng ta đã dịch rồi là không có gì bằng, còn Đạt Ma là pháp.

#Nhược thuyết Thế tục A Tỳ Đạt Ma, tức năng đắc thử chư huệ cập luận: nếu nói về Thế tục, nói về nghĩa đơn giản theo bình thường, thì chữ A Tỳ Đạt Ma chính là có thể đắc được những trí huệ này và luận. Chữ #luận này có nhiều ý nghĩa, trí huệ đây là trí huệ Vô lậu mình sẽ đắc được. A Tỳ Đạt Ma mình nói đơn giản là mình học bộ Luận này thì mình đắc được trí huệ, và luận này có nghĩa là mình có khả năng. Chữ luận này Thiện Trang có chú giải ở đây, có thể hiểu là kiến thức của Luận này hoặc là trí huệ của Luận này, và khả năng biện luận, khả năng luận xét các pháp.

          Có nghĩa là cứ học qua bộ Luận này thì quý vị ngoài được trí huệ Vô lậu ra, quý vị có khả năng hiểu được bộ Luận này, có thể phân biệt được các pháp đâu đúng đâu sai, đâu tà đâu chánh, đâu là pháp nào cần tu, v.v… Quý vị biện luận được hết tất cả thì gọi là luận, quý vị sẽ đắc được điều này.

Tạm dịch: Luận nói rằng: huệ là Trạch pháp, tịnh là Vô lậu, những quyến thuộc của tịnh huệ gọi là tùy hành. Như vậy nói chung về Vô lậu Ngũ uẩn (Ngũ uẩn hồi nãy Thiện Trang đã nói rồi) gọi là Đối Pháp, đây chính là Thắng nghĩa A Tỳ Đạt Ma. Nếu nói về Thế tục thì A Tỳ Đạt Ma, chính là có thể đắc được các trí huệ và luận.

慧 謂 得 此 有 漏。修 慧、思 聞 生 得 慧 及 隨 行。論 謂 傳 生 無 漏 慧 教。此 諸 慧 論 是 彼 資 糧,故 亦 得 名 阿 毘 達磨。

Huệ vị đắc thử Hữu lậu. Tu huệ, tư văn sanh đắc huệ cập tùy hành. Luận Vị truyền sanh Vô lậu huệ giáo. Thử chư huệ luận thị bỉ tư lương, cố diệc đắc danh A Tỳ Đạt Ma.

Giải:

#Huệ vị đắc thử Hữu lậu: tức là huệ đạt được Luận Hữu lậu này. Nói đơn giản là Luận này vẫn là Luận Hữu Lậu thôi, nó chưa đạt được. Nếu trí huệ mình học bộ Luận này, mình có khả năng một chút, có trí huệ mà chưa giải thoát, thì đó gọi là Luận. Mình đạt được Luận Hữu lậu này thôi nhưng chưa đủ, mình phải tu tiếp.

#Tu huệ, tư văn sanh đắc huệ cập tùy hành: tức là sau khi mình học bộ Luận này, mình đắc được bộ Luận Hữu lậu thôi. Tuy nhiên nếu mình tiếp tục tu huệ này, rồi mình tư duy, rồi mình nghe được; #văn là văn tư tu, thì mình sanh ra được trí huệ giải thoát và những công dụng, những điều đi theo với trí huệ giải thoát đó.

          Tức là mình học bộ Luận này mới đầu mình học trên hình thức, hình tướng, nhưng dần dần mình sẽ thành tựu được những trí huệ giải thoát và những công dụng, những điều đi kèm theo.

# Luận vị truyền sanh Vô lậu huệ giáo: tức là bộ Luận này dạy cho chúng ta sinh ra được giáo pháp trí huệ Vô lậu. Luận này không phải là Luận thường đâu.

#Thử chư huệ luận thị bỉ tư lương, cố diệc đắc danh A Tỳ Đạt Ma: chữ #luận này là học thuyết, những học thuyết về trí huệ này là tư lương của giáo pháp trí huệ Vô lậu; #bỉ là giáo pháp trí huệ Vô lậu, chữ bỉ này thay cho đoạn đằng trước. Nên cũng được gọi là A Tỳ Đạt Ma.

Giải thích đơn giản là quý vị học được những điều trong nội dung trong Luận này, quý vị hiểu được giáo pháp này thì đó là hành trang; #tư lương tức là hành trang, quý vị đi ra đường đem theo những gì. Đây cũng vậy, mình học điều này mình có những hành trang, có những dụng cụ, giống như đi ra đường đi du lịch mình phải mang giấy tờ, mang theo tiền v.v… Đây cũng vậy, mình học [bộ Luận] này để có những hành trang giúp cho mình đi trên con đường giải thoát, nên bộ Luận này cũng gọi là A Tỳ Đạt Ma là lý do như vậy.

Tạm dịch: Huệ là đạt được [Luận] Hữu lậu này. [Rồi] tu huệ, tư duy, văn thì sanh được trí huệ và những tùy hành. Luận [này] dạy cho sinh ra giáo pháp trí huệ Vô lậu. Những học thuyết trí huệ này là tư lương của giáo pháp trí huệ Vô lậu, nên cũng được gọi là A Tỳ Đạt Ma.

Do ngôn ngữ của ngài Huyền Trang hơi khó chịu, nên dịch ra Thiện Trang cố gắng dịch rõ nhất rồi, nhưng khả năng của Thiện Trang cũng có hạn nên Thiện Trang dịch cũng chỉ thế thôi. Bây giờ thêm nhiều chữ quá cũng không nên. Cho nên là không có thêm bao nhiêu chữ vậy nên hơi khó hiểu, nhưng nhờ có lời giảng là quý vị nghe hiểu được. Thiện Trang cố gắng giải thích hết câu này là hết rồi bữa sau mình học tiếp.

釋 此 名 者,能 持 自 相 故 名 為 法。若 勝 義 法 唯 是 涅槃,若 法 相 法 通 四 聖 諦,此 能 對 向 或 能 對 觀,故 稱 對法。已 釋 對 法。何 故 此 論 名 對 法 藏?頌 曰:

Thích thử danh giả, năng trì tự tướng cố danh vi Pháp. Nhược Thắng nghĩa pháp duy thị Niết-Bàn, nhược Pháp tướng pháp thông Tứ thánh đế, thử năng đối hướng hoặc năng đối quán, cố xưng Đối Pháp. Dĩ thích Đối Pháp. Hà cố thử Luận danh Đối Pháp Tạng? Tụng viết:

Giải:

#Thích thử danh giả: tức là giải thích về tên của bộ Luận này.

#Năng trì tự tướng cố danh vi Pháp: tức là có thể giữ gìn được tự tướng tức là tướng của nó, cho nên gọi là Pháp.

          Ý nghĩa này trong Duy Thức lúc nào cũng có câu: “năng trì tự tướng cố danh vi Pháp”. Nghĩa là một vật nào đó, Pháp nào đó, ví dụ chúng ta nói cây bút. Bây giờ ai cũng lớn tuổi cũng đã qua trường lớp hết rồi, nói cầm cây bút thì ai cũng hiểu được cây bút có nghĩa là nó tác dụng để ghi chép, để viết xuống. Cây bút này mình chỉ cần vặn một cái là viết, ký tên đồ đó.

          Tại sao gọi là bút? Có nghĩa là tên của cây bút là một pháp, nó giữ được tự tướng của cây bút này là tác dụng ghi chép. Cho nên cây bút này thực tế không phải là cây bút, mà do người đời quy định là cây bút. Ở nước mình thì gọi là bút, còn tiếng Anh gọi là pen v.v… mỗi tiếng khác nhau. Nhưng mọi người đều hiểu đó là tác dụng của nó là gì khi nhắc tới tên của nó. Cho nên đó gọi là nó có “năng trì tự tướng”, tức là nhờ cái tên đó thôi, nhưng nó giữ được cái hiểu, giúp cho chúng sanh giải mã ra tác dụng của nó là gì, đó gọi là Pháp.

Cho nên bậc giải thoát người ta không chấp tướng, người ta không chấp danh, mà người ta hiểu được công dụng của nó. Có nghĩa là ở đây chúng ta chấp trước, chúng ta nói đây là cây bút. Có người nào đó ví dụ người ta không biết tiếng Anh, một đứa nhỏ đi học ở trường trung tâm tiếng Anh về nói: Đây không phải cái bút đâu mẹ ơi, cái này là pen, pen chứ không phải là bút mẹ ơi. Người mẹ nói: Con nói tầm bậy (mẹ không biết tiếng Anh), con nói sai rồi, đây là cây bút. Hai mẹ con cãi nhau.

Tức là chúng sanh dễ bị chấp vào cái danh, chứ không hiểu bản chất là cây bút này tên đó là người ta đặt ra để giả danh, giả lập để hiểu được tự tướng của nó, tác dụng của nó. Tác dụng thực tế của cây bút này là để ghi chép. Hai mẹ con chỉ cần nói tóm lại cái này tên gì cũng được, nhưng tác dụng nó để làm gì thì hai người sẽ tìm được điểm tương đồng.

Cho nên bậc giải thoát bậc Thánh, các ngài không chấp tướng danh tự này, không quan trọng danh từ này là cái gì, mà quan trọng tác dụng của nó là gì, và chúng sanh gọi như nào thì [các ngài] gọi như thế đấy. Điều này quý vị liên hệ đến ngài Minh Tuệ, quý vị thấy ngài đắp y Ca sa, gọi là Ca sa nhưng khi mình đắp vải đủ màu kiểu gì đó thì có video người ta hỏi ngài: “Cái này có phải là cái y không, cái Ca sa không?”. Ngài nói: “Ai muốn gọi y thì y, ai muốn gọi cái mảnh vải thì gọi mảnh vải, ai mà gọi Ca sa thì gọi Ca sa”.

Có nghĩa là chúng sanh muốn gọi cái gì là gọi, nhưng quan trọng tác dụng của nó. Bậc Thánh người ta hiểu tác dụng của nó là đắp lên mình để che người, để giúp cho đỡ nóng, đỡ lạnh v.v… và cái đó là y để chúng sanh biết đây là người tu hành, vậy thôi. Tác dụng [của] nó như vậy, chứ còn lại không quan trọng Ca sa hay không Ca sa, anh muốn gọi cái gì thì anh gọi. Nên bậc Thánh người ta đơn giản hơn mình, có nghĩa là bậc giác ngộ, bậc Thánh các ngài không chấp tướng danh từ, không chấp tướng gì hết, cho nên gọi kiểu gì cũng được, nói sao cũng được, nói A nói B nói kiểu gì cũng được. Nói Cà sa thì Cà sa, nói Ca sa cũng được, nói y cũng được, nói mảnh vải cũng được, nói cái giẻ rách cũng được, cái gì cũng được, nhưng tác dụng không thay đổi.

Các ngài lấy cái tác dụng làm Pháp, cho nên năng trì tự tướng là như vậy. Nên bậc Thánh người ta đơn giản, người ta không bị dính vào những Tâm sở hơn thua nữa, tại sao? Bởi vì chúng ta phải chấp trước, cái này gọi là cây bút hoặc cái áo đó phải là cái y mới được. Còn người khác nói: “Thầy ơi, bữa nay thầy mặc cái áo gì kì vậy?”. Mình kêu: “Tui mặc Ca sa mà, đâu mặc áo đâu”. Như vậy là bị chấp trước rồi.                                    

 Chúng sanh bị chấp trước vì vậy bị dính vào. Cho nên tại sao ngài Minh Tuệ sau này ngài dùng ruột nồi cơm điện bưng đi khất thực. Tại vì ngài biết ý nghĩa của bình bát là để bưng đựng đồ ăn đi khất thực nhận cúng dường, nên bưng cái gì cũng được, bưng cái xô cũng được. Cái xô sơn đầu tiên nặng quá mà không được vệ sinh cho lắm, còn ruột nồi cơm điện thì gọn, đẹp và phù hợp hơn. Quý vị coi phỏng vấn có người nói mới đầu ngài bưng cái ruột nồi cơm điện mỏng quá bị móp, cho nên lựa cái ruột nồi cơm phải dày…

Có nghĩa là quan trọng là chất lượng của nó, quan trọng là tác dụng của cái đó. Đấy là bậc giải thoát giác ngộ, họ nhìn đời theo góc nhìn đó, cho nên họ không chấp trước. Còn chúng sanh thì phải đắp màu y này thì tôi mới là Tỳ-kheo, phải bưng cái bình bát như vậy mới giống là thật. Cho nên đồng tu Tịnh Độ mới nói: Thầy phải đắp y này để cho giống y của Hòa thượng Tịnh Không, thế này thế kia… toàn là chấp trước. Quý vị biết thật chất mới là quan trọng.

Cho nên khi nào quý vị học đến đến Tâm sở, tức là Tâm sở của bậc Thánh đơn giản lắm, các ngài không bị vướng những cái đó, mà quan trọng thấy được cái này có tác dụng gì và biết chúng sanh gọi cái gì thì mình gọi theo cái đó. Cho nên đến khi giác ngộ rồi, người giác ngộ không chấp trước. Quý vị tu Thiền thì họ nói tu Thiền tốt lắm, thù thắng lắm. Tu Tịnh Độ hả? Đúng rồi, môn này thù thắng lắm đó, tu Tịnh Độ tốt đấy, con đường tu Tịnh Độ tốt đẹp lắm. Rồi tu Vipassana, tu Vipassana chánh niệm tốt lắm… cái nào cũng tốt.

Vì sao? Vì các ngài đến cảnh giới đó rồi là các ngài không phân biệt, không chấp trước nữa. Còn chúng sanh cái gì theo mình thì mới đúng, cái gì không theo mình thì sai. Cho nên Thiện Trang có câu hỏi này đối với đồng tu Tịnh Độ: Nếu ngài Minh Tuệ nói không có Tịnh Độ thì quý vị có tin ngài không?Nếu ngài nói tu Tịnh Độ, niệm Phật không vãng sanh thì quý vị có tin không? Chắc không tin! Nhưng tất nhiên là không có chuyện đó, bởi vì người giác ngộ rồi thì không bao giờ có chuyện đó. Người chưa giác ngộ, họ chưa thông cho nên họ mới phân biệt nào là Thiền Nam truyền, Thiền Bắc truyền, Thiền chỉ, Thiền quán, Tịnh Độ v.v… thế này thế kia đủ các kiểu. Còn người giác ngộ rồi thì chúng sanh là do duyên. Do duyên là thế nào? Quý vị có hiểu không?

Hồi xưa Thiện Trang cũng chấp trước lắm, bây giờ thì tuỳ duyên, ai tu gì thì tu, tại vì sao? Điều thứ Nhất, tu hành đời này quý vị đa số là do duyên, duyên quý vị đến môn nào trước thì quý vị tu môn đó trước. Và do duyên đời trước mạnh môn nào thì cuối cùng kéo quý vị chạy qua môn đó lại, đấy là duyên. Không phải mình cố gắng, mình bắt buộc mà được. Mình có ràng buộc cho đã mà người đó căn tánh họ không phải môn đó rồi thì họ cũng chạy về môn khác thôi. [Đấy là do] căn tánh, duyên của mình, người giác ngộ họ thấy vậy. Đó là điều thứ nhất.

Điều thứ hai, nếu bạn đi nhầm môn của bạn rồi, môn của quý vị là môn Vipassana, mà bây giờ quý vị rớt vô niệm Phật rồi khiến quý vị tu không đắc, không thành tựu cũng không sao. Bởi vì người tu có nhiều đời, đời này quý vị tu không vãng sanh, cũng có bao nhiêu người vãng sanh đâu, có nhiều người không vãng sanh mà, thì đời sau lại tu tiếp. Chuyển qua, xoay qua xoay lại bình thường, quý vị chấp trước quá các ngài nói: Thôi con đừng có tu môn đó. Còn người đáng lẽ căn tu Tịnh Độ thành tựu mà do họ rớt vào đó cũng vậy, thôi kệ bỏ qua một đời, hoặc đời này họ thật tu, họ tu hành tốt thì đời này họ trồng căn lành rồi đời sau duyên từ từ tới. Phật Bồ-tát thấy tất cả miễn quý vị tu là được, tu môn nào cũng trồng căn lành, cũng vun bồi thiện căn cho quý vị lên tầng mới, và khi thiện căn đủ rồi, lúc đó quý vị thành tựu.

Khi nào các ngài quán căn cơ, Phật Bồ-tát quán căn cơ biết vô lượng kiếp quá khứ của quý vị, biết quý vị tu bao nhiêu, tới bao nhiêu rồi, thấy đời này  là thằng đó ra đời ở ngôi nhà đó, nó như vậy đó, đến năm đó là nó đủ, bây giờ mình chỉ điểm cho nó chút nữa là chứng quả. Thì thôi cho nó thấy đời vô thường, gia trì thêm một chút, chư thiên xuống đóng vai thế nào đó, cho nó thất tình, cho nó thấy đời vô thường để nó bỏ nhà ra đi, sau đó nó lên núi lên non tu một hồi đủ rồi, đắc quả thành công.

Còn biết đứa đó tu kiểu gì đời này nó cũng chẳng đắc quả, nó đầu thai bằng tâm Vô nhân hoặc Nhị nhân, cho nên đời này nó tu được bao nhiêu thì tu, cũng gia trì cho nó tu để vun bồi căn lành. Mình hiểu được rồi thì mình không chấp trước gì hết, mình tu vui vẻ vô cùng, ai tu thế nào cũng được, ai tu kiểu gì cũng được, sao cũng được.

Cho nên quý vị thấy về sau Thiện Trang rất tùy thuận hơn là vì vậy, khi mình hiểu ra được rồi mình dễ dàng chấp nhận vui vẻ. Có người nói: Thầy ơi sao Thầy đăng pháp của Pháp sư Nam truyền, tu Tiểu thừa phỉ báng Đại thừa mà thầy? Thiện Trang hay đăng bài của sư Hạnh Tuệ, tại vì mình thấy có những điều đúng thì đăng, còn có quan trọng đâu, ngài không tin Đại thừa kệ ngài, mình vẫn tin, đâu có ảnh hưởng gì. Tại vì duyên của mỗi người khác nhau, và thành tựu hay không là lấy cốt lõi, cho nên năng trì tự tướng cố danh vi Pháplà ý nghĩa như vậy. Nếu mà giải thích câu này ra thì hay lắm nhưng mà không có thời gian, nên chỉ giải thích như thế được rồi.

#Nhược Thắng nghĩa pháp duy thị Niết-Bàn:nếu xét về Thắng nghĩa của Pháp thì chỉ là Niết-Bàn. Tức là trong chữ Thắng nghĩa pháp ở trên này, thì chỉ có Niết-Bàn là Thắng nghĩa pháp thôi.

#Nhược Pháp tướng pháp thông Tứ thánh đế:nếu xét về Pháp tướng thì thông với Tứ thánh đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Bất cứ giáo pháp nào theo Pháp tướng đều phải nói về Tứ thánh đế. Nếu không có Tứ thánh đế thì coi như Pháp đó không phải là Phật pháp.

#Thử năng đối hướng hoặc năng đối quán: chữ #thử là pháp này, tức là bộ Luận này có thể đối hướng; #đối hướng tức là hướng về quả Niết-Bàn, tức là dạy cho chúng ta hướng về Niết-Bàn, tức là đắc Niết-Bàn; hoặc có thể đối quán; #đối quán tức là giúp cho mình có đề mục để quán chiếu. Mình tu thì phải tu quán mà.

#Cố xưng Đối Pháp: nên gọi là Đối pháp.

#Dĩ thích Đối Pháp: tức là đã giải thích về Đối Pháp rồi.

#Hà cố thử Luận danh Đối Pháp Tạng? Tụng viết: vì sao Luận này gọi là Đối Pháp Tạng, thì sẽ giải thích tiếp theo; #Tụng viết là bài kệ nói tiếp. Bài kệ của phần này bữa sau chúng ta sẽ nói tiếp.

Tạm dịch: Giải thích về tên của Luận này, có thể giữ gìn tự tướng nên gọi là Pháp. Nếu [xét về] Thắng nghĩa pháp thì chỉ là Niết-Bàn, còn nếu [xét về] Pháp tướng pháp thì thông với Tứ thánh đế, pháp này có thể Đối hướng[1] (tức là hướng về Niết-Bàn) hoặc có thể Đối quán, (tức là giúp cho mình quán tưởng như quán Vipassana hay quán niệm Phật v.v… những pháp quán của Thiền tông) nên gọi là Đối pháp[2]. Đã giải thích về Đối Pháp rồi. Còn vì sao Luận này được gọi là Đối Pháp Tạng? Kệ tụng rằng:

Ở đây còn giải thích chữ Đối quán. Đối quán thì dưới đây Thiện Trang có chú giải cho quý vị: #Đối quán tức làdùng trí huệ Vô lậu Thánh đạo để quán Lý của Tứ đế.Chữ này Thiện Trang viết nhầm ở trên ghi Đối Pháp, ở dưới lại ghi Đối quán nhỉ. Không sao, quý vị cứ hiểu Đối quán là được rồi.

Hôm nay chúng ta xin phép dừng ở đây, chúng ta sẽ gặp nhau vào bữa tiếp theo. Hôm nay chủ yếu là chia sẻ tâm đắc, khi nào giải thích bắt đầu vào các pháp Vô vi, bữa sau chắc vào nội dung Vô vi pháp, Hữu vi pháp rồi thì vào bộ Luận. Xin chia sẻ tới đây, hẹn quý vị vào bữa khác, tuần sau Thiện Trang nghỉ một tuần làm công tác phiên dịch, Thiện Trang cần có thời gian để nghỉ ngơi để làm phiên dịch nữa, giảng liên tục không có thời gian nên quý vị thông cảm. Tuần sau chúng ta sẽ nghỉ một tuần không giảng, tuần này chúng ta còn thứ Bảy giảng về Tịnh Độ.

A Mi Đà Phật! Hôm nay thời gian hết rồi, xin hẹn quý vị vào hôm khác. Mời quý vị chúng ta cùng hồi hướng:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử cùng chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.