PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ
LƯỢNG THỌ,
TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH,
BÌNH ĐẲNG, GIÁC KINH.
Tập 65
Chủ
giảng: Cô Lưu Tố Vân
Giảng
ngày: 23/5/2020
Chuyển
ngữ: Ban biên dịch Hoa Tạng Huyền Môn.
Chủ
giảo chánh: Thích Thiện Trang.
Chư vị đồng tu tôn kính: Xin
chào mọi người! A Di Đà Phật!
Hôm
nay, chúng ta sẽ bắt đầu học tập: kinh văn của phẩm 43, đề mục của phẩm kinh
văn này là: 非是小乘第四十三“Phi thị Tiểu thừa,
đệ tứ thập tam”. Bắt đầu từ kinh văn phẩm 43, đến Kinh văn phẩm 48, bộ phận
này là thuộc về phần lưu thông của bản kinh. Kinh văn phẩm này, là khuyến khích
tin tưởng lưu thông. Ở đây Thế Tôn nói với chúng ta, người niệm Phật cầu sinh
thế giới Cực Lạc không phải là căn tánh của Tiểu thừa. Bởi vì Pháp môn này: là
Pháp môn của Đại thừa. Không những là Đại thừa, mà còn là Đại thừa trong Đại thừa,
Nhất thừa trong Nhất thừa, là Pháp môn của Đại thừa Phật pháp: thù thắng vi diệu
vô thượng.
Mời
mọi người xem đoạn kinh văn thứ nhất:
佛告慈氏。汝觀彼諸菩薩摩訶薩。善獲利益。“Phật cáo Từ Thị. Nhữ
quán bỉ chư Bồ-tát Ma-ha-tát. Thiện hoạch lợi ích” (Phật nói với ngài Từ Thị, ông thấy các bậc Bồ-tát Ma-ha-tát kia được nhiều
lợi ích như vậy).
Mấy
câu kinh văn này, là Phật nói cho Di Lặc Bồ-tát, nói quý vị xem thập phương thế
giới: tất cả chúng Bồ-tát lớn nhỏ, các ngài đến thế giới Cực Lạc, đều có thể
thiện xảo thu được: lợi ích chân thực một đời này bình đẳng thành Phật. Mấy câu
kinh văn này, khởi lên một tác dụng của thừa tiền khải hậu. Cõi nước chư Phật
mười phương vô lượng vô biên, tất cả chư Phật Như Lai đều tuyên dương bộ kinh
này, đều khuyên các Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Nghe đến đây, có đồng tu
có thể hỏi, vì sao lại khuyên các vị Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tịnh độ? Vì sao
không khuyên người khác? Lão Pháp sư ở đây, cho chúng ta đáp án là: Vì người khác
chưa có giác ngộ, không có trí huệ, quý vị khuyên họ, họ cũng không tin, ý niệm
cầu sinh Tịnh độ của họ không khởi lên, cho nên mới nói với Bồ-tát. Khuyên các
vị Bồ-tát niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, vì các vị Bồ-tát nghe xong tâm sinh hoan
hỉ, các ngài không hoài nghi, vẫn là nguyện ý phát nguyện cầu sinh Tây Phương, nói
đây chính là Bồ-tát. Bồ-tát không phải người khác, chính là bản thân chúng ta. Về
điểm này, đồng tu chúng ta: không có nhận thức đúng đắn, nói tôi cũng là Bồ-tát
à? Đúng, quý vị cũng là Bồ-tát. Bồ-tát được nói ở đây, thật sự không phải nói
người khác, chính là nói bản thân chúng ta. Chúng ta có thể không đủ khả năng
nhận thức được: bản thân của quý vị chính là Bồ-tát.
Còn
có một vấn đề là, bản thân chúng ta phải rõ ràng, quý vị là Bồ-tát, rốt cuộc là
Bồ-tát gì? Đồng tu lại có nghi ngờ. Sao lại còn rốt cuộc là Bồ-tát gì? Bồ-tát
chính là Bồ-tát vậy. Ở đây tôi nói với mọi người, chúng ta là Bồ-tát kiểu gì? Chúng
ta là Tiểu hạnh Bồ-tát mà chúng tôi đã nói ở trước, chứ không phải là đại Bồ-tát.
Lần này thì mọi người lại nghe không hiểu, chúng ta hiện tại là Tiểu hạnh Bồ-tát,
không phải là đại Bồ-tát. Mọi người nghĩ xem, vậy chúng ta là Tiểu hạnh Bồ-tát,
Tiểu hạnh Bồ-tát có gì giỏi không? Thật sự là Tiểu hạnh Bồ-tát, lão Pháp sư nói
cũng rất giỏi rồi. Quý vị sao có thể trở thành Tiểu hạnh Bồ-tát được? Đây cũng
là trong quá khứ quý vị: đã từng trồng vô lượng vô biên thiện căn, phước đức. Cho
nên ở trong Pháp môn Tịnh độ, quý vị mới là Tiểu hạnh Bồ-tát. Cho nên nói, Tiểu
hạnh Bồ-tát này cũng vô cùng không đơn giản. Lão Pháp sư nói cho chúng ta: nếu
như đời này, quý vị thật sự có thể nắm bắt được cơ hội, thì chúc mừng quý vị,
thân này của quý vị: chính là thân cuối cùng ở thế gian. Lần sau, quý vị là thừa
nguyện trở lại, lúc đó quý vị chính là đại Bồ-tát. Mà không còn là Tiểu hạnh Bồ-tát
nữa. Quý vị nghe đến đây, có phải lòng tin tăng gấp bội rồi không? Cho nên, lão
Pháp sư nói với chúng ta, nhất định phải quý trọng thiện căn, phước đức của vô
lượng kiếp. Ngày nay chúng ta đã gặp được: Kinh Vô Lượng Thọ một thời gian, nhân
duyên này là thù thắng không gì sánh được! Nói rõ thiện căn, phước đức, nhân
duyên của quý vị, đều đầy đủ rồi, vô cùng hiếm có, vô cùng đáng quý! Chư Phật Bồ-tát
thập phương thế giới đều sẽ khen ngợi quý vị!
Chúng ta nhất định phải quý trọng: thiện
căn, phước đức, nhân duyên của vô lượng kiếp. Hôm nay gặp được Pháp môn niệm Phật
này, nhân duyên này là thù thắng không gì so sánh được. Người tu học chân
chánh, nhất định phải nắm vững trọng điểm của tu học, thì mới dễ dàng thành tựu.
Vậy trọng điểm của tu học Tịnh-tông là gì? Chính là tín, nguyện, hạnh. Phải xây
dựng lòng tin thanh tịnh, phải xây dựng lòng tin vững chắc, tuyệt đối không bị
dao động bởi ngoại cảnh, phải xây dựng lòng tin vững chắc như vậy. Ăn cơm mặc
áo trong cuộc sống thường ngày, đi đứng nằm ngồi, xử thế đối người tiếp vật,
toàn bộ đều phải nâng cao tín, nguyện, hạnh của bản thân. Tu học như vậy, cuộc
sống của chúng ta sẽ vô cùng phong phú, mới có thể thể hội chân chánh được: giá
trị và ý nghĩa của đời người.
Thật
sự phát nguyện cầu sinh Tịnh độ, đừng nói đối với tất cả pháp thế gian: nhất định
không có tham luyến, không có chấp trước; Mà cho dù đối với Phật pháp: cũng
không tham luyến, cũng không chấp trước. Pháp môn vô lượng vô biên, chỉ tu một
môn; Thiên kinh vạn luận, chỉ cầu một kinh. Pháp môn Tịnh độ niệm Phật là Pháp
môn khó tin. Thế gian có rất nhiều người, họ đối với Pháp môn Tịnh độ, không có
nghiên cứu nghiêm túc và thực sự hiểu rõ, tùy ý suy đoán, phỉ báng, người như vậy
là có. Chúng ta thường nghe thấy, có người nói người niệm Phật ích kỉ, người niệm
Phật tiêu cực, người niệm Phật là trốn tránh hiện thực, muốn đến thế giới Tây
Phương Cực Lạc để hưởng thụ. Những lời này, thường đều là lời của người học Phật
nói, người không học Phật không biết, ngược lại học sẽ không tạo khẩu nghiệp
như vậy. Thậm chí có một số đồng tu học Phật, Đại đức xuất gia cũng nói như vậy,
nói thế nào? Nói dựa vào một bộ kinh không được, một bộ kinh sao có thể thành tựu
được? Họ hoài nghi về điều này. Chúng ta nghe được những lời này, trong tâm dao
động hay không, quý vị hãy hỏi chính mình xem? Những lời này bình thường chúng
ta có thể nghe được, sau khi quý vị nghe rồi, tâm của quý vị dao động hay
không? Người ta học rộng nghe nhiều, chúng ta học Phật học Tịnh độ, chúng ta là
kiến thức hạn hẹp, có phải như vậy không? Chúng ta tự nói như vậy, người ta là
học rộng nghe nhiều, chúng ta tu học Tịnh độ là kiến thức hạn hẹp. Vì sao vậy? Chúng
ta học một bộ kinh, niệm một câu Phật hiệu. Thậm chí có người ngay cả một bộ
kinh cũng không biết, cả đời này, chỉ là niệm một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, đã
thành tựu rồi. Lão Hòa thượng Hải Hiền: không phải là tấm gương sáng nhất của
chúng ta sao!
Năm
xưa Thế Tôn đối với tình hình của thời kỳ mạt pháp: thấy vô cùng rõ ràng, sợ rằng
chúng ta nghe xong những điều ấy, ngôn luận như đúng mà sai, rồi khởi tâm nghi,
lòng tin dao động, cho nên trong phẩm kinh văn này, Thế Tôn đã trực tiếp nói với
chúng ta, Pháp môn Tịnh độ không phải là Tiểu thừa, là Đại thừa. Không những là
Đại thừa, mà còn là Đại thừa trong Đại thừa. Phàm là có ý kiến, có phê bình đối
với Pháp môn này, đều là thiển kiến, họ xem hời hợt Kinh Vô Lượng Thọ, họ không
có thấy rõ ràng chân tướng sự thật.
Mời xem đoạn kinh văn tiếp theo:
若有善男子。善女人。得聞阿彌陀佛名號。能生一念喜愛之心。歸依瞻禮。如說修行。當知此人為得大利。當獲如上所說功德。心無下劣。亦不貢高。成就善根。悉皆增上。當知此人非是小乘。於我法中。得名第一弟子。“Nhược hữu Thiện-nam-tử,
Thiện-nữ-nhân đắc văn A Di Đà Phật danh hiệu, năng sanh nhất niệm hỉ ái chi tâm,
quy y chiêm lễ, như thuyết tu hành. Đương tri thử nhân vi
đắc đại lợi. Đương hoạch như thượng sở thuyết công đức. Tâm vô hạ liệt, diệc bất
cống cao. Thành tựu thiện căn, tất giai tăng thượng. Đương tri thử nhân phi thị
Tiểu thừa. Ư ngã pháp trung, đắc danh đệ nhất đệ tử.” (Nếu có
Người-thiện-nam Người-thiện-nữ nào, được nghe danh hiệu đức Phật A Di Đà, có thể
sinh một niệm tâm vui mừng yêu thích, quy y chiêm lễ như thuyết tu hành, phải
biết người ấy được lợi ích rất lớn, được nhiều công đức như đã nói ở trên, tâm
không tự ti, cũng không cống cao, thành tựu thiện căn được thêm tăng trưởng, phải
biết người này không phải Tiểu thừa, ở trong pháp của ta được gọi là đệ tử bậc
nhất).
Có
một từ “hạ liệt”. Ở đây là chỉ sự thấp hèn, thấp kém. Dùng văn bạch thoại để
nói, ý nghĩa của đoạn kinh văn này: Đoạn kinh văn này là nói, nếu Người-thiện-nam
Người-thiện-nữ nào, có đầy đủ tín nguyện hạnh, được nghe danh hiệu A Di Đà Phật,
có thể sinh khởi một niệm tâm vui mừng, yêu thích, quy y chiêm lễ. Theo những lời
Phật nói như pháp tu hành, phải biết người này, liền được vãng sanh Tịnh độ, lợi
ích to lớn một đời viên mãn thành Phật. Nên liền đạt được các loại lợi ích công
đức: như Kinh đã nói ở trên. Phật ở trong đoạn Kinh này, lại một lần nữa chứng
tỏ: Người niệm Phật tâm không thể có sự tự ti, cũng không cống cao ngã mạn, luôn
luôn phải khiêm nhường, phúc hậu, lão thật niệm Phật. Như vậy để thành tựu thêm
lớn thiện căn. Người đó chắc chắn không phải là căn tánh Tiểu thừa, chẳng những
không phải Tiểu thừa, ở đây Phật còn khen ngợi người như vậy là: “Ở trong pháp
của ta, được gọi là đệ tử bậc nhất”. Thực tại là cùng với phẩm thứ nhất của
Kinh này, Tôn giả Kiều Trần Như xếp tên đầu tiên, ý thú trước sau soi chiếu lẫn
nhau.
Mời
xem cụ thể đoạn Kinh văn này:
“Nhược hữu Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân”. Trong tất cả kinh điển xưng “Thiện-nam-tử,
Thiện-nữ-nhân”, tiêu chuẩn cũng không giống nhau. Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân
được giảng trong Tịnh-tông, có tiêu chuẩn đặc biệt, có tiêu chuẩn viên mãn vô
thượng. Tiêu chuẩn này chính là đối với từng câu từng chữ: được giảng trong
Kinh Vô Lượng Thọ, đều tin sâu không nghi, tín, nguyện, trì danh. Đoạn này vô
cùng quan trọng, chính là Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân được nói trong Tịnh-tông,
có tiêu chuẩn đặc biệt, có tiêu chuẩn viên mãn vô thượng. Đây là tiêu chuẩn gì
vậy? Chính là đối với từng câu từng chữ: được giảng trong Kinh Vô Lượng Thọ, đều
tin sâu không nghi. Mấy từ ngữ này đều là những từ vô cùng quan trọng! Tín,
nguyện, trì danh, và đầy đủ Tịnh nghiệp Tam phước, được giảng trong Kinh Quán Vô
Lượng Thọ Phật, thiện phải có đủ điều kiện Tam phước 11 câu. Nếu quý vị có tín
nguyện hạnh đầy đủ rồi. Tam phước 11 điều quý vị cũng hoàn toàn đầy đủ rồi, thì
“Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân”, quý vị cũng đã hoàn toàn đủ tiêu chuẩn.
“Đắc văn A Di Đà Phật
danh hiệu, năng sinh nhất niệm hỉ ái chi tâm”. Đây nói điều gì vậy? Là nói cơ duyên chín muồi
rồi. Cũng chính là nhân duyên được giảng trong Kinh A Di Đà. Quý vị có nhân
duyên này, Quý vị mới có cơ hội nghe được: Phật hiệu của A Di Đà Phật. Mọi người
thử nghĩ xem, hiện nay chúng ta ngày ngày niệm A Di Đà Phật, trước đã từng
không đồng ý. Ở trong đây, câu nói này quý vị đã nghe rõ, thì quý vị đã biết, nếu
quý vị không có nhân duyên đó, hoặc nhân duyên đó chưa chín muồi, thì ngay cả
danh hiệu của A Di Đà Phật, quý vị cũng không nghe được. Cho nên, quý vị nhất định:
đừng coi thường chính quý vị, mỗi ngày đang niệm câu Phật hiệu này, đó là nhân
duyên của quý vị chín muồi rồi, quý vị nhất định phải coi trọng và trân quý: nhân
duyên không dễ dàng mà đến này!
“Nhất
niệm” ở đây là song quan ngữ, không phải nói sinh một niệm tâm vui mừng yêu
thích, “nhất niệm” này là từ có hai nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là: nhất tâm niệm
danh hiệu A Di Đà Phật, một niệm này thuần mà không tạp, đây là ý thứ nhất của
song quan ngữ. Ý nghĩa thứ hai là biểu thị thời gian rất ngắn, chỉ sanh một niệm.
Nhưng niệm này là chân tín, chân thành, chân tín mà sinh tâm hoan hỉ. Song quan
ngữ này, chính là biểu đạt hai ý nghĩa như vậy.
“Quy y chiêm lễ, như
thuyết tu hành”. Nhất niệm hỷ ái là tín. Quý vị không tin làm sao có thể hỷ
ái chứ? “Quy y chiêm lễ” là phát nguyện. “Như
thuyết tu hành” là thật hành. “Quy y” trong lời giảng đây, với sự quy y của người
thông thường vào cửa Phật: không giống nhau. Chúng ta nói quy y giác, chánh, tịnh.
Chỉ cần có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chính là mê, tà, nhiễm. Quy y
giác, chánh, tịnh chân chánh, thật sự rất khó. Chân chánh quy y, mới có thể vào
cửa Phật. Không có chân chánh quy y, thì đều là ở ngoài Phật môn. Đó chính là
quý vị quy y trên hình thức, quý vị không có quy y giác chánh tịnh thật sự, quý
vị vẫn ở ngoài Phật môn. Mọi người thử nghĩ xem, bản thân chúng ta hiện tại rốt
cuộc: là ở ngoài Phật môn, hay ở trong Phật môn? Nếu đã rời khỏi Pháp môn Tịnh-tông,
e rằng đều là ở ngoài Phật môn. Phải chân chánh quy y, thật sự quay đầu, từ thế
gian pháp quay đầu, từ ngũ dục lục trần quay đầu, danh văn lợi dưỡng quay đầu, từ
tham sân si mạn nghi quay đầu, từ trong tất cả Pháp môn quay đầu. Câu nói này rất
quan trọng. Từ trong tất cả Pháp môn quay đầu! Chuyên dựa vào bộ Kinh Vô Lượng
Thọ, chuyên nương tựa câu Phật hiệu A Di Đà Phật này, vậy là đã quy y A Di Đà
Phật, đã quy y giác, chánh, tịnh.
“Đương tri thử nhân
vi đắc đại lợi”. Thế Tôn nói với chúng ta, người ấy đạt được lợi ích rất lớn.
Lớn đến mức độ nào vậy? Cho dù là tất cả chư Phật Như Lai có giảng cho quý vị, cũng
giảng không rõ, lợi ích ấy lớn đến mức độ này. Lợi ích thực sự không thể nghĩ
bàn, Phật cũng nói không rõ, còn ai có thể nói rõ được chứ? Đây là lợi ích chân
thật. Cửa Phật là đại phước đức nhân duyên thật sự, người phước nhỏ, người phước
mỏng: đều không có phần. Phật Bồ-tát nói với chúng ta, Pháp môn vô lượng vô
biên, chúng ta dựa vào những Pháp môn đó tu học, có thể vượt qua Lục đạo luân hồi
không? Không thể nói là không có, nhưng thực sự là lông phượng sừng lân, rất ít
rất ít vậy. Trừ số cực ít người căn tánh thượng thượng ra, người căn tánh trung
hạ đều không có phần. Không phải Pháp môn không tốt, mà là nghiệp chướng của
chúng sanh quá nặng. Pháp môn tuy tốt, nhưng không có cách tu. Chỉ độc nhất Pháp
môn Tịnh độ niệm Phật, nghiệp chướng nặng hơn cũng không sợ, đã làm tội Ngũ nghịch
Thập ác cũng không quan trọng. Trong 48 nguyện, nguyện thứ mười tám nói rất rõ
ràng, chỉ trừ người Ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp. Tuy nhiên Phật ở trong
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, nói cho chúng ta, Ngũ nghịch cũng có thể vãng
sanh. Nhưng điều chúng ta phải hiểu rõ là, tạo tác tội Ngũ nghịch, mà người
không tin tưởng Tịnh độ, không thể vãng sanh. Nếu tạo tác tội nặng Ngũ nghịch, nhưng
họ lại tin tưởng Tịnh độ, chịu sám hối phát nguyện cầu vãng sanh, vẫn còn có thể
độ được. Mọi người xem, lợi ích này to lớn biết bao!
Hai
tầng ý nghĩa này, các đồng tu nhất thiết phải nghe hiểu, đừng phát sinh hiểu lầm.
Nếu mọi người hiểu lầm: có thể nghĩ người Ngũ nghịch cũng được vãng sanh. Nhưng
ở đây là có điều kiện, điều kiện gì vậy? Tạo tác tội Ngũ nghịch, nhưng họ không
tin tưởng Tịnh độ. Họ đã có đủ hai điều kiện rồi, đã tạo tác tội nặng Ngũ nghịch,
họ lại không tin tưởng Tịnh độ, người như vậy là không thể vãng sanh được. Người
như thế nào có thể vãng sanh đây? Tuy họ tạo tác Ngũ nghịch trọng tội, nhưng họ
tin tưởng Tịnh độ, họ không phỉ báng chánh pháp. Người như vậy, họ chịu sám hối,
chịu phát nguyện cầu vãng sanh, vẫn có thể độ được. Đây chính là có điều kiện vậy.
“Đương hoạch như thượng sở thuyết công đức”. Người dựa vào bộ kinh này, câu Phật hiệu
này tu học, đồng thời có thể y giáo phụng hành, chính là Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân:
được nói đến trong kinh. Tất cả lợi ích công đức được nói đến trong bộ kinh
này, những Thiện-nam-tử, Thiện-nữ-nhân ấy: toàn bộ đều có thể đạt được. Khi nào
đạt được? Hiện tại liền có thể đạt được. Nói đến đây, quý vị đồng tu có tin tưởng
không? Hiện tại liền đạt được sự phù hộ của A Di Đà Phật. Tôi cảm thấy bản thân
mình: chính là một ví dụ chân thực. Tôi chính là hiện thực liền đã đạt được: lợi
ích không gì thù thắng hơn này, đạt được sự phù hộ của A Di Đà Phật. Nếu không
có A Di Đà Phật phù hộ, thì 18 năm trước tôi đã rời khỏi nhân gian này rồi. Chúng
ta có ví dụ chân thực ở trước mắt, quý vị có thể tin tưởng không? Ở đây Phật
nói với chúng ta, nói hiện tại quý vị đã đạt được: sự phù hộ của A Di Đà Phật, đã
được sự khen ngợi và hộ niệm: của mười phương tất cả chư Phật Như Lai. Đây là
chân thực vậy. Bởi vì một đời này quý vị nhất định: vãng sanh bất thoái thành
Phật, không cần đợi đến đời sau, lợi ích này chính là hiện tại đạt được vậy.
“Tâm vô hạ liệt, diệc
bất cống cao”. Người niệm Phật tuy đã đạt được: lợi ích chân thật không
gì sánh bằng, trong tâm pháp hỉ sung mãn, một mảng quang minh, tâm địa thanh tịnh,
bình đẳng, chánh giác, từ bi, không có mảy may tập khí ngạo mạn. Sẽ không cho rằng
ta nhận được sự hộ niệm của Phật, rất tuyệt vời rồi, các người đều không bằng
ta. Nếu trong tâm có ý niệm như vậy, đây chính là điên đảo. Càng là người thực
sự tu hành, thì càng bình thường, bình dị, gần gũi, xem không ra điểm nào là đặc
biệt, đây gọi là người tu hành chân chính. Những người giả thần giả quỷ, đàm
huyền thuyết diệu, chắc chắn không phải người tu hành chân chính.
“Thành tựu thiện căn,
tất giai tăng thượng”. “Thiện
căn” của thế xuất thế gian: đã thành tựu rồi, tăng trưởng rồi. “Tăng thượng” có
nghĩa là tăng trưởng. Ba thiện căn của thế gian là: không tham, không sân, không
si, ngày ngày tăng trưởng. Thiện căn của xuất thế gian là tinh tấn, tự nhiên là
tinh tấn không mệt mỏi.
“Đương tri thử nhân phi thị Tiểu thừa”. Vì sao Phật phải nói câu này? Bởi vì
nhìn ở trên hình thức, họ không tu Đại thừa. Đại thừa phải tu Lục độ, họ không
tu Lục độ, chỉ là ở trong nhà niệm A Di Đà Phật. Chúng ta nói, người lão thật
niệm Phật, dựa vào tín, nguyện, hạnh, tu học Pháp môn Tịnh độ niệm Phật. Điều
mà người ấy tu chính là Đại thừa, không phải Tiểu thừa.
“Ư ngã pháp trung, đắc
danh đệ nhất đệ tử”. Chúng ta nhận thức được lỗi lầm của bản thân, thật sự muốn
sửa triệt để thói hư, tật xấu. Dựa vào lời khuyên dạy của Phật trong kinh điển
mà tu hành, niệm niệm cầu sinh Tịnh độ, đây là đệ tử bậc nhất của Phật vậy. Bộ
kinh này là bộ kinh bậc nhất: để chư Phật Như Lai độ chúng sinh. Pháp môn trì
danh niệm Phật, là Pháp môn bậc nhất mà chư Phật Như Lai truyền trao. Cổ Đại Đức
nói, Pháp môn niệm Phật là Đại thừa trong Đại thừa, Nhất thừa trong Nhất thừa, Pháp
môn chí cao vô thượng. Chú ý từ ngữ của câu này: đó là chí cao vô thượng. Tức
là không có gì cao hơn nữa. Tiếp theo nói, đó tất cả đệ nhất, chữ “tất cả” này.
Kinh là đệ nhất kinh, pháp là đệ nhất pháp, dựa vào Pháp môn này tu học: là đệ
tử bậc nhất của đức Phật. Đây là điều đáng để chúng ta trân quý đặc biệt. Bởi
vì có thể nhận thức thực sự, thật sự là “trong vạn nghìn người chỉ có một hai
người biết”. Chúng ta xem lại một chút mấy câu đệ nhất này: Pháp môn chí cao vô
thượng, tất cả đệ nhất. Kinh là đệ nhất kinh, pháp là đệ nhất pháp, dựa vào
Pháp môn này tu học: là đệ tử bậc nhất của đức Phật. Mọi người nghĩ xem, chúng
ta có thể bỏ đi đệ nhất mà cầu pháp khác hay không?
Mời
xem đoạn kinh văn tiếp theo:
是故告汝天人世間。阿修羅等。應當愛樂修習。生希有心。於此經中生導師想。欲令無量眾生。速疾安住得不退轉。及欲見彼廣大莊嚴。攝受殊勝佛剎。圓滿功德者。當起精進。聽此法門。為求法故。不生退屈諂偽之心。“Thị cố
cáo nhữ thiên nhân thế gian A-tu-la đẳng: Ưng đương ái nhạo tu tập. Sanh hy hữu tâm. Ư thử kinh trung,
sanh đạo sư tưởng. Dục linh vô lượng chúng sinh, tốc tật an trụ đắc Bất thoái
chuyển. Cập dục kiến bỉ quảng đại trang nghiêm, nhiếp thọ thù thắng Phật sát.
Viên mãn công đức giả. Đương khởi tinh tấn, thính thử Pháp môn. Vị cầu pháp cố,
bất sinh thoái khuất siểm ngụy chi tâm” (nhóm
thu âm hoan hỷ nhân đôi đoạn video này rồi thu tiếp) (Cho nên ta bảo trời
người thế gian, A-tu-la v.v.. rằng: phải nên yêu thích tu tập, sinh tâm hy hữu;
Đối với lời dạy trong kinh này, xem như Đạo sư, và mong cho vô lượng chúng sanh
mau an trụ vào bậc Bất thoái chuyển, cùng mong thấy được cõi Cực Lạc rộng lớn
trang nghiêm, nhiếp thụ thù thắng, viên mãn công đức. Nên phải tinh tấn, nghe
Pháp môn này. Bởi vì cầu pháp, thì không được sinh tâm thoái thất cong quẹo nịnh
bợ giả dối).
Chúng
ta xem mấy câu kinh văn tiếp theo:
“Thiên nhân thế gian A-tu-la đẳng”. Câu này là chỉ: chúng sanh Lục đạo tham gia
pháp hội. “Đạo sư” là tôn xưng đối
với Phật. Phật có thể dẫn dắt chúng sanh phá mê khai ngộ, rời khổ được vui, nên
được tôn xưng là “Đạo sư”.
“Tốc tật an trụ đắc Bất thoái chuyển”. “Tốc tật” ví như rất nhanh. “An trụ đắc Bất
thoái chuyển”: là không cần trải qua thời gian quá dài, chỉ cần sanh đến Tây
Phương Tịnh độ. Thì đã có thể viên chứng tam bất thoái, an trụ trong cảnh giới
chư Phật.
“Thoái
khuất siểm ngụy”. “Thoái khuất” là tâm thụt lùi, hối hận. “Siểm
ngụy” là nịnh nọt, giả tạo không thật. Đoạn kinh văn này, dùng văn bạch thoại để
giải thích một lần, là như vầy: Cho nên nói với các vị: trời người, A-tu-la
v.v.. đại chúng tham gia pháp hội rằng: nên tha thiết, vui mừng tu tập Pháp môn
này. Đối với pháp niệm Phật thành Phật này, sinh khởi tâm hy hữu khó gặp. Lấy bản
kinh này để làm chỗ quy y chân chính cho mình, xem bản kinh này là Đạo sư của
mình. Bất luận khởi tâm động niệm, làm bất cứ việc gì, cũng phải lấy bản kinh
này làm tiêu chuẩn, không dám làm trái, có thể khiến cho vô lượng vô biên chúng
sanh, mau chóng chứng được quả vị bất thoái chuyển. Và muốn thấy được cõi Cực Lạc
rộng lớn, trang nghiêm, thù thắng, vi diệu mà A Di Đà Phật đã nhiếp thọ, người
mong muốn công đức viên mãn như trên, phải càng thêm tinh tấn, tiếp nhận Pháp
môn niệm Phật cầu nguyện vãng sanh. Vì cầu vãng sanh thành Phật, thì không thể
sanh tâm thoái khuất hư ngụy. Xin xem cụ thể đoạn kinh văn tiếp theo:
“Thị
cố cáo nhữ thiên nhân thế gian A-tu-la đẳng”. Thế Tôn ở đây, nói cho đại
chúng tham gia dự hội lúc đó. Trong đại chúng dự hội, có Thanh-văn, Duyên-giác,
Bồ-tát, những người ấy không cần khuyên, vì các ngài đối với lời Phật dạy,
không có hoài nghi. Có thể khởi tâm hoài nghi là trời người, A-tu-la. Họ nghi
ngờ lời Phật nói ở kinh này, có phải là rất quá mức không; có phải là để khuyến
khích mọi người, mà cố ý nói cao như vậy; Trên thực tế có phải cao như vậy
không, những hoài nghi như vậy. Ở đây Phật nói rõ với chúng ta rằng, những người
nào mà dễ dàng sinh hoài nghi vậy? Là trời người và A-tu-la. Còn Thanh-văn,
Duyên-giác, Bồ-tát: các ngài không hề hoài nghi.
“Ưng đương
ái nhạo tu tập”. “Ưng
đương” khẩu khí này là rất khẳng định. Đây là dạy chúng ta, đối với bộ kinh
này, đối với Pháp môn này, phải vui mừng, phải yêu thích. “Ái” là yêu thích.
“Nhạo” là ưa chuộng. “Tu” là dựa vào lý luận, phương pháp, tiêu chuẩn: của kinh
điển mà tu tập, tu sửa quan niệm sai lầm, tư tưởng sai lầm, lời nói hành vi sai
lầm của chúng ta. Chữ “tập” này ý nghĩa là: tu tập, thực tập. Chính là nói với
chúng ta rằng, dựa theo Pháp môn tu tập này, nhất định phải thực hiện trong cuộc
sống, phải làm được.
“Sinh hy hữu tâm”. Bộ kinh này quả thật là hy hữu, tất cả kinh
luận: đều không thể bằng được. Kinh điển khác, chúng ta không dễ dàng làm được,
không dễ dàng đem ứng dụng trong cuộc sống được. Còn bộ kinh điển này rất dễ
dàng thích hợp với cuộc sống, có thể làm được. chỗ tuyệt diệu là tuyệt diệu ở
đây. Cho nên khuyên chúng ta nhất định phải “Sinh tâm hy hữu”.
“Ư thử kinh trung, sinh Đạo sư tưởng.” “Đạo
sư” được nói đến ở đây chính là Phật. Bộ Kinh Vô Lượng Thọ này: chính là A Di
Đà Phật, kinh điển chính là Phật. Kinh điển ở đâu, thì A Di Đà Phật ở đó.
“Dục
linh vô lượng chúng sanh, tốc tật an trụ đắc Bất thoái chuyển”. Đây là hiệu
quả thực sự của Pháp môn này. Hai câu kinh văn này, lại là hiệu quả thực sự của
Pháp môn này. Không những là thế giới chúng ta đây, mà thập phương thế giới
cũng đều là như vậy. “Tốc tật” là rất nhanh. Có thể khiến cho tất cả chúng sanh
nhanh chóng, an ổn: chứng được địa vị viên mãn tam Bất thoái. Quý vị nói xem điều
này khó biết mấy! Tam Bất thoái viên mãn, chính là Đẳng-giác Bồ-tát. Đem tiêu
chuẩn mở rộng một chút, bớt một lời, cũng là Bát-địa trở lên. Đổi sang một câu
nói khác, có thể khiến cho tất cả chúng sanh, thậm chí là tất cả chúng sanh Ngũ
nghịch Thập ác, đều có thể mau chóng bình đẳng thành Phật, đạt được tam Bất
thoái viên mãn. Lợi ích này đi đâu để tìm! Nói với Bồ-tát, đều lắc đầu không
tin, ở Pháp môn niệm Phật lại là sự thật.
“Cập
dục kiến bỉ quảng đại trang nghiêm”. Câu kinh văn này, là quả báo của thế
giới Tây Phương Cực Lạc, quả báo của thế giới Cực Lạc chính là “quảng đại trang
nghiêm”.
“Nhiếp thọ
thù thắng Phật sát.” Câu kinh văn này càng không thể nghĩ bàn, mối quan hệ giữa chúng ta với câu
kinh văn này: vô cùng mật thiết. Ước mơ tha thiết của chúng ta: chính là hy vọng
gặp được tất cả chư Phật Như Lai. Thế Tôn nói với chúng ta: chỉ có vãng sanh đến
thế giới Tây Phương Cực Lạc, đạt được sự gia trì bởi bản nguyện uy thần của đức
Di Đà, thì có thể ngày ngày, mọi lúc: được thân gần với tất cả chư Phật Như Lai
thập phương; Cũng có năng lực thượng cúng chư Phật, hạ hóa chúng sanh. Vô lượng
vô biên thế giới, đều có quan hệ mật thiết với chúng ta, chúng ta phải đem Pháp
môn niệm Phật thù thắng nhất, giới thiệu cho tất cả chúng sanh trong mười
phương thế giới, độ cho chúng sanh hữu duyên sớm ngày thành Phật. Do vậy, thừa
nguyện tái lai mà chúng ta thường nói, không chỉ đến thế giới Ta Bà của chúng
ta đây, mà còn là thừa nguyện tái lai đến thập phương thế giới. Nơi nào duyên
chín muồi rồi, thì đi đến đó. Mọi người thử nghĩ xem, câu kinh văn “Nhiếp thọ
thù thắng Phật sát”, có phải thực sự là không thể nghĩ bàn không?
“Viên mãn công đức giả. Đương khởi tinh tấn, thính thử Pháp môn”. Mấy câu kinh văn này, Mật-tông có Đại viên mãn
pháp. Tuy có Đại viên mãn pháp, nhưng rốt cuộc có thể đạt được Đại viên mãn
không, thực sự là một vấn đề đáng để chúng ta suy ngẫm. Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ,
ngài là Kim Cang Thượng sư của Mật Tông. Lão Cư sĩ đã từng nói thế này, thời đại
bây giờ, người có căn khí Mật-tông thật sự đã không còn. Ngài là Kim Cang Thượng
sư của Mật-tông, cuối đời ngài lại không truyền Mật, vì không có căn khí của Mật-tông.
Ngài tự mình chuyên tu Tịnh độ, chuyên hoằng Tịnh độ. Đối với người học Mật, ngài
cũng nhiều lần khuyên bảo, phải kiêm tu Kinh Vô Lượng Thọ, Di Đà Yếu Giải, phẩm
Phổ Hiền Hạnh Nguyện, phải phát nguyện cầu sinh Tịnh độ. Lão Cư sĩ có thể nói, thật
sự là từ bi đã đến tột cùng! Gần nửa năm trước vãng sanh, mỗi ngày ngài niệm
140 ngàn tiếng Phật hiệu, làm tấm gương chuyên tu, chuyên hoằng cho chúng ta. Thật
sự là Đại viên mãn, Đại viên mãn rốt ráo, chính là Pháp môn niệm Phật vãng
sanh. Đại viên mãn thật sự là gì? Đại viên mãn rốt ráo là gì? Chính là Pháp môn
niệm Phật vãng sanh. Chúng ta cần phải tinh tấn, “nghe Pháp môn này”.
“Vị cầu pháp cố, bất sinh thoái
khuất siểm ngụy chi tâm”. Phật tận
tình khuyên bảo chúng ta, đối với Pháp môn vô thượng này, nhất định không thể
hoài nghi, nhất định không thể thoái chuyển. Lợi ích thù thắng này là điều
không dễ gặp được: trong vô lượng kiếp, trong bài kệ Khai Kinh nói “Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ” (Trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được). Quý
vị gặp được rồi, lại bỏ đi một cách dễ dàng, là vì nguyên nhân gì? bởi quý vị
có thiện căn cạn, phước báo mỏng. Quý vị có nghi ngờ với Pháp môn này, hoặc là
sau khi tu học, nghe người khác bàn tán ra vào, rồi quý vị hối hận, vẫn muốn sửa
đổi tu Pháp môn khác. Đây là sai hoàn toàn rồi. Sai ở đâu? Sai ở việc đã bỏ lỡ,
cơ duyên đại tốt của đời này thành Phật. Quý vị nói xem đây là sai lớn hay
không? Cho nên lão Pháp sư nói, là sai hoàn toàn rồi. Còn có sai lầm
nào lớn hơn sai lầm này không? Nhìn thấy chúng sanh phạm phải sai lầm này, chư
Phật Bồ-tát mười phương đều nước mắt rỉ máu! Không phải chảy nước mắt thôi, mà
rỉ cả máu đấy, vì quá thương tiếc thay cho quý vị.
Mời xem đoạn kinh văn tiếp theo:
設入大火。不應疑悔。何以故。彼無量億諸菩薩等。皆悉求此微妙法門。尊重聽聞。不生違背。多有菩薩。欲聞此經而不能得。是故汝等應求此法。“Thiết nhập đại hỏa, bất ưng nghi hối. Hà dĩ cố? Bỉ vô lượng ức chư Bồ-tát đẳng, giai tất cầu thử vi diệu Pháp
môn. Tôn trọng thính văn. Bất sinh vi bội. Đa hữu Bồ-tát. Dục văn thử kinh nhi
bất năng đắc. Thị cố nhữ đẳng, ưng cầu thử pháp” Giả sử có vào
lửa lớn, cũng không được nghi ngờ hối hận. Tại sao vậy? Vô lượng vô số Bồ-tát
v.v.., đều mong cầu Pháp môn vi diệu này. Tôn trọng lắng nghe, không sanh chống
trái. Có nhiều Bồ-tát, muốn nghe kinh này mà còn không được, vì thế các ông phải
cầu Pháp môn này).
Đoạn
kinh văn này, dùng văn bạch thoại giải thích là như thế này: Giả sử gặp phải
tai nạn lửa lớn hoặc rất lớn v.v.., cũng không nên hoài nghi, hối hận. Vì sao vậy?
Bởi vì vô số chúng Bồ-tát ở mười phương thế giới, đều mong cầu Pháp môn vi diệu
này, có thể tôn trọng lắng nghe, tin sâu nguyện thiết, y giáo phụng hành, đối với
giáo huấn trong kinh thì không sanh chống trái. Thập phương thế giới có rất nhiều
chúng Bồ-tát, hy vọng nghe được bộ Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp môn niệm Phật này, nhưng
tiếc rằng vì duyên của các ngài không đủ, mà không đạt được. Cho nên đại chúng
các vị có duyên gặp được, thì phải chăm chỉ tu học, nên nỗ lực cầu được công đức
chân thực của Pháp môn này, mới có thể ở trong đời này, viên mãn thành tựu Phật
đạo Vô thượng.
Mời
xem hai câu kinh văn tiếp theo:
“Thiết nhập đại hỏa,
bất ưng nghi hối.” Là nói giả sử
gặp phải tai nạn lửa lớn, rất lớn v.v.. , cũng đừng hối hận.
“Hà dĩ cố? Bỉ vô lượng ức chư Bồ-tát đẳng. Giai tất cầu thử vi diệu Pháp
môn. Tôn trọng thính văn, bất sinh vi bội”. Thế giới thập
phương vô lượng vô biên, Bồ-tát vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, số
lượng là không thể nghĩ bàn. Nói Bồ-tát nhiều như thế, đâu có ai là không cầu
Pháp môn niệm Phật. Có người muốn cầu, cầu không được, bởi vì có nghiệp chướng,
có tội chướng, trong suốt cuộc đời này, họ không có cơ hội nghe được Pháp môn
niệm Phật. Phàm là có duyên nghe được Pháp môn này, đều “tôn trọng lắng nghe,
không sanh chống trái”. Các Bồ-tát y giáo tu hành, đã vãng sanh rồi, hiện tại
vãng sanh, tương lai sẽ sanh, đều là dựa vào quả báo của việc tu học bộ kinh
này, Pháp môn này. Mọi người nghĩ xem, chúng ta gặp được cơ hội này, khó khăn
biết mấy.
Mời xem hai câu kinh văn tiếp theo: “Đa hữu Bồ-tát, dục văn thử kinh nhi bất
năng đắc”. Câu kinh văn này rất
hiếm có. Mười phương thế giới không biết có bao nhiêu Bồ-tát, muốn tìm đến một
con đường tắt để thành Phật. Hi vọng có một bộ kinh, một Pháp môn, có thể giúp
cho tất cả chúng sanh thành Phật, nhưng không tìm được. Có người đem Pháp môn
này giới thiệu cho họ, họ không tin tưởng, không tiếp nhận, thì lại bỏ lỡ ngay
trước mặt rồi.
“Đa
hữu Bồ-tát”, là nhiều hơn trước đây đã nói, không biết đã tăng bao nhiêu lần.
“Nhi
bất năng đắc”, muốn tìm Pháp môn một đời thành tựu, mau chóng ổn thỏa,
nhưng tìm không được. Đoạn kinh văn này, đồng tu chúng ta nghe rồi, nhất định
phải biết quý trọng. Hiện nay chúng ta đã gặp được Pháp môn này, thật sự là đã
rất may mắn. Quý vị nghĩ xem những điều trong đoạn kinh văn này nói, Bồ-tát nhiều
như thế, muốn tìm con đường tắt để thành Phật, nhưng các ngài không tìm được. Còn
chúng ta, bây giờ đúng lúc đã tìm được con đường tắt này rồi, con đường tắt này
đã bày ra trước mặt chúng ta, chúng ta có thể bỏ lỡ sao? Quý vị cứ đối chiếu,
quý vị liền biết, quý vị quá may mắn. Tôi còn nhớ trước đây tôi đã từng nói, quý
vị có thể độ Đẳng-giác Bồ-tát. Quý vị niệm Phật niệm thành tựu rồi, quý vị giới
thiệu Pháp môn này: cho Đẳng-giác Bồ-tát. Đẳng-giác Bồ-tát cũng tu học Pháp môn
này, ngài thoáng chốc thành Phật. Cho nên nói, quý vị đừng xem thường bản thân,
nhất định đừng xem thường Pháp môn này: mà chính quý vị đã lựa chọn! Pháp môn
này thực tại là: đường tắt một đời thành Phật! Không có đường tắt nào lại hơn
đường tắt này.
“Thị cố nhữ đẳng, ưng cầu thử pháp”. Đây là Phật nghiêm túc khuyên bảo chúng ta. “Trăm nghìn vạn kiếp khó gặp được”, là
nói với chúng ta: “Vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp”. Không chỉ trăm nghìn
vạn kiếp thôi, mà là vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp. Hôm nay chúng ta gặp
được rồi, đã gặp được sau này nên làm sao? Nên một lòng một dạ chuyên cầu Pháp
môn này. Đây là điều mà Phật nhiều lần dặn dò chúng ta, nên một lòng một dạ
chuyên cầu Pháp môn này, đừng hoài nghi nữa. Chúng ta phải sâu sắc thể hội được:
một phen khổ tâm của Phật. Chúng ta phải làm thế nào: để báo đáp được đại ân đại
đức của Phật đây? Không thể vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì
không thể báo đáp ân Phật, báo đáp ân Phật thì phải nhất định cầu sanh: thế giới
Tây Phương Cực Lạc. Chỉ có quý vị vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, quý
vị mới báo được ân Phật. Nếu đời này quý vị: không thể sanh sang thế giới Tây
Phương Cực Lạc, ngoài miệng quý vị hô: tôi phải báo ân Phật, vậy chẳng qua chỉ
là câu nói suông mà thôi. Phẩm kinh văn này đối với chúng ta mà nói: thật rất
quan trọng. Hy vọng các đồng tu chăm chỉ tu học, những vấn đề trọng điểm phải
lĩnh hội sâu sắc, thực hiện trong hành động của chính mình.
Phẩm
kinh văn này giảng đến đây thôi. Mời xem lại mấy điều trọng điểm tiếp theo: Nội
dung trọng điểm đầu tiên của phẩm kinh văn này, phẩm kinh văn này, Thế Tôn nói
với chúng ta: người niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc: không phải là căn tánh
Tiểu thừa. Bởi vì Pháp môn này là Đại thừa, là Đại thừa trong Đại thừa, là Nhất
thừa trong Nhất thừa, là Pháp môn vô thượng vi diệu, thù thắng. Đây là trọng điểm
thứ nhất. Quý vị nhất định phải biết rõ, quý vị tu là Pháp môn Đại thừa, không
phải Pháp môn Tiểu thừa.
Nội
dung trọng điểm thứ hai, việc quy y chân chính, là quy y giác, chánh, tịnh. Giác
mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Quy y chân chính mới có thể
vào Phật môn, chúng ta phải thật sự quy y, thật sự quay đầu. Quay đầu từ thế
gian pháp, quay đầu từ ngũ dục lục trần, quay đầu từ danh văn lợi dưỡng, quay đầu
từ tham sân si mạn nghi, quay đầu từ trong tất cả Pháp môn. Chuyên dựa một bộ
Kinh Vô Lượng Thọ, chuyên dựa một câu Phật hiệu A Di Đà Phật, đây là đã thật sự
quy y A Di Đà Phật. Mọi người có thấy được: từ bi của Phật thật đã đến tột cùng
rồi không! Quay đầu từ đâu, Phật đều chỉ ra rõ ràng: cho chúng ta rồi. Chúng ta
thật sự có căn cứ, có chỗ dựa vào rồi. Chúng ta thật sự đã quá may mắn! Về phần
có thể quay đầu hay không, đấy là phải xem duyên phận của quý vị. Đặc biệt là
câu này, nhất định phải ghi nhớ: “Quay đầu từ trong tất cả Pháp môn”. Điều này
rất quan trọng! Quý vị có thể tiếp nhận không? Có thể chiếu theo mà làm không? Đây
là nội dung trọng điểm thứ hai.
Nội
dung trọng điểm thứ ba, chúng ta tu học Pháp môn Tịnh độ niệm Phật, điều chúng
ta đạt được: là lợi ích thực sự không thể nghĩ bàn. Lợi ích này thực sự bất khả
tư nghì, chư Phật Như Lai đều nói không rõ, chính là nói thế nào cũng không nói
hết được. Đặc biệt thù thắng chính là, công đức thực sự không thể nghĩ bàn này,
hiện nay đã có thể đạt được. Pháp môn niệm Phật chí cao vô thượng, tất cả đệ nhất.
Kinh là đệ nhất kinh, pháp là đệ nhất pháp. Dựa vào việc
Pháp môn này tu học, sẽ là đệ tử bậc nhất của Phật. Quý vị có mong dựa vào
đệ nhất kinh, mong dựa vào đệ nhất pháp, mong làm đệ tử bậc nhất của đức Phật
không? Đi con đường nào. Xin chư vị đồng tu lựa chọn thận trọng! Tiết học giao
lưu này đến đây thôi. Cảm ân mọi người! A Di Đà Phật!
(Hết tập 65)
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tất phát Bồ-đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc quốc.
Nam Mô A Mi Đà Phật