Sẵn đây Thiện Trang chia sẻ phương pháp áp dụng. Ví dụ tâm
toán loạn thì có thể áp dụng niệm ký số hoặc niệm theo hơi thở của Ấn Quang Đại
sư. Thiện Trang hồi trước có nghe lá thư Tịnh Độ của Hòa thượng Thiền Tâm dịch
có phương pháp niệm theo hơi thở nên Thiện Trang niệm theo quen rồi. Sau này có
những bộ dịch của ngài Như Hòa về Văn Sao thì Thiện Trang mới biết các cách
sau. Hòa Thượng có phổ biến cách của ngài Hồ Tiểu Lâm thực hiện theo Ấn Quang
Văn Sao là niệm 3-3-4. Sau này Thiện Trang áp dụng cả hai cách kết hợp với nhau
rất tuyệt vời. Mới đầu tâm mình tán loạn thì mình niệm ký số 3-3-4 nhưng sau đó
thì tập 5 câu 5 câu rồi lại lặp lại. Sau này có thể niệm theo hơi thở theo
phương pháp của Đại Sư Ấn Quang. Quí vị có thể ngồi kiết già, bán già hoặc ngồi
bình thường làm sao thoải mái là được. Nhưng ngồi được kiết già là tốt nhất. Nếu
mới đầu tâm mình tán loạn thì dùng phương pháp thập niệm ký số, sau này tâm đỡ
tán loạn thì dùng phương pháp niệm theo hơi thở. Từ từ tâm lắng xuống. Nhiều
người không tin phương pháp này và cho rằng Thiện Trang chỉ phương pháp thiền.
Nhưng phương pháp này chư Tổ cũng dùng và Hòa Thượng cũng có giảng trong Hoa
Nghiêm rằng ngồi kiết già tốt. Trong Tịnh Độ Đại Kinh giải diễn nghĩa Hòa Thượng
cũng nói ngồi thiền niệm Phật rất tốt, giúp cho thân tâm khỏe mạnh. Đây là mình
ngồi niệm Phật chứ không ngồi thiền, thiền là quý vị ngồi theo dõi hơi thở thôi
hoặc ngồi xếp bằng mà chỉ thả tâm chứ không để ý gì hết hoặc nghĩ một đề mục
nào đó ví dụ như trước khi Cha Mẹ sinh ta ra mặt mũi ta như thế nào. Đó mới là
thiền. Còn chúng ta ở đây dùng tín nguyện trì danh để niệm Phật để vãng sanh.
Nhiều người không hiểu lý nên nói như vậy, đó là khi họ không hài lòng thì họ sẽ
nói kiểu gì cũng được. Pháp của Hòa thượng người ta còn luôn bắt bẻ, huống chi
Thiện Trang. Đây là phương pháp của chư Tổ làm. Gần đây có nhiều người kể với
Thiện Trang rằng họ niệm Phật và nhập được định, niệm Phật là Thiền, nhưng
trong định của mình vẫn nghe thấy tiếng niệm Phật dù tự nhiên mình thấy thân thể
này biến mất, mình thấy mình ngồi trong rừng hay ngồi trên trời, hay bất cứ cảnh
gì thì mình vẫn niệm Phật. Còn người tu Thiền thấy cảnh đấy họ sẽ hoảng hồn, sợ.
Họ phải quán. Như vậy mới nói là “phùng Phật sát Phật, phùng ma sát ma”. Tức là
thấy đó là cảnh vọng đừng có theo. Còn chúng ta niệm Phật thì dù thấy cảnh gì
cũng không để ý tới, dù thấy hoa sen rơi vẫn niệm Phật và không để ý tới. Chúng
ta phải niệm, phải tu chứ nếu chỉ nói trên lý thuyết thì không được. Quý vị phải
tu mót, hằng ngày dành thời gian niệm Phật ít nhất là một tiếng, bận lắm cũng
là 30 phút ngồi đó niệm Phật, đi kinh hành niệm Phật. Kinh nghiệm của Thiện
Trang, để không bị tê chân thì quý đi kinh hành 15 đến 20 phút trước khi ngồi xếp
bằng niệm Phật thì sẽ không tê chân. Và nhớ phải xả thiền để các mạch máu được
lưu thông, nếu lười không xả thiền là sau sẽ dễ bị bệnh. Ngồi cách này rất tốt
cho sức khỏe, quý vị bị cảm chỉ cần ngồi xếp bằng một chút là sẽ thấy đỡ hơn.
Chúng ta phải thực hành, không chỉ nói trên lý thuyết. Cái gì cũng phải thực
hành. Phật dạy cái gì lợi ích thì phải thực hành xem có phù hợp hay không. Thiện
Trang chỉ cho quý vị rất nhiều cách mà: người nào tụng Kinh thấy an lạc thì tụng
Kinh, người nào thích kinh hành thì cứ đi kinh hành nhiều. Tất cả những phương
pháp này đều của chư Tổ chỉ dạy chứ không phải của Thiện Trang đâu. **Quý vị tu
phương pháp nào thấy an lạc thì giai đoạn đó tâm mình phù hợp với phương pháp
đó. Một thời gian sau công phu mình lên, mình thấy phương pháp khác giúp mình
an lạc hơn thì mình phải duy trì phương pháp đó nhiều hơn. **Tu lâu là cần có
thời gian để tu một mình, để thực hiện Pháp của mình sâu hơn. Còn tu với đại
chúng thì phải phù hợp với đại chúng. Ví dụ người mới thích tụng Kinh nhiều thì
mình tụng Kinh nhiều, có người đi kinh hành không tập trung thì mình rút ngắn
thời gian đi kinh hành. Càng ít pháp khí bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Như
Hòa thượng cũng chỉ niệm nguyên chất A Mi To Fo, vì lúc lâm chung mình đâu có
đem theo pháp khí theo đâu, quý niệm phải niệm nguyên chất thôi à.. Nhiều người
có tập khí hát hò, tán xướng là do kiếp trước mình làm thầy trong nghề đưa đám,
hoặc làm nghệ sĩ nên mới thích như vậy. Mình xướng tán mình nhiếp tâm chưa chắc
người nghe ở dưới nhiếp tâm. Vậy nên mình phải lựa phương pháp phù hợp với
mình, không phỉ báng phương pháp người khác, cố gắng tu và cố gắng không phụ
thuộc vào pháp khí. Càng ít dùng chuông mõ bao nhiêu thì tu là dễ dàng ra đi.
Như Ngài Hải Hiền tu cũng không cần đến pháp khí, bình thường không đánh khánh,
bữa đó đánh khánh cho vui, báo hiệu ta hôm nay vãng sanh. Thiện Trang cũng ít
dùng pháp khí. Dẫn đại chúng thì phải dùng pháp khí, phải dùng mõ, khánh để nhiếp
chúng thôi. Càng ngày dùng càng ít thôi, hạn chế, thì tu mới vào sâu được. Ở
các chùa đại chúng đông, Tam Thời Hệ Niệm đại chúng rất đông nên phải dùng pháp
khí, càng nhiều thì sẽ càng nhiếp chúng. Mình không biết cách tu, cho nên tu
vòng vòng không có kết quả. Nếu chúng ta không biết cách tu thì tu 10 năm cũng
không bằng người ta tu 1 năm 2 năm mà vào công phu, 3 năm công phu niệm Phật
thành phiến. Hòa thượng nói biết tu 10 năm là thành tựu, 7 năm tiểu thành, 10
năm đại thành. Chúng ta tu bao nhiêu năm rồi, đã có chút dấu hiệu nào của
tam-muội không, có công phu thành phiến không? Không có là do mình tu chưa
đúng. Tu ở đây cũng chỉ là phương pháp thôi, còn ngoài đời sống chúng ta phải
tu bớt tham, sân, si và đừng có nghi ngờ. Có nhiều người tội lắm, ví dụ công an
an ninh nhìn ai cũng thấy là tội phạm, bác sĩ thì nhìn đâu cũng thấy vi trùng,
nhìn ai cũng thấy bệnh, luật sư thì nhìn ai cũng thấy họ phạm pháp, dối gạt
mình. Tập khí đó ảnh hưởng rất nhiều, mình tu phải cố gắng nhìn ai cũng là người
tốt, nhìn ai cũng là Phật A Di Đà, ai cũng là hóa thân của Phật Bồ-tát. Chúng
ta phải đổi tâm đi thì chúng ta mới tu được. Tâm phải đơn giản. Những người
vãng sanh được là những người sống đơn giản, ăn uống đơn giản, tu hành đơn giản,
suy nghĩ đơn giản. Những người phức tạp quá, suy nghĩ quá nhiều thứ thì khó mà
thành tựu. Hòa Thượng mới nói đừng coi ti-vi, báo chí. Thiện Trang cũng thấy
như vậy. Hòa Thượng Trí Tịnh có nói: “nhiều khi nghĩ lại thấy mình thua con
chó.” Ngài nói như vậy có ý gì vậy? Thấy mỗi mùa đá banh world cup, người ta mở
ti-vi coi, có cả quý Thầy coi. Nhiều khi người ta đá bên Châu Âu, chiếu lên
ti-vi mà người ngồi coi hò hét vô vô. Người ta đá bên Châu Âu chứ có đá trước mặt
mình đâu mà hô. Tôi mở ti-vi trong phòng, chương trình bóng đá, mấy con chó nằm
đó mà không động đậy gì, chỉ khi có người vào thì nó mới sủa. Vậy mà con người
chúng ta thì sao? Tâm cứ chạy theo cảnh. Con chó nó biết cảnh đó giả nên nó
không quan tâm. Còn mình thì hằng ngày coi báo, coi ti-vi nên tâm loạn lên. Thiện
Trang cũng bỏ coi báo, coi nhiều phiền não. Lên Facebook coi quý vị đăng, coi
nhiều thấy sợ quá. Phật pháp coi cũng cũng phải lựa bài, không phải thấy Pháp
nào cũng xem. Vậy nên tâm mình càng đơn giản càng dễ thành tựu, tâm càng phức tạp
càng khó thành tựu. Những người ở thế gian gọi là thông minh, lại chính bị
thông minh hại. Phật Pháp là trí huệ không phải thông minh, mà trí huệ từ đâu
sanh? Huệ từ nhân giới sanh định, nhân định khai huệ. Huệ đó mới là huệ xuất thế
gian. Thông minh ở thế gian là dùng thức thứ 6 chứ không phải tàng thức (A-lại-da-thức).
Thức thứ 6 thì là thức phân biệt nên càng thông minh bao nhiêu thì phân biệt
càng nhanh bấy nhiêu. Nên nếu không biết chuyển phiền não thành Bồ-đề thì sẽ
phiền não rất nhiều. Thiện Trang chỉ cách nhìn người. Có nhiều người học cách
nhìn người rồi bắt đầu soi mói. Học điều đó để biết người ta, để biết thôi chứ
soi người này người kia làm chi. Mình nhìn thoáng qua, biết rồi thôi bỏ xuống.
Đợt Thiện Trang về Bảo Lộc thăm thất của của các sư huynh đệ thấy mọi người làm
thất có ao nước, hoa sen, cây cảnh. Thầy Thiện Trí mới nói: chỉ cần nhìn thất
là biết tâm trí của người trong thất như thế nào rồi. Thiện Trang nói với Thầy
rằng thất của con ở dưới kia đâu có cái gì đâu, không có bày trí nọ kia…Thầy
Thiện Trí mới nói rằng: tại tâm Thầy tâm không nên mới không có gì hết trơn. Thực
sự Thiện Trang cũng không nghĩ tới bày trí…tâm mình không có nên nó không hiện
ra ngoài. Vậy nên khi mình tiếp xúc với mọi người mình biết. Cảnh hiện ra là do
tâm hiện ra. Tất cả Pháp từ tâm tưởng sanh. Vừa rồi có người nhận cúng dường
xây thất cho Thiện Trang, người ta có hỏi Thiện Trang muốn có bản vẽ như thế
nào. Thực ra Thiện Trang không nghĩ gì hết, mọi người cứ xây làm sao cũng được,
miễn Thiện Trang vô ở là được rồi. Đơn giản vậy thôi, chỗ đó có giảng Pháp được
thì giảng. Còn quý vị muốn hoạt động đạo tràng thì là ý của quý vị, quý vị tự
làm. Tâm mình dành thời gian trong Phật Pháp. Càng đơn giản thì càng dễ vãng
sanh. Thầy Lý Bỉnh Nam nói: học làm người ngu đi, chứ giỏi quá, cái gì cũng biết.
Thầy thuốc giỏi, đông y giỏi, làm giảng viên Đại học, cầm kỳ thi họa mấy món đó
ngài cũng biết. Ngài dạy Hán cổ, dạy vẽ tranh cho ông Giang Hiệp Tử, dạy giảng
kinh. Ngài giỏi quá nên đóng vai người ngu cũng không được. Đó là Phật Bồ-tát mới
có thể làm được, mình làm không được. Cho nên Thiện Trang bớt, ngày xưa cũng giỏi
về máy tính, cái gì cũng biết nhưng bây giờ bớt bớt lại, không cần cái gì cũng
biết, không biết thì hỏi người ta. Ngày xưa cái gì cũng biết, xưa mình làm Thầy
người ta bây giờ để người ta làm Thầy mình. Chấp nhận làm học trò sướng hơn vì
học trò được học, người ta chỉ cho. Cái gì cần thiết thì học, không ham học nhiều
nữa. Thời gian chính giành cho Phật Pháp, ở thế gian vừa phải thôi, sự nghiệp
thế gian đủ sống là được. Hòa thượng nói đủ sống là được rồi. Chánh nghiệp của
chúng ta là Tây Phương Cực Lạc chứ không phải chánh nghiệp ở Ta-bà. Quý vị nhớ
đừng để vài năm phước báu lên, tính toán xây dựng phát triển quá nhiều rồi bị đọa.
Nhiều người phát triển Phật Pháp mà chưa nắm chắc phần vãng sanh, công phu chưa
tiến. Nếu công phu của quý vị tiến thì quý vị phát triển Phật pháp được, nếu
công phu càng ngày càng thoái chuyển mà quý vị phát triển Phật pháp thì đó cũng
là nạn đó quý vị. Thiện Trang luôn suy sét vấn đề này, tự lợi và tha lợi phải
luôn đi với nhau. Chứ bây giờ lo phiên dịch cho nhiều, lo độ sanh mà công phu
mình không tiến thì coi như uổng phí đời người. Đời này gặp rồi cuối cùng giống
như làm thuê trong ngân hàng mà thôi. Vào đó đếm tiền hết giờ đi về chứ không cầm
được đồng nào về cho mình. Chỉ nhận được tháng lương thôi, uổng phí. Rồi đời
sau lại luân hồi tiếp, đâu có được gì. Cho nên mình làm Phật Pháp thì làm,
nhưng vừa phải, làm sao để còn tu nữa.
Có nhiều người, nhiều nhóm làm quá, ví dụ đầu tư cho văn hóa
truyền thống quá sâu, cuối cùng không biết có thời gian để công phu niệm Phật,
nghe Hòa Thượng giảng nữa không? Nhiều khi nghe người ta giảng thấy giảng về thế
gian quá nhiều, đăng toàn thế gian vì đi sâu quá nên lạc mất con đường của mình
từ phụ thành chánh. Trừ khi là Phật Bồ-tát, mà biết đâu người ta là Phật Bồ-tát
thiệt nên không dám phỉ báng. Nhưng nếu mình chưa thành tựu mà làm quá sức thì
chúng ta nên xem lại.
(Trích trong Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang
Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Phát Đại Thệ Nguyện Đệ Lục (Phẩm Sáu: Phát Đại
Thệ Nguyện) – Buổi 3
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 28.11.2020 – VLT 48)