Responsive Menu
Add more content here...

Tập 155 – Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ 2014

(Giảng lần thứ 4)

Tập 155

Phẩm thứ 5: Chí Tâm Tinh Tấn

Hòa thượng Thích Tịnh Không chủ giảng.

Giảng tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông.

Thời gian: Ngày 30 tháng 12 năm 2014.

Dịch giả: Cự Lang.

Giảo chánh: Thích Thiện Trang.

 

Kính chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi. Mời mọi người cùng quy y Tam Bảo với tôi: 阿闍黎存念,我弟子妙音,始從今日,乃至命存,皈依佛陀,兩足中尊;皈依達摩,離欲中尊;皈依僧伽,諸眾中尊。“A-xà-lê tồn niệm, ngã Đệ tử Diệu Âm, thuỷ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật-đà, Lưỡng túc trung tôn; quy y Đạt-ma, Ly dục trung tôn; quy y Tăng-già, Chư chúng trung tôn. (3 lần)

Mời xem《大經科註》 Đại Kinh Khoa Chú, trang 407, hàng thứ 6:

此段大意為:我今行菩薩道時,已發無上菩提之心,願成佛,願一切如佛。“Thử đoạn đại ý vi: ngã kim hành Bồ-tát đạo thời, dĩ phát Vô-thượng Bồ-đề chi tâm, nguyện thành Phật, nguyện nhất thiết như Phật.” (Đại ý của đoạn này là: Nay khi con hành đạo Bồ-tát, đã phát tâm Vô-thượng Bồ-đề, nguyện thành Phật, nguyện tất cả như Phật). Câu này rất quan trọng. Trong sự học Phật điều mà chúng ta thiếu, đó chính là tâm Vô-thượng Bồ-đề, tâm Vô-thượng Bồ-đề: chính là tâm thật sự thành Phật, trong Kinh Hoa Nghiêm gọi là 妙覺 Diệu giác, ở trên bậc 等覺Đẳng giác. Trên Diệu giác thì không còn nữa, Diệu giác đã chứng đắc Pháp thân viên mãn, hồi quy Tự Tánh viên mãn. Chúng tôi học Phật suốt nhiều năm, với bao nhiêu sự việc đã có khái niệm rõ ràng sơ qua, đó chính là khắp pháp giới hư không giới, ngày nay chúng ta nói là toàn vũ trụ, Đại thừa giáo thường nói là tất cả vạn pháp, đều là nói đến ý nghĩa này. Chúng ta không có cách nào thể hội được rõ hơn, bởi vì lý này thì quá sâu, về sự thì quá phức tạp. Cho nên, trong kinh giáo, đức Phật thường hay nói đến những điều này, để hình dung nó bằng một câu, thì gọi là 不可思議 bất khả tư nghị (không thể nghĩ bàn). Có nghĩa là phàm phu chúng ta, không chỉ phàm phu, mà Thanh-văn, Duyên-giác, Quyền giáo Bồ-tát, đều không có cách chi: hiểu được thực sự cảnh giới này.

Hiện nay chúng ta rất may mắn, sinh ra trong thời đại này, khoa học công nghệ phát triển, các nhà khoa học đã dùng những công cụ tinh vi để thăm dò, phát hiện một số điều bí mật của vũ trụ. Những bí mật này toàn bộ đã được Phật dạy trong kinh, Ngài nói những gì? Tam tế tướng của A-lại-da. Để hoàn toàn minh bạch, thông suốt, thừa nhận về ba tướng vi tế, trong kinh Đại thừa nói phải là Bát địa trở lên. Chúng ta còn cách xa Bát địa nhiều đến thế, trong lòng chính chúng ta đều có tính toán, Bồ-tát có 52 cấp bậc, chúng ta ngay cả cấp bậc thứ nhất cũng chưa đạt đến. Cấp bậc thứ nhất: là Sơ tín vị Bồ-tát trong 十信位 Thập tín vị, trong Tiểu thừa đó là 初果須陀洹 Sơ quả Tu-đà-hoàn, đây là cấp bậc thứ nhất, chưa đạt được. Chưa đạt được, nói cách khác là chưa vào cửa, chúng ta đều chưa đi vào cánh cửa của Đại thừa Tiểu thừa. Ngày nay chúng ta được sự hỗ trợ của khoa học, cảm thấy rằng khoa học: đã khiến chúng ta có những khái niệm khoa học phù hợp, không phải là Phật pháp, khái niệm của Phật pháp thì phải chứng đắc Tu-đà-hoàn, Đại thừa thì phải chứng đắc Bồ-tát ở Sơ tín vị, quý vị mới thực sự có khái niệm này.

Làm sao mới có thể chứng đắc? Cần phải buông xuống năm loại Kiến hoặc, thì mới vào được cửa. Trong Kiến hoặc, xếp đầu tiên là 身見 Thân kiến, chúng ta vì xem Thân kiến là ngã, nên không buông Thân kiến xuống được, từ Thân kiến sinh ra tự tư tự lợi, sinh khởi nhiều phiền não, danh văn lợi dưỡng, thất tình ngũ dục, chúng đều được sinh ra từ Thân kiến. Bao nhiêu người có thể giảm nhẹ được chúng? Giảm nhẹ vẫn chưa được, phải buông xuống triệt để. Đoạn năm loại Kiến hoặc rồi, 身見、邊見、見取見、戒取見、邪見 Thân kiến, Biên kiến, Kiến thủ kiến, Giới thủ kiến, Tà kiến, buông xuống hết thảy năm loại kiến giải sai lầm này, thì bản năng, bản năng chính là sáu loại thần thông, sáu loại thần thông thì mỗi người đều có, chỉ là những thứ này bị chướng ngại rồi, năm loại Kiến hoặc kia không buông xuống được, nên bản năng của quý vị không thể xuất hiện. Nếu đoạn năm loại Kiến hoặc này rồi, như Phật đều nói trong kinh Đại–Tiểu thừa, bản năng được khôi phục hai loại, một loại là 天眼 Thiên nhãn, một loại là 天耳 Thiên nhĩ. Cũng chính là nói, quý vị nhìn thấy những thứ mà người bình thường không nhìn thấy được, nhìn thấy những gì? Có thể nhìn thấy lục đạo, quý vị có Thiên nhãn, không có chướng ngại, quý vị có có thể nhìn thấy Trời Dục giới, nhìn thấy Trời Sắc giới, quý vị có thể nhìn thấy ngạ quỷ, quý vị có thể nhìn thấy địa ngục, quý vị có Thiên nhãn. Những bức tường này không có chướng ngại nào hết, đều có thể nhìn thấu xuyên suốt, đó là Thiên nhãn thông, là Thiên nhãn thông tối thiểu, có năng lực này. Quý vị tin tưởng lục đạo luân hồi là có thật, tại sao? Bởi tận mắt nhìn thấy. Thứ hai là Thiên nhĩ thông.

Càng nâng cao lên, quý vị lại nâng lên một cấp, Tiểu thừa Sơ quả nâng lên đến Nhị quả, trong Thập tín nâng lên đến Đệ tam tín, năng lực lại khôi phục hai dạng là 他心通 Tha tâm thông, quý vị biết trong lòng người khác nghĩ gì, khởi tâm động niệm là biết ngay. Trước kia Pháp sư 煮雲Chử Vân, ngài ở Đài Loan, ngài viết một bộ sách, về truyện ký của Phật sống Kim Sơn. Phật sống Kim Sơn là Pháp sư 妙善 Diệu Thiện, trong thời kỳ kháng chiến, khi kháng chiến thắng lợi, hình như ngài vãng sanh ở Băng Cốc, là đứng mà vãng sanh. Vị ấy có thần thông, có Tha tâm thông, trong tâm người khác nghĩ đến sự việc gì, ngài biết hết; có 宿命通 Túc mạng thông, Túc mạng thông thì biết đời trước. Cho nên khi ấy, người ta gọi Pháp sư Diệu Thiện là Phật sống, Phật sống Kim Sơn. Hành tích của ngài: có một chút giống như 濟公 Tế Công trong truyện tiểu thuyết, nhưng ngài là có thật, sự việc có thật, người có thật.

Nếu chứng đắc 三果阿那含 Tam quả A-na-hàm, Ngũ tín trong Thập tín vị Đại thừa, Đệ ngũ tín, thì sẽ có 神足通 Thần túc thông. Thần túc thông có thể phân thân, có thể biến hoá, 72 phép biến hoá của Tôn Ngộ Không, các ngài cũng làm được, khả năng còn mạnh hơn Tôn Ngộ Không một chút. Nếu chứng đến ngôi vị Thất tín, tương đương với 阿羅漢 A-la-hán trong Tiểu thừa, thì có Lậu tận thông, lậu tận là chuyên chỉ đoạn tận Kiến tư phiền não rồi, siêu vượt lục đạo luân hồi. Lục đạo luân hồi: là do Kiến tư phiền não biến hiện ra, cho nên chứng đắc Tứ quả trong Tiểu thừa, Thất tín vị Bồ-tát trong Đại thừa, thì người đó siêu việt luân hồi. Siêu việt luân hồi thì đi đến nơi nào? Đi đến Pháp giới Thanh-văn trong mười pháp giới, trong Pháp giới Thanh-văn, đã đoạn dứt tập khí của Kiến tư phiền não. Do đó có thể biết, A-la-hán đã đoạn Kiến tư phiền não, nhưng còn tập khí, giống như kiêu mạn, khẩu khí có, thực ra không có kiêu mạn thật, các ngài vẫn thể hiện là còn, vẫn có vẻ như thế, đó gọi là 習氣tập khí. Các ngài quả thực không có, chúng ta nói là do thói quen. Khi đoạn tập khí rồi thì ngài được gọi là Bích-chi Phật, ngài tiến lên một cấp. Bích-chi Phật phải đoạn Trần sa phiền não, đoạn hết Trần sa phiền não, thì các ngài sẽ nâng lên, thành Bồ-tát, Bồ-tát trong mười pháp giới, cũng là十住 Thập trụ Bồ-tát trong Biệt giáo Thiên Thai; khác với 圓教 Viên giáo, bậc Sơ trụ trong Viên giáo tương đương với Sơ địa trong Biệt giáo, là đã siêu việt mười pháp giới. Cho nên Biệt giáo phải Sơ địa Bồ-tát, mới siêu vượt mười pháp giới, minh tâm kiến tánh, sanh Thật Báo Trang Nghiêm độ, gọi là Pháp thân Bồ-tát, phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp thân.

Chúng ta biết rõ không dễ đoạn tập khí, Bồ-tát đoạn được tập khí của Trần sa phiền não, là thành Phật, Phật trong mười pháp giới, là 相似即佛 Tương tự tức Phật: trong 六即佛 Lục tức Phật mà Đại sư Thiên Thai đã nói, các ngài rất giống Phật, phàm phu chúng ta nhìn không ra, các ngài không khác gì với Phật. Tại sao gọi các ngài là tương tự? Bởi các ngài vẫn còn tập khí vô minh, phá vô minh rồi, vô minh chính là khởi tâm động niệm, sự khởi tâm động niệm này: là nói đến ý niệm cực vi tế. Ý niệm này phần trước chúng tôi đã báo cáo qua với chư vị, chính là điều Bồ-tát Di Lặc đã nói: 一彈指三十二億百千念 “Nhất đàn chỉ tam thập nhị ức bá thiên niệm” (Một khảy ngón tay có 32 ức trăm ngàn niệm), ngài đoạn ý niệm này rồi. Người bình thường chúng ta vốn không thể nào thấu hiểu được, không biết thì quý vị không thể đoạn, biết rồi thì mới đoạn trừ được. Chúng ta nói điều này rõ hơn một chút, nôm na hơn một chút, chính là sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, ngài không khởi tâm không động niệm, đó chính là đoạn Vô minh phiền não rồi.

Cho nên tu hành thật sự là tu ở đâu? Chính là ở mắt thấy sắc, tai nghe thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, chính là ở trong đó mà tu. Bậc cao nhất là Pháp thân Bồ-tát; không khởi tâm không động niệm;  bậc tiếp theo là Bồ-tát trong mười pháp giới, các ngài có khởi tâm động niệm, các ngài không có phân biệt chấp trước, thế là cao rồi; thấp nhất là không có chấp trước, có khởi tâm động niệm, có phân biệt, không có chấp trước, đó là người gì? Đó là A-la-hán. Vì vậy, chân tu hành không có gì khác, mà chính là buông xuống. Lão Hoà thượng Hải Hiền thường khuyên nhủ các đồng học, cả đời ngài, đây cũng là lời mà ngài ấy hay nói, quan trọng hơn bất cứ điều gì, câu nói đó chính là 好好念佛,成佛是大事,其他都是假的 “Hảo hảo niệm Phật, thành Phật thị đại sự, kỳ tha đô thị giả đích.” (Cứ niệm Phật cho tốt, thành Phật là việc lớn, những điều khác đều là giả). Hảo hảo niệm Phật chính là 信願持名 tín nguyện trì danh, Đại sư 蕅益 Ngẫu Ích trong 《彌陀經要解》 A Di Đà Kinh Yếu Giải, đã nói một câu này, đây là đầu mối then chốt trong tu hành Tịnh Độ, là giềng mối tông chỉ quan trọng nhất. Đối với sự chân tín trong Pháp môn Tịnh Độ, không có mảy may nghi ngờ: là khó, nói thì dễ dàng, nhưng làm thì rất khó. Một chút nghi ngờ cũng không có, toàn tâm dựa vào A Di Đà Phật, không có ý nghĩ thứ hai, thật sự phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, cả đời này ta không cầu gì cả, chỉ cầu một sự việc này thôi. Với sự việc lợi ích chúng sanh, sự việc làm lợi ích Phật pháp thì tuỳ duyên, có duyên phải nên làm, không trở ngại quý vị tu hành. Làm xong như thế nào? Không để ở trong lòng, đó gọi là tuỳ duyên; để ở trong lòng gọi là phan duyên. Không để ở trong lòng, trong lòng vô sự, trong lòng chỉ có A Di Đà Phật, kết quả đó đương nhiên là thế giới Cực Lạc. Trong tâm quý vị có Phật, trong tâm Phật có quý vị, do vậy Ngài sẽ cảm ứng đạo giao.

Chúng ta học Phật học suốt nhiều năm không có cảm ứng với Phật, đừng cầu cảm ứng, cầu cảm ứng thì mãi mãi không có cảm ứng, có cảm ứng cũng là Ma chứ không phải Phật, vì sao? Bởi quý vị không như pháp. Thế nào mới có thể cảm ứng? Tâm thanh tịnh mới có thể cảm ứng. Tâm có cầu nhưng tâm không thanh tịnh, bị ý niệm cầu mong làm ô nhiễm. Chúng ta có cầu hay không? Thực sự có cầu. Thực sự có cầu, cầu ở đây không được để trong tâm, phải để Phật hiệu ở trong tâm, không thể không hiểu đạo lý này, nguyện của chúng ta mới tương ưng với tánh đức. Tánh đức là chân không, là vô sở hữu, trên sự phải cầu, trên lý không tịch. Do vậy tâm này không được để ở trong lòng, về sự có thể có, trong tâm không nên có. Về sự thì ngày ngày niệm Phật, lạy Phật, ngay cả trong kinh cũng nói với chúng ta, 發菩提心,一向專念阿彌陀佛 “phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật” (phát tâm Bồ-đề, một hướng chuyên niệm A Di Đà Phật), về sự, phải biết điều này. Về lý không có, về lý chính là trong tâm, trong tâm thật có  A Di Đà Phật, thì quý vị đã làm được. Thật sự phát tâm Bồ-đề, thật phát tâm Bồ-đề rồi, nhưng không thể để ở trong A-lại-da. Chúng ta dùng là Vọng Tâm, phải dùng Chân Tâm, Chân Tâm không có ý niệm, Chân Tâm chính là không khởi tâm không động niệm, ta nhìn thấy rõ ràng, thấy bằng Chân Tâm. Khởi tâm động niệm chính là thấy bằng Vọng Tâm, không phải Chân Tâm, Vọng Tâm thì sanh phiền não, thuận theo sự ưa thích của ý mình để có được, thích chiếm hữu, đó gọi là phiền não. Vậy là hoàn toàn rơi về phía sự mà quên mất lý, quên mất lý thì không tương ưng với Đại thừa, Đại thừa là trí huệ viên mãn, là lý thể viên mãn. Điều này khá là khó hiểu, phải học từ từ.

Khi tôi mới học Phật, ngày đầu tiên gặp Đại sư Chương Gia, thì tôi đã cầu giáo với ngài, tôi nói con biết, Tiên sinh Phương Đông Mỹ đã nói rõ cho con: về ưu điểm của Phật pháp, sự thù thắng của Phật Pháp, con xin thỉnh giáo ngài, trong Phật môn có phương pháp: để cho chúng ta có thể khế nhập rất nhanh hay không? Tôi đưa ra câu hỏi, ngài nhìn về phía tôi, tôi cũng nhìn ngài, nhìn nhau suốt nửa giờ. Nguyên nhân là gì? Chúng ta tuổi trẻ, lòng dạ nông nổi, thầy không nói, nửa giờ để cho tâm định lại. Vậy nên, Phật pháp phải cầu từ trong tâm thanh tịnh, nếu tâm của tôi không thanh tịnh, thì ngài nói cũng vô dụng, nghe không hiểu. Đến khi tâm địa thanh tịnh, ngài nói: có. Chữ “có” này, lập tức làm tâm chúng tôi phấn chấn lên, tôi đợi nửa tiếng đồng hồ, có, đôi tai dỏng lên, phải dụng tâm nghe, ngài lại không nói gì nữa. Tại sao vậy? Bởi động tác này của chúng tôi là nông nổi, nông nổi lại khởi lên thì ngài lại không nói. Vậy rồi sao? Đợi nữa. Lần thứ hai lại trầm lặng xuống, ngài nói cho tôi sáu chữ, 看得破,放得下 khán đắc phá, phóng đắc hạ (nhìn được thấu, buông được xuống). Nhìn được thấu là quán, buông được xuống là chỉ, chính là chỉ–quán được nói trong kinh Đại thừa. Nhưng chúng tôi vừa mới học, đều không hiểu những danh từ này, nên ngài dùng nhìn thấu, buông xuống, chúng tôi mới nghe có vẻ như hiểu. Nói với tôi, chính là hai phương pháp này, nhìn thấu giúp cho buông xuống, buông xuống giúp cho nhìn thấu, từ lúc mới phát tâm đến bậc Như Lai hỗ trợ lẫn nhau. Giảng thấu suốt thật sự, giảng viên mãn, không có mảy may nào che giấu.

Chúng tôi mới nghe qua có vẻ như hiểu, tựa như hiểu mà không hiểu, thỉnh giáo câu hỏi thứ hai, thực hành từ đâu? Thầy dạy tôi thực hành từ bố thí, bố thí chính là buông xuống. Điều gì cũng buông xuống, đến cuối cùng ngay cả Phật Pháp cũng phải buông xuống, quý vị xem trong Kinh Kim Cang nói với chúng ta 法尚應捨,何況非法 “pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp còn phải bỏ, huống gì không phải Pháp), sau khi buông xuống những điều kia, thì minh tâm kiến tánh, sẽ đại triệt đại ngộ, đó gọi là chân đắc Pháp thân, đó là chân Phật, là chân Bồ-tát, không phải là giả. Song chúng ta đang mê, điều ngày nay chúng ta nương dựa: không có thần thông, không có bản lĩnh, khi ở trên sông chúng ta cần đi thuyền, thuyền đó là gì? Thuyền chính là Phật pháp. Đi qua sông, qua sông rồi thì không cần nữa, quý vị mới có thể lên bờ; nếu quý vị giữ chặt lấy Phật pháp, thì quý vị không thể lên bờ kia, bờ kia chính là Pháp thân Bồ-tát, Pháp thân của Như Lai. Do đó nguyện rất quan trọng, hành Bồ-tát đạo thì không thể đắm tướng, đắm tướng là sai rồi, là Bồ-tát trong mười pháp giới, đắm tướng, không đắm tướng thì siêu việt mười pháp giới.

Ngày nay lão Hoà thượng Hải Hiền đã làm gương cho chúng ta, thực hành đạo Bồ-tát như vậy mà không đắm tướng, ngài ở thế gian này thật sự làm được, chúng ta mong muốn thành Phật, đó là tấm gương tốt, phải ghi nhớ, đối với thế gian này quả thực: không tranh với người, không cầu với đời. Không tranh với mọi người mọi vật, không cầu trong tất cả vạn pháp, tại sao? Là giả thôi, nó không phải là thật. Nếu quý vị có tranh có cầu là sai rồi, quý vị tạo tội nghiệp, tạo oan uổng rồi. Ghi nhớ, Đại sư Huệ Năng nói hay lắm, chúng ta nghe phải hiểu, tất cả vạn pháp đến từ đâu? Do Tự Tánh sanh, 何期自性,能生萬法 “hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp”, vạn pháp chính là Tự Tánh, Tự Tánh chính là vạn pháp. Tự Tánh thật có, nhưng không thể được, tại sao không thể được? Nó không có hiện tướng, nó là một khối Thường Tịch Quang, cho nên Phật pháp gọi nó là chân không. Chân không là gì? Là vô sở hữu. Tại sao dùng chữ chân? Chân không bất không, nó có thể hiện ra vạn pháp. Tất cả vạn pháp được hiện ra: là giả chứ không phải là thật, phải biết điều này. Tại sao? Thể là không, Tự Tánh không. Cho nên hiện vạn pháp, quý vị có thể thưởng thức, nhưng quý vị chắc chắn không đạt được, vì sao? Bởi sanh diệt trong sát-na. Có thể thưởng thức, chắc chắn không thể chiếm hữu, không được khởi vọng niệm ở trong đó.

Quý vị nhìn thấy rõ ràng, nghe thấy rõ ràng, sáu căn duyên với cảnh giới sáu trần thành tựu 後得智 Hậu đắc trí, Hậu đắc trí là không điều gì không biết. Mảy trần chẳng nhiễm là đạt được 根本智 Căn bản trí, Căn bản trí là Thiền định, là định. Hậu đắc trí: chính là trí huệ mà ngày nay chúng ta nói, không điều gì không biết, không điều gì không thể, được đại tự tại, có thể giúp vô lượng vô biên chúng sanh mười pháp giới: trong các cõi nước chư Phật: của hư không pháp giới, có khả năng giúp đỡ họ, cũng có nghĩa vụ phải giúp đỡ họ. Tuy giúp đỡ họ nhưng không để ở trong lòng, dấu vết cũng không đắm, đây thực sự là học Phật. Như Đạo gia đã nói:  為學日益,為道日損 “Vị học nhật ích, vị đạo nhật tổn” (Hướng về học ngày một thêm, hướng về Đạo ngày một bớt), tương ưng với đạo lý này. Cầu đạo chính là cầu giác ngộ, giác ngộ là điều vốn dĩ mình đã có, bổn giác, vốn dĩ chính là giác ngộ, cho nên nói vốn dĩ là Phật. Bổn giác hiện giờ không giác, tại sao không giác? Còn có Thân kiến nên không giác. Thân kiến này là vọng niệm, là vô minh, là giác sai, ngộ nhận rằng thân có thật, ngộ nhận rằng vũ trụ này có thật.

Chúng ta học Phật như vậy, không bằng với các nhà: Cơ học lượng tử ngày nay, họ thật sự tin tưởng, đều không có mảy may nghi ngờ, tất cả các hiện tượng vật chất trong vũ trụ là giả. Tại sao? Họ nhìn thấy, Cực vi sắc mà Phật pháp nói đến đã được họ chứng minh, họ nhìn thấy. Sau khi phá vỡ Cực vi sắc thì không còn nữa, không còn hiện tượng vật chất nữa, cho nên sáng tỏ, hiện tượng vật chất là ảo tướng: được sản sinh bởi ý nghĩ khởi tâm động niệm, không phải là thật. Ảo tướng có thể sản sinh hiện tượng vật chất: cũng là ảo tướng, nó cũng không phải là thật. Những sự việc này các nhà khoa học còn chưa chứng đắc, chúng ta tin tưởng 10 năm, nhiều nhất 20 năm thì họ sẽ chứng được, ý niệm cũng không phải là thật. Họ có nhìn thấy những điều thật sự hay không? Họ không thể nhìn thấy. Vì sao? Bởi họ dùng tâm phân biệt, họ dùng tâm chấp trước, cho nên họ có thể hiểu những việc này, nhưng họ không bao giờ thấy đáy ngọn nguồn, họ không tìm được lý thể. Chính là nói họ không thành Phật được, họ không thành A-la-hán được, họ không cách chi thoát khỏi lục đạo luân hồi. Vì vậy, học Phật phải dùng lý niệm của Phật, phải dùng phương pháp của Phật, tuyệt không thể theo khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, đó là có thể phát hiện, nhưng không thể đoạn phiền não. Quý vị thấy các nhà khoa học, vọng tưởng–phân biệt–chấp trước vẫn còn một đống lớn, không giảm bớt.

Chúng ta sáng tỏ đạo lý này, sau đó mới biết sự đáng quý của Phật pháp, gặp được Phật là may mắn biết dường nào, nếu không y giáo phụng hành thì rất đáng tiếc. Đặc biệt là Tịnh Tông, Tịnh Tông là đảm bảo cho mọi người, nam nữ già trẻ, hiền ngu bất tài, trên thì đến Đẳng giác Bồ-tát, dưới thì đến chúng sanh địa ngục, trừ phi quý vị không gặp được, nếu quý vị đã gặp, quý vị thật tin tưởng lý niệm, phương pháp này, y giáo phụng hành, thì một đời này quý vị chắc chắn vãng sanh, sanh đến thế giới Cực Lạc, quý vị chắc chắn thành Phật, vậy chưa tuyệt vời sao? Do đó, chúng ta sắp đặt tâm ở đâu? Sắp đặt vào A Di Đà Phật là đúng rồi. Trong mọi lúc, mọi nơi và mọi cảnh duyên, Phật hiệu trong tâm không gián đoạn, không bỏ mất Phật hiệu là thành công. Ngài Hải Hiền làm gương mẫu cho chúng ta, ngài Hải Khánh làm gương mẫu cho chúng ta, còn có mẹ của ngài làm gương mẫu cho chúng ta, ba tấm gương. Những tấm gương như vậy: thời đại này có không ít người, có người chúng ta gặp được, thấy được, lại có người chúng ta không biết, thì càng nhiều hơn; không thể nói thế gian này không có người, có, họ thật thà nhưng họ không nói.

Giống như Sư phụ của ngài Hải Hiền, Sư phụ ngài ấy công phu không kém gì ngài, Sư phụ có thể chỉ dạy cho ngài, dạy ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật, luôn luôn niệm đi, sau đó nhớ lại còn có một câu nói: “Sáng tỏ rồi không thể nói bừa, không thể nói”. Sáng tỏ là gì? Khai ngộ, một câu Phật hiệu có thể niệm đến khai ngộ. Khai ngộ là gì? Điều gì cũng biết. Khi đó phải như thế nào? Không thể nói, nói ra thì không có lợi cho quý vị, quý vị vẫn lão thật mà thực hành. Đến cuối cùng thì biểu diễn cho mọi người nhìn thấy: mình tự tại vãng sanh, lúc ra đi không sanh bệnh, không có bệnh khổ, không có tử khổ, nói đi là đi. Đi được một, hai tuần, thì thân thể đều là mềm mại, tướng lành hy hữu, cho quý vị nhìn thấy. Lúc tuổi đã cao chưa vãng sanh, đầu tóc bạc trắng, một cọng màu đen cũng không có, lông mày cũng là màu trắng, râu cũng là màu trắng. Quý vị xem, sau khi ra đi, ba ngày hay đến năm ngày, khi mọi người vào thăm ngài, thì đầu tóc trở thành màu đen, lông mi hoá thành màu đen, râu hoá thành màu đen. Biểu diễn cho quý vị thấy, là thật sự, không phải giả.

Vì vậy, chúng ta cầu sanh Tịnh Độ là vì sao? Không phải vì mình, không có chính mình. Mình thật sự là gì? Mình thật sự là toàn vũ trụ, trong kinh Đại thừa nói, tất cả vạn pháp khắp pháp giới hư không giới: là do Tự Tánh của chính ta biến hiện ra. Do Tự Tánh biến hiện ra, Tự Tánh của ta ở đâu? Cho nên Tông môn tuỳ ý lấy một pháp, Tổ sư bèn ấn chứng cho họ. Thật không? Có pháp nào không phải là Tự Tánh? Cây cối hoa cỏ là Tự Tánh, núi sông đất đai là Tự Tánh, hư không là Tự Tánh, mọi pháp đều vậy, mọi pháp đều như, thật giác ngộ rồi, thật sáng tỏ rồi. Sau khi minh bạch thì sao? Thật buông xuống. Buông xuống, câu này Trung Hoa: nói rất rốt ráo viên mãn, vậy như thế nào là buông xuống? Không tranh với người, không cầu với đời, thật buông xuống rồi, không có cầu, không có tranh giành, tất cả tuỳ duyên. Dáng dấp của tuỳ duyên là hoan hỷ, là tốt. Lão Hoà thượng thấy người nào cũng tốt, thấy việc gì cũng tốt, không thấy ngài gặp việc gì mà không vui, không có, không có kiểu nào không tốt. Quý vị làm việc tốt, được, quý vị làm việc xấu cũng được, tại sao? Việc tốt bằng số không, việc xấu cũng bằng số không, quý vị nhìn thấu rồi thì chúng đều như nhau. Chính quý vị không nhìn thấu thì quả báo khác nhau, quả báo của việc tốt là ba đường thiện, quả báo của việc xấu là ba đường ác. Ba đường thiện với ba đường ác là bình đẳng, đều là tiêu nghiệp, ba đường thiện tiêu thiện nghiệp, ba đường ác tiêu ác nghiệp, trong Tự Tánh không có nghiệp, có nghiệp thì hết thảy đều phải tiêu. Cho nên nói với quý vị, đoạn ác tu thiện đều không nên đắm tướng, đạo lý nằm ở chỗ này, không đắm tướng thì không có nghiệp. Đạo lý này, sự thật này, chỉ có kinh Phật nói thấu triệt, ngoại trừ kinh Phật ra, quý vị đừng tìm chỗ nào khác, có nói nhưng nói không thấu triệt, chỉ kinh Phật nói thấu triệt thực sự.

Ngày nay chúng ta làm rõ ràng những điều này, làm sáng tỏ, sau đó chính là chúng ta đi đường, phải làm cách nào? Đó chính là làm thật, buông xuống thật sự. Nói rõ hơn một chút, thật sự 於人無爭,於世無求 “ư nhân vô tranh, ư thế vô cầu” (Không tranh  với người, không cầu với đời). Hai câu này, làm được rốt ráo viên mãn là Pháp thân Như Lai. Vậy là chúng ta hiểu được, tất cả Bồ-tát đều thực hành điều này, đó gọi là Bồ-tát đạo. Bồ-tát ngày ngày chẳng nề hà chẳng nhọc, thân hành ngôn giáo độ hoá tất cả chúng sanh, ngài có mệt không? Không mệt. Tại sao không mệt? Không để ở trong tâm. Để ở trong tâm thì sẽ mệt, thì sẽ gian khổ; không để ở trong tâm thì vô sự, làm mà không làm, không làm mà làm, quý vị nói ngài tự tại biết bao. Lão Hoà thượng Hải Hiền ngày ngày làm ruộng, trồng trọt, đó là sự làm của ngài, vãng sanh thì đi vào ban đêm, ban ngày vẫn làm cả ngày. Ngài có để ở trong tâm hay không? Không để ở trong tâm. Vậy tại sao phải làm? Làm cho chư vị thấy. Trong chư vị có người thấy là hiểu, có người thấy không hiểu, thấy hiểu hay không hiểu đều sẽ thấy. Người thấy hiểu nói cho người thấy không hiểu, sẽ khiến họ cũng hiểu rõ, học tập tốt, làm gương tốt. Cho nên “ngã kim hành Bồ-tát đạo thời”, chú trọng vào hành, hành chính là làm trọn, làm trọn sự nhìn thấu buông xuống. Làm trọn hiểu rõ đó chính là nhìn thấu, nhìn thấu chính là hiểu rõ, không để ở trong tâm chính là buông xuống. “Nguyện thành Phật, nguyện nhất thiết như Phật”, tất cả đều giống như Phật, đó là thành Phật thực sự; thành Phật [mà] không giống với Phật, là chưa thành Phật, chắc chắn là như nhau.

Hàng chú giải cuối cùng, 又右段中為菩薩道 “hựu hữu đoạn trung vi Bồ-tát đạo” (lại “vi Bồ-tát đạo” trong đoạn vừa rồi), “vi” ở đây là hành, Bồ-tát đạo nói đơn giản: là đoạn tất cả điều ác, tu tất cả điều thiện. Người thế gian đoạn tất cả điều ác thì lìa ba đường ác, tu tất cả điều thiện thì sanh ba đường thiện, cho nên họ vĩnh viễn không rời khỏi lục đạo luân hồi. Bồ-tát không như vậy, đoạn ác không đắm tướng của đoạn ác, tu thiện không đắm tướng của tu thiện, ngài buông xuống hết. Quý vị hỏi ngài, ngài vô sự. Quý vị hỏi ngài rằng ngài làm gì? Ngài không làm. Làm mà không làm, không làm mà làm, Bồ-tát, đó không phải là người phàm. “Vô-thượng Chánh-giác” chính là gọi tắt của Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, 梵語阿耨多羅三藐三菩提 “Phạn ngữ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề”(tiếng Phạn là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề). Đây là giải thích cho chúng ta, đó là tổng thuyết, tổng thuyết về Pháp Tạng thỉnh pháp.

Phần sau 別明 Biệt minh (giải thích rõ từng phần), nói chi tiết, phần trước đó là cương lĩnh, phần sau đó là biệt thuyết. Chia làm bốn đoạn, đoạn nhỏ thứ nhất là 學法門 học Pháp môn:

願佛為我廣宣經法。我當奉持。如法修行。

“Nguyện Phật vị ngã quảng tuyên kinh pháp. Ngã đương phụng trì, như pháp tu hành.” (Mong Phật vì con rộng giảng kinh pháp. Con sẽ phụng trì, tu hành như pháp).

Đây là thỉnh thầy khai thị cho ngài. Hai chữ khai thị này là thuật ngữ của nhà Phật, khai là khai mở, thị là chỉ thị. Phàm phu ngu muội, không hiểu về chân tướng sự thật, Phật Bồ-tát từ bi: dẫn dắt họ vào cửa, gọi là ngộ nhập. Họ vào cửa rồi, vào cửa không biết giá trị, giống như chúng ta vào tham quan Bảo tàng Cố cung, nhìn thấy trong đó cất giữ những di vật văn hóa, nhìn không hiểu, cần phải có người giảng giải, giảng giải gọi là khai. Không chỉ giảng giải mà còn chỉ thị, chỉ cho họ thấy, thì họ hiểu rõ, đó gọi là thị, tức là khai thị. Trong đó bao gồm luôn thân hành ngôn giáo, thân hành là thị, ngôn giáo là khai, khai mở. Cho nên, phương pháp giúp đỡ chúng sanh là phá mê khai ngộ, cách thức là dạy học. Không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật dùng phương pháp này, mà Phật nói với chúng ta rằng Phật Phật đạo đồng, tất cả chư Phật Như Lai, Bồ-tát, La-hán: ở trong lục đạo giáo hoá chúng sanh, thảy đều dùng phương pháp này, điểm này rất quan trọng. Thế là chúng ta sáng tỏ, Phật pháp là gì? Phật pháp là dạy học. Quý vị nhìn xem: đức Thế Tôn giới thiệu A Di Đà Phật cho chúng ta, A Di Đà Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc làm gì? Hiện nay đang thuyết pháp. Chúng ta lại quan sát kỹ thêm: tất cả các tôn giáo trên địa cầu này, người sáng lập đầu tiên, bậc giáo chủ, đều sử dụng dạy học làm cách thức, không có ai không phải vậy. Nếu không dùng dạy học mà dùng cầu khấn, đó là vu thuật, cũng xem như một loại tôn giáo, tôn giáo cấp thấp, vậy sẽ bị đào thải, thời gian không lâu dài. Tôn giáo cao cấp toàn là dạy học, Phật, đức Thích Ca Mâu Ni Phật, là người dạy học lâu nhất: trong tất cả các tôn giáo, Ngài dạy học 49 năm; Moses dạy học có 2-30 năm; Muhammad dạy học: hình như là 27 năm; đức Jesus là bị người hại chết, ngài chỉ dạy được ba năm, bị người hại chết, nếu ngài ấy không bị người mưu hại, thì tôi tin rằng cả đời ngài ấy đều sẽ làm việc dạy học, chúng ta phải hiểu điều này.

Khi tôi mới bắt đầu học Phật, thầy Phương nói với tôi, 200 năm trước Tự viện Am đường ở Trung Hoa: đều là trường học của Phật giáo, không có nơi nào không giảng kinh. Bây giờ không có nữa, tại sao? Nhà nước hiện nay không đề xướng. 200 năm trước, nhà Thanh, trước thời vua Đạo Quang và vua Hàm Phong, quốc gia đề xướng, cho nên Phật pháp rất hưng thịnh. Chúng ta lơ là đối với văn hoá truyền thống: bắt đầu từ Từ Hy. Từ Hy là Phi tử của vua Hàm Phong, sau khi Hàm Phong qua đời, con trai là vua Đồng Trị, tuổi tác rất nhỏ, bà buông rèm chấp chính, chủ quyền rơi vào trong tay bà, cuồng vọng tự đại, tự xưng là Lão Phật gia. Các đời vua chúa trước, gọi Phật đều là gọi thầy, tự xưng là Đệ tử, bà ta tự xưng Lão Phật gia, đẩy Phật Bồ-tát xếp ra sau. Trên làm thì dưới theo, người lãnh đạo quốc gia đối với Phật khinh thường, xem nhẹ, niềm tin của nhân dân dần dần giảm nhiệt. Đến cuối triều Thanh thì mất nước, người giảng kinh ít rồi, năm đầu Dân quốc, người giảng kinh đại khái không đến 20 người, cho nên chúng ta ngay trong đời này, thấy được, tiếp xúc được, nghe được: đều là đi phục vụ người chết, nào Kinh sám, Phật sự, Pháp hội, làm những việc này, tôi thấy những điều này, trước giờ chưa thấy có một đạo tràng nào: là giảng kinh trường kỳ, chưa có. Hồi ban đầu tôi ở Đài Loan, trong chùa, có lẽ một năm thì có một lần giảng kinh, thời gian bao lâu? Một tuần. Hiện giờ thì có thể hoàn toàn không có nữa, tôn giáo biến thành mê tín. Tôn giáo trước đây là nền giáo dục chủ yếu, giáo học quan trọng, giáo hoá tôn sùng của nhân loại, bây giờ không có, hoàn toàn không có, tôn giáo móc nối với mê tín, đánh đồng với mê tín, bất hạnh lắm thay, thành ra như thế. Có thể dạy chúng ta một đời thoát ly lục đạo luân hồi, còn có hay không? Phương pháp nào có thể thoát ly lục đạo luân hồi? Tìm không thấy. Trong Phật môn, thật sự còn có nắm chắc, hiện tại còn có hiệu quả, đó chính là Tịnh Tông, ba kinh một luận của Tịnh Tông, người thực hành thật sẽ có thành tựu thật.

Cho nên tiếp đến đoạn học Pháp môn này, học Pháp môn điều quan trọng nhất là: “ngã đương phụng trì, như pháp tu hành”. Nếu thầy dạy cho quý vị, quý vị không chịu làm, thì thầy nói uổng phí, thầy cũng không muốn giảng. Tôi theo Đại sư Chương Gia ba năm, tôi biết ngài, ngài nói rất ít, một ngày tôi thấy ngài không đến ba trăm câu, một, hai trăm câu có thể có, trong một ngày. Nói gì cũng rất ngắn, ngài không nói năng dài dòng, không nói lời thừa, không nói lời nào. Ngài trì chú, lão Hoà thượng Hải Hiền niệm Phật, mọi lúc, mọi nơi không hề bỏ mất, tôi nhìn thấy là ngài Chương Gia. Ngài dạy bảo chúng tôi, khi mở miệng nói, giảng cho chúng tôi, sau khi giảng nói xong, quý vị thấy môi ngài đang rung động nhưng không có âm thanh, gọi là 金剛持 Kim cang trì. Do vậy chúng tôi biết, lão Hoà thượng Hải Hiền niệm Phật cũng giống như ngài, Phật hiệu một câu đón lấy một câu, theo đuổi một câu, không có gián đoạn. Nói xong thì môi vẫn đang động, đang niệm Phật, không quên mất việc niệm Phật.

Đại sư Chương Gia không buông xuống câu chú của ngài, chú mà ngài niệm rất đơn giản, 六字大明咒,唵嘛呢叭咪吽 Lục Tự Đại Minh chú, Om Mani Padme Hum, ngài dạy tôi niệm. Tôi thỉnh giáo với ngài, chú ngữ này có ý nghĩa là gì? Ngài nói với tôi, đây là tiếng Tạng, tiếng Tạng là phát triển tiến hoá từ Phạn văn. Chữ Om, Om là thân, Mani là hoa sen, Padme là giữ gìn, Hum là ý, chính là khởi tâm động niệm. Quý vị xem, thân, hoa sen, giữ gìn, ý, đó là ngữ pháp của họ. Ghép với ngữ pháp Trung Hoa, chúng ta sẽ nói ra sao? Chúng ta nói “Giữ gìn thân, ý giống như hoa sen”, hoa sen mọc ra từ bùn mà chẳng nhiễm. Cho nên chú ngữ của Mật Tông: ý nghĩa hay, rất hay. Nếu quý vị niệm chú ngữ này thì trong lòng phải quán tưởng, quán tưởng ba nghiệp thân–khẩu–ý đều thanh tịnh không nhiễm. Ngài dạy tôi niệm, tôi cũng niệm được mấy năm, từng giờ từng phút nhắc nhở mình, xã hội này là bể tiêm nhiễm lớn, làm thế nào để không bị tiêm nhiễm trong xã hội, đó chính là điều mà Lục Tự Đại Minh chú: dạy cho chúng ta. Chúng ta ngày nay tiến thêm một bước, áp dụng Nam Mô A Di Đà Phật, công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn. Không những có thể tịnh hoá thân–khẩu–ý của chúng ta, mà còn bao hàm Lục Tự Đại Minh chú, có thể giúp chúng ta khi sắp mạng chung vãng sanh thế giới Cực Lạc, có thể thân cận đức A Di Đà Phật, công đức này quá thù thắng. Vậy nên “ngã đương tín phụng, như pháp tu hành”, Niệm lão chú giải hai câu này vô cùng quan trọng.

經法,佛之金口所說 “Kinh pháp, Phật chi kim khẩu sở thuyết” (Kinh pháp là được kim khẩu của đức Phật nói), chữ kim nghĩa là tỉ dụ, ngũ kim gồm: vàng, bạc, đồng, sắt, thiếc, đều rất dễ ô-xi hoá, chỉ duy nhất vàng là không bị ô-xi hoá, màu sắc của nó mãi mãi không biến đổi, những thứ khác đều không được. Cho nên dùng vàng để tỉ dụ chân thật, vĩnh hằng bất biến, đó gọi là kim khẩu sở thuyết, những lời Ngài nói vĩnh viễn không thay đổi, là thật, biểu cho ý nghĩa này. Kim thân, thân tượng của Phật dùng kim thân, kim thân là những gì Ngài làm vĩnh hằng bất biến, dùng theo ý nghĩa này, chứ không phải nói như vàng ròng thật, như vàng ròng thì cũng không phải dễ nhìn lắm, sắc mặt, toàn thân giống như vàng ròng, quý vị nhìn lâu cũng sẽ không sanh lòng hoan hỷ. Tỉ dụ Ngài chân thật, Ngài được biến ra từ Chân Tâm. Phàm phu chúng ta là dùng Vọng Tâm, tâm sanh diệt, Phật Bồ-tát dùng Chân Tâm, vậy nên kim thân, kim khẩu, kim ngôn. 為萬世之常法,稱為經法 “Vi vạn thế chi thường pháp, xưng vi kinh pháp” (Là pháp thường hằng của muôn đời, xưng là kinh pháp), những lời được Phật nói chúng ta gọi là kinh, vĩnh hằng bất biến, lưu truyền muôn đời. Vạn đời là tỉ dụ, tỉ dụ cho vĩnh hằng. Thường pháp, thường là bất sanh bất diệt.

奉持,即常見之奉行 “Phụng trì, tức thường kiến chi phụng hành” (Phụng trì, tức là vâng làm như thường thấy), trì là bảo trì, không được mất đi, 以奉受與行持為義。故經末常為信受奉行 “dĩ phụng thọ dữ hành trì vi nghĩa. Cố kinh mạt thường vi tín thọ phụng hành” (lấy vâng nhận và hành trì làm nghĩa. Nên cuối kinh thường ghi là tin nhận vâng làm), tổng kết kinh Phật, bộ kinh này giảng xong rồi, câu cuối cùng đều là dùng “tín thọ phụng hành”. Đại chúng sau khi nghe những điều này, sau khi tiếp thu lời dạy, có thể tin, có thể tiếp nhận, có thể y giáo phụng hành, 表敬受遵行、拳拳服膺之義 “biểu kính thọ tuân hành, quyền quyền phục ưng chi nghĩa” (biểu cho ý nghĩa kính nhận tuân theo thực hành, thành khẩn nhận giữ trong lòng). Đó là cầu Phật thuyết pháp, trong đây có bốn đoạn nhỏ, đoạn nhỏ thứ nhất là học Pháp môn, đoạn nhỏ thứ hai là 斷煩惱 đoạn phiền não (dứt phiền não), đoạn nhỏ thứ ba là 成佛道 thành Phật đạo, đoạn cuối cùng là 度眾生 độ chúng sanh. Mặc dù bốn đoạn nhỏ nhưng ý nghĩa rất viên mãn. Tại sao chúng ta phải theo học Phật? Học đoạn phiền não, không có phiền não là thành Phật. Điểm khác biệt giữa Phật với phàm phu: là sáu căn của Phật ở trong sáu trần, không khởi tâm không động niệm, cho nên Ngài không phiền não. Khởi tâm động niệm là phiền não, không khởi tâm không động niệm thì không có phiền não. Cho nên câu tiếp theo là:

拔諸勤苦生死根本。“Bạt chư cần khổ sanh tử căn bản” (Nhổ các gốc rễ sanh tử khổ nhọc).

Đó là phiền não đến cực điểm, thì sẽ hiện ra điều gì? Hiện ra luân hồi sanh tử trong lục đạo, đó là gốc rễ của lục đạo. Mà người trong lục đạo, thì rất khổ sở trôi lăn trong luân hồi sanh tử, tạo nghiệp trong luân hồi sanh tử, cảm thọ quả báo của luân hồi sanh tử, họ không ngừng. Người giác ngộ rồi, biết sự việc này đáng sợ, cho nên muốn nhổ bỏ, bứt nhổ gốc rễ sanh tử này. Chúng ta xem chú giải của Niệm lão, 願永離一切勤苦生死之本 “nguyện vĩnh ly nhất thiết cần khổ sanh tử chi bổn” (nguyện mãi lìa tất cả các gốc sanh tử khổ cực), đó chính là chỉ cho lục đạo luân hồi. Cần khổ là nhân trong lục đạo luân hồi, hàng ngày ta cứ dấy lên: khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, khổ là bất thiện, tạo tác bất thiện, ý nghĩ bất thiện, ngôn ngữ bất thiện, hành vi bất thiện, cho nên quả báo là lục đạo luân hồi, luân chuyển trong sanh tử, vĩnh viễn không ngừng. Bồ-tát giác ngộ rồi, tình nguyện vĩnh viễn rời bỏ nó. 蓋生死極苦,又無休歇 “Cái sanh tử cực khổ, hựu vô hưu hiết” (Đại khái điều cực khổ trong sanh tử, lại không có ngừng nghỉ), trước giờ không ngừng dứt, 故曰勤苦 “cố viết cần khổ” (nên gọi là khổ cực).

欲除生死苦果,當拔其根 “Dục trừ sanh tử khổ quả, đương bạt kỳ căn” (Muốn trừ bỏ quả khổ sanh tử, thì nên nhổ rễ của nó). Gốc rễ là gì? Quý vị xem, phần trước chúng ta nói qua, Kiến tư phiền não là gốc rễ của lục đạo luân hồi; Trần sa, Vô minh là gốc rễ của mười pháp giới. Đoạn Kiến tư phiền não rồi, không thấy lục đạo luân hồi nữa, đích thực như giấc chiêm bao, tỉnh mộng dậy. Tỉnh dậy rồi vẫn nằm trong mộng, lại là một giấc chiêm bao, luân hồi là mộng trong mộng, sau khi giấc mộng này bị đã phá bỏ rồi, là Tứ thánh pháp giới, Tứ thánh pháp giới là do Vô minh phiền não biến hiện ra. Nếu như phá được Vô minh phiền não, đoạn hết rồi, thật sự liễu sanh tử, liễu là kết thúc, sau đó vĩnh viễn không có sanh tử. Cho nên phải buông xuống Vô minh phiền não, phải nhổ bỏ. Vô minh là gì? Vô minh là khởi tâm động niệm, thấy sắc nghe thanh không khởi tâm không động niệm, thì không có vô minh. Trần sa phiền não là phân biệt, trần sa tỉ dụ nhiều, khởi tâm động niệm là họ phân biệt, trong phiền não phân biệt thì có Kiến tư, Kiến tư là gì? Kiến tư là tạo nghiệp. Đều đoạn dứt hết thảy ba loại phiền não lớn, mới có thể thành Phật, đoạn dứt Kiến tư thành A-la-hán, đoạn dứt Trần sa là Bồ-tát, phá Vô minh thì thành Phật. Tu hành là tu gì? Là tu điều này. Kinh giáo là giảng cho chúng ta đạo lý, giảng lý niệm, giảng phương pháp, giảng những kinh nghiệm của người tu hành trong quá khứ, cung cấp cho chúng ta tham khảo, tăng trưởng tín tâm của chúng ta, làm thật chính là làm được ba dạng này. Ba dạng này ở trong đời sống, ở trong công việc, ở trong xử sự đãi người tiếp vật, ở trong khởi tâm động niệm, đó gọi là chân tu hành.

Chúng ta chịu oan uổng, chịu uất ức, bị người ta hãm hại, Đệ tử nhà Phật: đối đãi với những việc này thế nào? Một câu Nam Mô A Di Đà Phật, nếu không có việc gì, thì không cần để ở trong lòng, trong lòng vô sự, thì pháp hỷ sung mãn, thường sanh trí huệ, tiêu nghiệp chướng, tăng phước huệ. Nếu để những việc đó ở trong lòng, ngày ngày đều sanh phiền muộn, muốn làm sao để trả thù họ, cả đời này không thể trả thù, thì đời sau ta lại trả thù ngươi, đó chính là oan oan tương báo không biết bao giờ xong, sai rồi, sai lầm lớn rồi. Quý vị xem, vấn đề nằm ở đâu? Ở chính mình, không nằm ở ngoài. Cho nên nhà Phật nói nội học chứ không nói ngoại. Bên ngoài toàn là giả, không có gì là thật, quý vị cứ đem bên ngoài để vào trong lòng, là sai rồi, sai hoàn toàn. Thật sự hành đạo Bồ-tát, ngày ngày phải tiếp nhận những giày vò này, có cảnh giới tốt, thuận cảnh, thuận lòng quý vị, xứng tâm như ý, thì sao? Chẳng sanh tham luyến. Điều lợi hại hơn nữa, như người ta hãm hại, giết quý vị, mưu hại quý vị, thậm chí càng nghiêm trọng hơn, vì quý vị không biết đề phòng, chúng ta viễn lìa những hành vi ác, quý vị không thể viễn ly điều này. Tăng trưởng tham niệm, xong rồi, tăng trưởng tham tâm thì quý vị đi vào đường quỷ, phước của quý vị hưởng hết, đường tiếp theo là đường ngạ quỷ; nếu là ngu si thì đường súc sanh; nếu là giận dữ, tâm sân khuể sanh khởi là đường địa ngục.

Cho nên thuận cảnh, nghịch cảnh là bình đẳng, thuận cảnh là để khảo nghiệm chúng ta: có khởi tâm tham hay không, có khởi kiêu mạn hay không; nghịch cảnh cũng để khảo chúng ta, quý vị có nhẫn nhịn hay không, quý vị có thể không khởi oán hận hay không. Đây là nói chân công phu, nếu không vậy thì tu ở chỗ nào? Cho nên thuận cảnh là đạo tràng của tu hành, nghịch cảnh cũng là đạo tràng tu hành, thiện duyên là đạo tràng, ác duyên cũng là đạo tràng. Nhất định phải tu đến mức nào? Nhìn thấu hết thảy, thuận cảnh, thiện duyên là giả; nghịch cảnh, ác duyên cũng là giả, không có gì là thật, mọi thứ đều không để ở trong tâm. Thuỷ chung chỉ để A Di Đà Phật trong tâm, quý vị đúng rồi, quý vị viên mãn rồi, quý vị nhất định đến thế giới Cực Lạc thành Phật, thế giới Cực Lạc thành Phật nhanh.

Cho nên nói 斷盡諸惑,故曰拔諸勤苦生死根本 “Đoạn tận chư Hoặc, cố viết bạt chư cần khổ sanh tử căn bản” (Dứt sạch các Lậu hoặc, nên gọi là nhổ các gốc rễ sanh tử khổ nhọc), trong sanh tử khổ cực: chính là tham–sân–si–mạn–nghi. Quý vị phải đoạn cho sạch sẽ, khôi phục tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của chính quý vị, giác chứ chẳng mê. Giác đó chính là không gì không biết, lão Hoà thượng Hải Hiền đã nói, “tôi điều gì cũng biết,” đó chính là giác, đều không để ở trong tâm. Có duyên,  có lợi ích với chúng sanh, nói; không có duyên, nói ra chúng sanh không tin tưởng, họ còn cười quý vị, thì không nói, họ có chừng mực. Cho nên nhà Phật nói: Phật không độ những người vô duyên, vô duyên là họ không tin quý vị, họ không thể tiếp thu quý vị, thậm chí họ còn phê bình, đó là tạo ác nghiệp, vậy cần phải làm sao? Không nói. Hoàn toàn làm cho họ thấy, trong đời sống, trong công việc, trong đãi người tiếp vật, để chính họ giác ngộ. Họ giác ngộ rồi, họ thỉnh giáo với quý vị, quý vị có thể nói cho họ. Nói cũng có chừng mực, họ hỏi gì thì trả lời nấy, không hỏi thì không đáp, Nhẫn nhục Ba-la-mật.

Mục đích của đoạn phiền não là gì? Thành Phật đạo.

速成“Tốc thành.” (Mau chóng thành tựu).

Hai chữ trong câu này rất quan trọng, thành tựu nhanh chóng.

 無上正等正覺 “Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Tám vạn bốn ngàn Pháp môn: có thể thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thể nhanh thành tựu, chữ “tốc” này sửa thành chữ “có thể”, tám vạn bốn ngàn Pháp môn: có thể thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, Pháp môn niệm Phật có thể nhanh thành tựu. Quý vị xem, lão Hoà thượng Hải Khánh: niệm Phật niệm suốt 70 năm, lão Hoà thượng Hải Hiền: niệm Phật niệm 92 năm, thành tựu rồi. Lão Hoà thượng niệm Phật niệm lâu như thế, là nhiệm vụ mà đức A Di Đà Phật cho ngài, nếu không vậy thì đã sớm vãng sanh rồi. A Di Đà Phật nói với ngài, ngài tu tốt lắm, để ngài sống thêm làm biểu pháp cho thế gian. Biểu pháp chính là làm gương mẫu, làm gương mẫu là một người học Phật, lại đặc biệt làm một tấm gương: niệm Phật cầu vãng sanh. Thật khó được, ngài quả thật biểu diễn rất hay, khiến những người như chúng ta, sau khi tiếp xúc, ngày nay xem băng đĩa về ngài, xem tư liệu về ngài, hiện nay chúng tôi in thành bộ 《永思集》Vĩnh Tư Tập, chúng tôi khẳng định: đối với những sự việc về Tịnh Độ một đời thành Phật. Tín tâm kiên định rồi, nguyện tâm sanh khởi lên, thực sự mong đến thế giới Cực Lạc, thế giới Cực Lạc là mau chóng thành Phật. Không đến thế giới Cực Lạc, thời gian rất dài, sợ sẽ thoái chuyển, đến thế giới Cực Lạc vĩnh viễn sẽ không thoái chuyển. Mỗi người vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, sanh đến thế giới Cực Lạc: được oai thần đức A Di Đà Phật gia trì, hết thảy đắc ba loại bất thoái, là 位不退Vị bất thoái, 行不退Hạnh bất thoái, 念不退Niệm bất thoái. Vị bất thoái là A-la-hán, Hạnh bất thoái là Bồ-tát, Niệm bất thoái là thành Phật, Pháp thân Đại sĩ. Ba loại bất thoái này đồng thời có thể đạt được, đây là điều trong tất cả kinh điển không có, chỉ có trong ba kinh một luận của Tịnh Độ thôi. Chúng ta đời này có thể gặp được, quý vị nói xem vinh hạnh biết bao, bao nhiêu vị Bồ-tát muốn cầu Pháp môn này, mà không có duyên phận, chúng ta ngày nay có duyên phận tốt đến thế, không nên bỏ lỡ, bỏ lỡ thì quả thực là đáng tiếc.

Cho nên “tốc”, chữ tốc trong văn kinh, Niệm lão cũng đặc biệt đề ra rằng, 即上品中速生我剎受安樂中之速字 “tức thượng phẩm trung tốc sanh ngã sát thọ an lạc trung chi tốc tự” (chữ tốc tức là trong phẩm trước: nhanh chóng sanh trong cõi của con thọ hưởng trong niềm an lạc). “Hai chữ tốc,” phẩm phía trước, tốc sanh ngã sát thọ an lạc, ở chỗ này, tốc thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hai chữ tốc này là 同顯一心 “đồng hiển nhất tâm” (cùng tỏ rõ nhất tâm). Tu thế nào? Nhất tâm, nhất tâm chuyên niệm, hai chữ tốc này quý vị đều đạt được. 蓋法藏菩薩度生心切 “Cái Pháp Tạng Bồ-tát độ sanh tâm thiết” (Nói rõ Bồ-tát Pháp Tạng tha thiết tâm độ sanh), tại sao phải nhanh chóng thành Phật? Chúng sanh quá khổ, ta phải nhanh chóng đi giúp họ, 故願輪迴諸趣眾生類,速生我剎受安樂 “cố nguyện luân hồi chư thú chúng sanh loại, tốc sanh ngã sát thọ an lạc” (nên nguyện rằng các loài chúng sanh trong các đường luân hồi, nhanh sanh cõi con hưởng an lạc). Chỗ này đã nói trong phần trước để chứng minh, đến thế giới Cực Lạc thành Phật nhanh, mau chóng đến mức quý vị không thể tưởng tượng nổi. Do vậy vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, tương đương với thành Phật, sống ở bên đó một khoảng thời gian, đích thực thành Phật. Thành Phật để làm gì? Mục tiêu cuối cùng là độ chúng sanh, độ chúng sanh trong này chia làm hai đoạn nhỏ, đoạn thứ nhất 正報妙 Chánh báo diệu (sự nhiệm mầu của Chánh báo), đoạn thứ hai 依報妙 Y báo diệu (sự nhiệm mầu của Y báo). Chúng ta xem kinh văn:

欲令我作佛時。智慧光明。 “Dục linh ngã tác Phật thời, trí huệ quang minh” (Mong để khi con thành Phật, ánh sáng trí huệ.)

Chú giải của Niệm lão rằng: 故知速欲成佛,旨在速度眾生 “Cố tri tốc dục thành Phật, chỉ tại tốc độ chúng sanh” (Nên biết nhanh mong thành Phật, là ý ở nhanh độ chúng sanh). Tại sao phải nhanh chóng thành Phật? Bởi nhanh chóng độ chúng sanh khổ nạn. 故須作佛之時,自之智慧光明 “Cố tu tác Phật chi thời, tự chi trí huệ quang minh” (Nên cần khi thành Phật, thì ánh sáng trí huệ của mình), tự mình phải có trí huệ viên mãn, quang minh viên mãn, phải cần Y báo diệu.

所居國土。“Sở cư quốc độ.” (Quốc độ được cư trú).

Môi trường nơi quý vị cư trú, môi trường vô cùng quan trọng. Trong chú giải này, quốc độ được cư trú là thế giới Cực Lạc, ở thế giới Cực Lạc tu hành, không có mảy may chướng ngại, không có chướng duyên. Thầy là A Di Đà Phật, đồng học tuyệt đại đa số đều là Đẳng giác Bồ-tát, trong kinh này Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta. Đoạn tiếp theo đây giảng 名號妙 Danh hiệu diệu (sự nhiệm mầu của danh hiệu).

教授名字。皆聞十方。“Giáo thọ danh hiệu, giai văn thập phương” (danh hiệu giáo thọ: đều nổi tiếng khắp mười phương).

Câu này chính là một đoạn. Câu này chính là căn bản trong bốn mươi tám nguyện, nguyện thứ 17 chư Phật xưng thán, nguyện thứ 18 mười niệm tất sanh, nguyện thứ 19 nghe danh phát tâm. Dùng phương pháp gì: giúp chúng sanh lìa khổ được vui? Lìa khổ phải lìa lục đạo, phải lìa mười pháp giới, lìa khổ rốt ráo; được vui phải được niềm vui rốt ráo, không còn có khổ nữa, là vui rốt ráo. Đó là ở đâu? Thế giới Cực Lạc, được vui rốt ráo. Giúp đỡ chúng sanh ra sao? Ở đây đã nói rồi, “giáo thọ danh tự”, giáo thọ là ai? A Di Đà Phật, danh tự chính là A Di Đà Phật, một câu danh hiệu này “giai văn thập phương”. Làm sao có thể đạt đến nổi tiếng mười phương? Chư Phật trong mười phương đều tuyên dương thay Ngài, Phật Phật đạo đồng, Phật hoan hỷ. Chư Phật Như Lai, vì Phật không có tưởng, không có ý nghĩ, thành Phật thì ý niệm nào cũng không có, cho nên hoàn toàn là Chân Tâm, ý niệm đều là Vọng Tâm, Ngài không có Vọng Tâm. Khi Ngài ở trong nhân địa hành đạo Bồ-tát, khi ngài có ý niệm, có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước. Có khởi tâm động niệm, Pháp Tạng ngài động ý niệm này, muốn độ tận chúng sanh khổ nạn: trong tất cả cõi nước của chư Phật mười phương ba đời, Ngài đã phát một nguyện như thế. Chư Phật khác không nghĩ đến, có năng lực nhưng không nghĩ đến; Phật Phật đạo đồng, trí huệ, thần thông, đạo lực là hoàn toàn giống nhau, không có cao thấp, nhưng không nghĩ đến. Thành Phật thì không tưởng nữa, khi hành đạo Bồ-tát thì có tưởng, Ngài nghĩ được, cho nên những điều đó: đều là hoàn thành khi Ngài hành đạo Bồ-tát. Sau khi Ngài tạo thành thế giới Cực Lạc này, không có một tôn Phật nào không hoan hỷ, tất cả chư Phật đều hoan hỷ, có một đạo tràng tu hành tốt đẹp đến vậy, những người có duyên hết thảy khuyên nhủ mọi người đến. Nghe lời mà đến, đó là có duyên; không nghe lời, không chịu đến, thì đó là không có duyên.

Có nghe lời hay không? Có, đừng nghe ở nơi nào khác, chúng tôi ở Hồng Kông nhìn thấy. Hồng Kông có rất nhiều Pháp sư tôi đều quen biết, có rất nhiều người họ niệm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, họ không niệm A Di Đà Phật. Tại sao? Bổn sư ta thân thiết, A Di Đà Phật quá xa, tôi không có liên hệ với Ngài, tôi muốn niệm vị Bổn sư trong nhà chúng tôi. Cho nên đó là có tình chấp: với Thích Ca Mâu Ni Phật, giống như đối với cha mẹ, có tình chấp, không muốn buông lơi. A Di Đà Phật: là do Thích Ca Mâu Ni Phật bảo chúng ta niệm, khuyên chúng ta đi vãng sanh, chúng ta cứ quen niệm Phật trong nhà mình, không chịu đi, những người như vậy không ít, rất nhiều. Vậy từ từ thôi! Đời này tình chấp của họ sâu, đời tới kiếp sau từ từ để họ giảm nhẹ tình chấp, họ có thể tin tưởng, họ sẽ chấp nhận. Chúng ta vừa nghe thì có thể chấp nhận, hoặc là phải nghe suốt một thời gian tương đối dài, tôi không phải là người mới nghe thì đã chấp nhận, tôi có lẽ là học Phật, giảng kinh giảng được 2-30 năm tôi mới tin tưởng.

Tôi vào cửa Phật là nhập môn từ trong Triết học, không phải nhập môn từ tôn giáo, chịu ảnh hưởng của thầy Phương rất sâu. Nhất định phải đem đạo lý, chân tướng sự thật này: làm rõ ràng, làm sáng tỏ, tôi mới tin tưởng. Thật sự thông suốt là từ kinh Đại thừa, trong Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, trong những đại kinh đại luận đó, đã làm rõ đạo lý này. Nhìn thấy chư Phật Bồ-tát tán thán, rồi mới từ từ tin tưởng, không phải mới khởi đầu đã tin tưởng. Kiểu người như lão Hoà thượng Hải Hiền, Hải Khánh, quá khó được! Các ngài mặc dù không biết chữ, chưa từng đi học, nhưng Sư phụ vừa dạy là ngài tin tưởng. Một câu đơn giản như thế thôi, Nam Mô A Di Đà Phật, luôn luôn niệm niệm, còn dặn dò rằng: sáng tỏ thì không được nói loạn, không được nói. Ngài hoàn toàn tiếp nhận, y giáo phụng hành, học trò giỏi như thế, bậc thượng thượng căn, không nhất định phải biết chữ, không nhất định phải từng đi học.

Những người miền quê như vậy, phụ thân của lão Hoà thượng Hải Hiền: cày ruộng từ nhỏ, là nông dân, chúng ta có thể tưởng tượng được, lúc nhỏ ngài sống với người lớn, đi theo cha mẹ đều mưu sinh ở trong ruộng vườn. Cho nên ngài biết làm gì? Ngài biết nông canh, những kinh nghiệm này hết sức phong phú. Cả đời ngài khai khẩn núi hoang trồng lương thực, khai khẩn mười bốn nơi, tổng diện tích hơn một trăm mẫu, trồng lương thực, trồng rau củ, trồng cây ăn trái, được mùa. Ngài không bán, ngài đều đem đi cứu tế nghèo khổ, là tu Bố thí. Ngoại trừ những nhu cầu trong đạo tràng của mình, đều đem đi cứu tế, ngài không bán lấy tiền, không muốn cải thiện hoàn cảnh sinh hoạt của mình, thật khó được. Đó đều là dạy cho chúng ta, chùa nhỏ tốt, không có tính toán nghĩ cách, khiến người ta xem thường, không xin cầu quý vị. Chùa làm quá lớn, giàu đẹp trang trọng, người tính toán có thể nhiều. Họ đến xuất gia, tại sao? Bởi chùa lớn, tôi xuất gia, tương lai sẽ là của tôi.

Cho nên Đại sư Chương Gia dạy tôi: học Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật một đời không có đạo tràng, không xây đạo tràng. Cả đời đều lang thang, ở đâu có duyên thì đến đó giảng kinh dạy học, sống với cuộc sống du mục, ngủ dưới gốc cây, ăn một bữa trong ngày, tự tại biết bao. Người đi theo Ngài: bất luận tại gia hay xuất gia, tâm đều thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì có thể nhập đạo, cho nên khi đó, số người chứng quả đông. Tâm của chúng ta không thanh tịnh, không thanh tịnh không thể chứng quả, học kinh giáo, học tri thức được, học trí huệ không được, quý vị không thấy được: những điều vi diệu trong kinh điển. Chư vị nghe giảng kinh, chư vị cũng nghe không hiểu. Cho nên thật làm được những điều đó, buông xuống vạn duyên, thật sự không tranh không cầu, mới có thể học Phật. Hiện nay bảo người không tranh, bảo người không cầu, mấy người có thể làm được? Do đó số người học Phật đông, nhưng người chứng quả thì không thấy một ai.

Chúng ta nhìn thấy hai vị chứng quả: là ngài Hải Hiền và Hải Khánh. Mẹ của ngài Hải Hiền, là Cư sĩ tại gia, là phụ nữ, cũng không biết chữ, cả đời một câu A Di Đà Phật, 86 tuổi tự tại vãng sanh. Từ tướng lành tự tại vãng sanh đó, thì chúng ta biết công phu của các vị ấy. Chúng ta thật hâm mộ, những người ấy không uổng một đời, một đời này thật sự có thành tựu. Cả đời dẫu có huy hoàng đi nữa, đời sau vẫn trong lục đạo là sai rồi, sai thật rồi. Tấm gương trong hiện tiền làm chứng chuyển vì chúng ta, một đời ngài khổ tu 92 năm, mục đích chính là dạy chúng ta: sanh khởi tín tâm chân thành, nguyện tâm kiên cố, một đời chỉ cầu Tịnh Độ, không cầu điều gì khác, biểu pháp biểu rất viên mãn, rất có chiều sâu. Bộ đĩa này, Vĩnh Tư Tập xem hoài không chán, càng xem càng hoan hỷ. Bà Lưu Tố Vân nếm được vị, Lưu Tố Vân nói với tôi rằng bà đã xem mấy trăm lần, mỗi ngày ít nhất xem 5 lần, sanh tâm hoan hỷ, mỗi lần đều sanh tâm hoan hỷ, mỗi lần đều có chỗ ngộ. Những vị đó đều là người của thế giới Cực Lạc, đều là sứ giả của đức A Di Đà Phật, đều là Phật dặn dò những vị ấy đến biểu pháp.

Chúng ta lại đọc chú giải của Niệm lão, xem kế tiếp. 欲令十方眾生,聞佛名號,乃能發菩提心,一向專念,乃至下至十念,皆悉得生 “Dục linh thập phương chúng sanh, văn Phật danh hiệu, nãi năng phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, nãi chí hạ chí thập niệm, giai tất đắc sanh” (Muốn làm cho chúng sanh trong mười phương, nghe danh hiệu Phật, bèn có thể phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm, cho đến thấp nhất mười niệm, thảy đều được vãng sanh). Công đức này không thể nghĩ bàn. Niệm Phật vãng sanh quá dễ dàng, điều khó nhất chỉ là một niềm tin, một nguyện, cho nên Đại sư Ngẫu Ích nói rất hay, 能不能往生,決定在信願之有無 “năng bất năng vãng sanh, quyết định tại tín nguyện chi hữu vô” (có thể vãng sanh hay không, quyết định ở có tín nguyện hay không). Chúng ta có tín nguyện hay không? Có. Có thì sao không thể vãng sanh? Không đạt đến tiêu chuẩn này, bán tín bán nghi, loại người này rất nhiều. Không thể làm được, thì phải chuyên tín như ngài Hải Hiền, một mảy may nghi ngờ cũng không có, đem thân tâm hoàn toàn dựa vào A Di Đà Phật. Lời nói này có căn cứ, do chính ngài nói, “A Di Đà Phật là gốc rễ của lão Hoà thượng tôi”. Đó chính là thật lòng dựa vào, không cầu gì khác nữa, chỉ cầu A Di Đà Phật, điều gì cũng tìm A Di Đà Phật, thì đúng rồi. Người niệm Phật chúng ta ngày nay, thân thể không khoẻ thì đi tìm Bác sĩ, đó là gì? Không có tín tâm với Phật.

Ngài Hải Hiền năm 18 tuổi ngài bị khối u: rất nghiêm trọng, mẹ ngài tìm Bác sĩ cho ngài, tìm thuốc cũng không chữa được. Chính ngài hiểu rõ: nghiệp chướng của mình, 妙藥難醫冤孽病“diệu dược nan y oan nghiệt tật”(thuốc hay khó chữa được bệnh oan nghiệt). Cho nên từ bỏ y dược, không tìm Bác sĩ nữa, cũng không cần đi tìm thuốc, nhất tâm nhất ý niệm Bồ-tát Quan Âm, tin tưởng Bồ-tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn, độ tất cả chúng sanh khổ nạn. Nhất tâm chuyên niệm, niệm hơn một tháng thì khoẻ, bệnh nhọt đó hoàn toàn hết rồi. Niệm lực không thể nghĩ bàn, chính ngài cũng từng thực nghiệm qua, thực nghiệm càng sớm hơn, lúc mười mấy tuổi, hình như 12 tuổi. Ngài trồng một trái bí đao, em họ của ngài ăn trộm mất, ngài bèn niệm rằng: ai trộm trái bí đao của ta thì người đó sanh bệnh nhọt nặng. Ba ngày sau, em họ của ngài quả nhiên nổi nhọt sanh bệnh. Bà thím tìm đến ngài: “Con đừng niệm nữa, em họ của con, chẳng qua lấy một trái bí đao của con, con lại nguyền rủa nó ra như thế, con còn nhỏ, mà sao tâm bạc ác như vậy!” Ngài lập tức sửa lại, nhanh chóng kêu cậu ta khoẻ lại, mau mau khoẻ lại. Qua hai ngày khoẻ lại thật, ngài mới hiểu niệm lực không thể nghĩ bàn. Bởi vậy ngài tin Phật, tin Phật có thể giải quyết mọi vấn đề.

Chúng ta gặp phải khó khăn, hết thảy có thể cầu Phật để giải quyết, sẽ hoá giải được một cách tự nhiên. Hà tất phải cầu đông cầu tây, quên mất Phật rồi, nói không dễ nghe lắm là bội sư phản đạo, vậy còn có thể linh ư? Nương tựa đến cùng! Phải ghi nhớ, câu này của lão Hoà thượng, “A Di Đà Phật là gốc rễ của lão Hoà thượng tôi”. A Di Đà Phật là gốc rễ của ta, thì quý vị mới có thể cảm ứng đạo giao với A Di Đà Phật, quý vị mới biết: oai thần của A Di Đà Phật thật không thể nghĩ bàn. Do đó, dẫu đến mười niệm thảy đều vãng sanh, đó chính là họ chân tín, họ chân nguyện, cả đời chưa bao giờ niệm Phật, lúc sắp mạng chung vẫn còn một hơi thở, niệm mười câu thì có thể vãng sanh. Quý vị phải thật tin tưởng, đức Thế Tôn không có vọng ngữ, A Di Đà Phật không có hư nguyện, chắc chắn chân thật. Chúng ta thật sự dám dựa vào Ngài, những điều khác đều không cần dựa vào, đó là sự nương tựa thực sự.

故知眾生得度,首在聞名 “Cố tri chúng sanh đắc độ, thủ tại văn danh” (Nên biết chúng sanh được độ, bắt đầu ở tại nghe danh). Danh do ai giới thiệu? Chư Phật trong mười phương giới thiệu, chúng ta biết là: do Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu. 故法藏菩薩願成佛時,佛之智慧光明,國土之超勝殊妙,導師 “Cố Pháp Tạng Bồ-tát nguyện thành Phật thời, Phật chi trí huệ quang minh, quốc độ chi siêu thắng thù diệu, đạo sư” (Nên Bồ-tát Pháp Tạng nguyện khi thành Phật, trí huệ quang minh của Phật, sự tuyệt đẹp nhiệm mầu của quốc độ, đạo sư”, đạo sư chính là A Di Đà Phật, giáo thọ, 之名號功德,普聞十方。端為眾生聞名發心,得生極樂,決定成佛 “chi danh hiệu công đức, phổ văn thập phương. Đoan vị chúng sanh văn danh phát tâm, đắc sanh Cực Lạc, quyết định thành Phật” (công đức của danh hiệu, nổi tiếng khắp mười phương. Chung quy vì chúng sanh nghe danh phát tâm, được sanh Cực Lạc, nhất định thành Phật), không có mảy may nghi ngờ.

Hôm nay hết thời gian rồi, chúng ta học tập đến đây thôi. Hy vọng chúng ta đối với A Di Đà Phật: có tín tâm vững chắc, giống như lão Hoà thượng Hải Hiền và Hải Khánh, chúng ta chắc chắn: cũng sẽ có thành tựu giống như các ngài.

(Hết tập 155)

Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử cùng chúng sanh
Đều sanh nước Cực Lạc
Sớm viên thành Phật quả
Rộng độ khắp chúng sanh.

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Trả lời 0