Responsive Menu
Add more content here...

Định Cộng Giới và Đạo Cộng Giới

Quý vị nên nhớ tu Thiền gồm có Chỉ và Quán, mà chúng ta niệm Phật là Chỉ – Quán song vận, dùng cả Chỉ và Quán. Chỉ là dừng tâm lại, Thiền chỉ là định giúp mình dừng lại, vì mình không có hoàn cảnh nên tâm không khởi lên, nhưng mà khi có nghịch cảnh, hay cảnh gì hiện lên là mình khó chịu, bực tức lên liền, là mình khởi phiền não. Đó là “Định cộng giới”, quý vị giữ được giới luật trong định vì trong định thì không có phạm giới. Quý vị ngồi đó đâu thể nào: sát sanh, trộm cướp, tà dâm được. Cho nên là Định cộng giới. Nhưng mà còn định thì còn giới, hết định thì hết giới, nếu quý vị ra khỏi định vẫn còn giữ giới được là quý vị thường xuyên nhập định tới Tam Thiền, Tứ Thiền. Trong quyển Giới Luật Cương Yếu ghi: quý vị thường xuyên nhập đến định của Tam Thiền, Tứ Thiền thì có Định cộng giới, còn chúng ta bây giờ đâu có tới Định cộng giới một cách rốt ráo, nên khi ra [khỏi định] là lửa cháy.Quý vị nên nhớ tu Thiền gồm có Chỉ và Quán, mà chúng ta niệm Phật là Chỉ – Quán song vận, dùng cả Chỉ và Quán. Chỉ là dừng tâm lại, Thiền chỉ là định giúp mình dừng lại, vì mình không có hoàn cảnh nên tâm không khởi lên, nhưng mà khi có nghịch cảnh, hay cảnh gì hiện lên là mình khó chịu, bực tức lên liền, là mình khởi phiền não. Đó là “Định cộng giới”, quý vị giữ được giới luật trong định vì trong định thì không có phạm giới. Quý vị ngồi đó đâu

Còn “Đạo cộng giới” là phải chứng quả, chúng ta chứng được quả vị thánh rồi thì tự nhiên có Đạo cộng giới. Chứng Sơ quả Tu-đà-hoàn, quý vị đi làm vườn thì tất cả chúng sanh tránh hết, không có bị ngộ sát, tức giết lầm chúng sanh nữa. Cho nên chỉ có chứng được Sơ quả Tu-đà-hoàn mới giữ được giới mà không cần phải giữ giới, nên mới gọi là Đạo cộng giới. Đạo cộng giới hay Định cộng giới đâu có đơn giản, chúng ta có „ngộ“ mà chưa „chứng“ thì năng lực đó không đủ cho nên vẫn ngộ sát. Chúng ta biết sự thật rồi nhưng con muỗi bay qua thấy ngứa ngứa sờ vào là giết chết nó rồi. Còn Đạo cộng giới là quý vị đã chứng đạo rồi, con muỗi tới cũng không muốn cắn quý vị nữa, con muỗi cảm được từ trường đó nên bay đi liền. Cho nên chúng ta tu hành cố gắng ngày ngày không thoái chuyển thì quá tuyệt vời, còn không thì hàng tuần không thoái chuyển, nếu không nữa thì hàng tháng không thoái chuyển, hoặc tệ nhất là hàng năm không thoái chuyển, chứ đừng để mấy năm rồi thoái chuyển. Cứ duy trì như vậy và thường xuyên cầu nguyện: “Phật Bồ-tát gia trì cho con không thoái chuyển nữa, để lúc nào đó con sắp xếp được thời gian tu”. Hòa thượng giảng, Thiện Trang cũng chia sẻ rồi, mỗi tháng cố gắng bỏ ra một ngày một đêm, hoặc mười ngày mười đêm tu theo đúng như vậy, để mình nạp năng lượng lại, chống đỡ với thời kỳ tiếp theo, chứ không vô thường tới thì mình luân hồi. Người tại gia cũng vậy, quý vị thấy người xuất gia có điều khó của người xuất gia, người xuất gia thời nay bị nghiệp của sanh tử luân hồi kéo.

 

(Trích trong bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ 144 – Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang)

Trả lời 0