Responsive Menu
Add more content here...

Giáo Ngữ Khai Thị, Tín Hành Giả Thiểu

Kính chuyển đến chư vị hữu duyên trích đoạn trong phần ghi chép tóm lược lại bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Ngũ Trược Ác Thế – Đệ Tam Thập Ngũ (Đời ác ngũ trược – Phẩm Ba Mươi Lăm) – Buổi 7

Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang

Giảng ngày: 29.12.2021 – Vô Lượng Thọ 123

 

Kinh văn:

Giáo ngữ khai thị, tín hành giả thiểu. Sanh tử bất hưu, ác đạo bất tuyệt. Như thị thế nhân, nan khả cụ tận. Cố hữu tự nhiên tam đồ, vô lượng khổ não, triển chuyển kỳ trung. Thế thế lũy kiếp, vô hữu xuất kỳ. Nan đắc giải thoát, thống bất khả ngôn.

 

Tạm dịch:

Dạy bảo khai thị, người tin hành theo chỉ là số ít. [Vì thế cho nên], sanh tử không dứt, ác đạo không ngừng. Người đời như vậy, khó mà kể hết. Cho nên tự nhiên, có ba đường ác, vô lượng khổ não, luân chuyển trong đó, nhiều đời nhiều kiếp, không có hạn ra, khó được giải thoát, khổ không tả xiết.

 

Giải:

# Giáo ngữ khai thị:

– giáo ngữ: giáo là dạy, chữ thứ hai đọc là “ngứ” nghĩa là bảo. Giáo ngữ danh từ là lời dạy dỗ, nhưng ở đây động từ đọc là ngứ mới đúng, nhưng âm “ngứ” đọc không hay, những người trước đều dịch là âm “ngữ”. “Giáo ngữ khai thị” thì âm ngữ nghe hay hơn, nên ở Việt Nam ít xài âm “ngứ”.

– khai thị: khai là chỉ ra, mở ra. Thị là chỉ bày. Đức Phật khai thị, dạy dỗ cho chúng sanh con đường sanh tử luân hồi, ác nghiệp như thế cần nên tránh, con đường siêu thoát lục đạo luân hồi bằng các pháp tu, nhưng mà “tín hành giả thiểu”

#tín hành giả thiểu: tín là tin, hành là hành trì, phụng hành; giả là người, người hay chúng sanh phụng hành; thiểu là ít.

Tức là Phật xuất hiện ở nhân gian, dùng mọi phương pháp dạy cho chúng ta, truyền cho Phật pháp đến bây giờ, nhưng mà thế giới này người tin thì quá ít, người phụng hành càng ít hơn. Ngay cả đồng tu Tịnh độ chúng ta thật ra cũng tin chưa tốt, chưa sâu, hành chưa tốt vì không chuyển được nghiệp nhiều. Đa số chúng ta đều không chuyển được nghiệp. Hòa Thượng nói người tu hành đắc lực là như thế nào? Theo khoa học bây giờ tế bào từng sát na thay đổi, từng phút, từng giây thay tế bào cũ thành tế bào mới, cứ thay đổi như vậy. Quy trình như vậy thì đáng lẽ ra càng thay đổi phải càng tốt, và theo chu trình là bảy năm một lần thì toàn bộ tế bào cũ đều biến mất, thay hoàn toàn bằng tế bào mới, tức là chúng ta được thân thể mới. Chúng ta tu hành không đắc lực cho nên thân thể ngày càng già, xấu đi. Mấy năm tu hành không đắc lực không hiện tướng ra, mặt mày đen thui, đó là công phu tu hành không đắc lực. Chúng ta niệm cái gì nhiều thì quả báo hiện ra thân thể vì kết tinh của nước. Tiến sĩ người Nhật tên là Masaru Emoto, bên Tịnh Không pháp ngữ dịch là Giang Bổn Thắng, trên mạng tìm chữ này không có, người ta dịch theo ngôn ngữ bây giờ, tiếng Anh là Masaru Emoto. Ông thí nghiệm rõ ràng nước có thể thấy, nghe, và hiểu được tâm niệm. Thì cũng vậy bảy mươi phần trăm cơ thể là nước, nếu chúng ta có ý niệm tốt, những tế bào sẽ tốt đẹp ra, thân thể hồng hào, không già đi, chứ sao ngày càng già. Mà Thiện Trang để ý người nào có dâm niệm càng nhiều thì già mau, xấu mau. Những người trẻ, nhỏ nhỏ mới lớn lên chưa nghĩ dâm niệm thì thân thể đẹp và hồng hào, da dẻ sáng rỡ, vậy mà khi có người yêu thời gian thường niệm dâm dật, nghĩ toàn cái đó nên tự nhiên dần dần xấu đi. Cho nên những người tu hành mỗi ngày phải quán, người nữ hay soi gương, mỗi ngày nhìn thấy mặt mày tối thui tức là công phu không đắc lực. Trong tập 287 Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú, Hòa Thượng nói nếu quý vị thật sự có công phu Thiền định sẽ giúp quá trình lão hóa chậm lại, duy trì rất lâu, trẻ được lâu, nên một số đồng tu tu hành có một chút đắc lực tự nhiên trẻ ra. Đó là tu hành có đắc lực nên có thể làm chậm lại. Hòa Thượng nói chỉ có thể làm chậm, chứ không thể nào ngưng được. Nếu chúng ta đắc lực thì phải giống như “Bồ-Tát, Bồ-Tát niên niên thập bát” tức là các vị Bồ-Tát niên niên đều là mười tám, lúc nào cũng trẻ trung như thế, công phu của các ngài là không có khởi tâm động niệm, chỉ còn tập khí khởi tâm động niệm thôi nên thân thể các ngài bảo trì như vậy. Hòa Thượng Hải Hiền cho chúng ta thấy ngài đắc lực là một trăm mười hai tuổi vẫn leo cây hái trái hồng, vẫn đi làm mà không có già. Bà cư sĩ Hứa Triết đầu tiên theo Thiên Chúa Giáo cũng vậy, bà tâm niệm hoàn toàn là vì chúng sanh phục vụ, hoàn toàn không có ý niệm gì cả nên bà có thể giữ được thân thể khỏe mạnh, còn chúng ta quá nhiều niệm xấu tham, sân, si, mạn, nghi. Quý vị tức lên là nước trong người nóng lên, cơ thể xấu đi, nghĩ dâm niệm thì cơ thể cũng xấu đi. Quý vị để ý, rất rõ ràng, cho nên công phu đắc lực hay không nhìn trên hình tướng là biết. Niệm Phật có thể chuyển được tế bào ung thư, chuyển được tất cả nước trong cơ thể mình, tại sao mình không niệm. Nếu không niệm Phật thì niệm pháp cũng được, niệm Kinh Vô Lượng Thọ, nghe giảng pháp cũng được, tại sao niệm những thứ thế gian, niệm thế gian nhiều thì cơ thể mình già nhanh hơn, xấu hơn vì kết tinh nước, nước tác động đến tế bào, các tế bào biến đổi xấu, sau bảy năm ta già chát rồi. Như hôm bữa có một chú học trò của Thiện Trang tới để sửa dàn điện mặt trời thì có dẫn theo một người bạn nữa. Người bạn này nói ủa thầy mà sao trẻ hơn học trò, học trò mà sao già hơn thầy rồi. Học trò Thiện Trang mới nói mình ở ngoài đời nên già, còn thầy tu nên thầy trẻ, vị học trò đó sinh năm 1990 thôi. Vị kia nói chắc là do ăn chơi nhiều quá nên già. Thiện Trang nói không phải đâu, lúc thầy chưa đi xuất gia thì đã lớn tuổi hơn em hiện tại, mà em bây giờ chưa bằng tuổi lúc đó thầy đi xuất gia thì đáng lẽ thầy phải già hơn em vì thời đó là đã lớn hơn rồi, nên vấn đề là ăn chơi quá mau già. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói thường niệm dâm dật, tạo nghiệp hay xài phước khi hết phước rồi thì mau già. Cho nên những người mặt họ trẻ ra chính là công phu đắc lực, thân thể ngày càng tốt đẹp. Còn mình tu hành không đắc lực, bản thân Thiện Trang cũng không dụng công được nhiều, vì ngồi bên màn hình máy tính, bị máy tính hút hết, bị rất nhiều tia bức xạ khiến cho mình không được đẹp, không được tốt mà Thiện Trang chống chọi đến bây giờ, mắt cũng chưa có vấn đề, hiện tại mắt vẫn còn rất sáng, chưa bị cận, người khác thì đeo kính cận vv… Nói chung mình có một chút công phu nên chống đỡ được, chứ không già nhanh lắm, đó là công phu mình có một chút đắc lực. Từ đó quý vị so sánh ai mặt mày tối thui thì xem lại tu hành và Hòa Thượng nói chúng ta có thể giảm chậm thời gian lão hóa lại, có thể sống lâu được vì tế bào này, tạo thêm nhiều phước thiện. Người tu hành là làm chủ vận mạng. Đây là “giáo ngữ khai thị”, là những điều Phật dạy, Hòa Thượng dạy, chư Tổ dạy, dạy hết rồi, chỉ bày mình rồi nhưng mà “tín hành giả thiểu” người tin theo, phụng hành theo ít quá nên làm sao được.

# Sanh tử bất hưu: sanh tử không ngừng.

– Bất hưu là không ngừng. Chữ Hưu này là bộ nhân người mà đứng dựa bên gốc cây , hay người trở về với thiên nhiên gọi là hưu. Sanh tử bất hưu là sanh tử không ngừng, không dứt được, tức là luân hồi miết thôi. Nếu chúng ta tin theo Phật, tu niệm Phật vãng sanh thì chúng ta đã vãng sanh rồi, đã ra khỏi sanh tử luân hồi chứng quả A-La-Hán rồi, đâu có vô sanh tử nữa. Còn đây là sanh tử không ngừng, dứt.

# Ác đạo bất tuyệt: ác đạo là ba đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; tuyệt là dứt, không ngừng, không hết.

Vì không làm theo lời Phật dạy nên sanh tử không hết, ác đạo không dứt. Quý vị nghe câu này nhớ đừng nói người thế gian, chúng ta hãy nói chính mình đi, mình nhiều đời nhiều kiếp vẫn còn trong sanh tử luân hồi, đây là tín hành giả thiểu. Hãy soi lại chính mình đi, đừng có nói người ta. Người ta không làm được, kệ họ, mình nhiều đời nhiều kiếp vẫn còn là phàm phu trong sanh tử luân hồi vậy mà không biết giác ngộ, vẫn cống cao ngã mạn, tôi tu tốt lắm, tôi cũng biết Phật pháp, làm lành làm thiện, không có nghĩ mình tu quá dở nên còn rớt ở đây. Đời này mình tu cũng chưa có cảm ứng rõ ràng biết trước ngày giờ tự tại vãng sanh, thế mà cũng cho mình tốt. Mình nằm ở câu “tín hành giả thiểu” đó, chứ không phải nói người ta đâu. Mỗi ngày Thiện Trang nói quý vị cũng là nói chính Thiện Trang. Thiện Trang cũng vậy, cho nên đường ác, đường sanh tử của chúng ta chưa có kết thúc đâu. Ác đạo bất tuyệt coi chừng mai mốt đọa lạc đó.

# như thị thế nhân: như thị là như vậy, dịch ngược lại là người đời như vậy.

# nan khả cụ tận: đếm không hết được; nan là khó, khả là có thể, cụ là đếm, kể, đầy đủ, hết được

Bây giờ đếm không hết được, người đời như vậy nhiều lắm, tu hành xuất thế gian có mấy người, toàn là trong thế gian thôi. Bây giờ người xuất gia cũng khó ra khỏi sanh tử luân hồi, người tại gia cũng khó thoát sanh tử luân hồi, nguyên nhân chính là “tín hành giả thiểu”, niềm tin và thực hành quá ít. Phật mặc dù khổ khẩu bà tâm, đắng miệng nhọc lòng khai thị cho chúng ta, chư Tổ cũng vậy, biết bao Kinh điển, Ngữ lục, người thời xưa đâu có gặp được nhiều, người ta chỉ gặp một bộ Kinh A Di Đà, nghe nói niệm Phật vãng sanh Tây Phương là họ một câu Phật hiệu niệm tới cùng. Mình bây giờ nghe đủ các pháp, các pháp sư, nghe qua nghe lại, đọc v.v… vẫn không thay đổi được, vẫn là phiền não như xưa, vẫn là “tín hành giả thiểu”, niềm tin thực hành của mình yếu quá, chắc chắn như vậy đường sanh tử của mình không có hết đâu và những người như mình quá nhiều không thể nào kể hết nên gọi là “như thị thế nhân, nan khả cụ tận”. Những người như mình, rồi những người không biết, không tin, không hành nữa rất nhiều, đây coi như là Phật than tội nghiệp chúng nó quá, mình hết lòng khai thị, dạy dỗ, chỉ bày rõ ràng mà chúng nó không tin, nó không làm theo nên con đường sanh tử tiếp tục đi thôi, và con đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng chưa kết thúc được, và những người như vậy quá nhiều, không thể kể hết được.

# Cố hữu tự nhiên tam đồ: cố là nên, hữu là có; tự nhiên tam đồ là ba con đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chính vì không tin, không chịu tu hành nên tự nhiên có ba con đường ác.

# vô lượng khổ não: rất nhiều khổ não cả trên đường lành như chúng ta lẫn trong đường ác, rồi Phật nói tiếp:

# triển chuyển kỳ trung: là luân chuyển trong đó, thay phiên chuyển qua chuyển lại

# thế thế lũy kiếp: đời đời nhiều kiếp, lũy là nhiều

# vô hữu xuất kỳ: là không có kỳ hạn ra khỏi

# Nan đắc giải thoát: là khó được giải thoát ra khỏi sanh tử luân hồi

# thống bất khả ngôn: thống là đau khổ, bất khả ngôn là không nói lên lời, không tả nổi

Đây là đoạn đức Phật rất nhấn mạnh và ngài Hạ Liên Cư hội tập rất hay là „vô lượng khổ não, triển chuyển kỳ trung. Thế thế lũy kiếp, vô hữu xuất kỳ. Nan đắc giải thoát, thống bất khả ngôn.“ Trong đoạn kinh văn này bao nhiêu lần vô lượng khổ não, triển chuyển kỳ trung, lại không có kỳ hạn ra khỏi, khổ không nói lên lời. Tức là đức Phật hết lòng nhắc đi nhắc lại, nói các con khổ lắm, các con ở trong đó hoài, không muốn ra khỏi, khó được giải thoát lắm, nhiều kiếp đau khổ, các con tỉnh đi! Nói đi nói lại, nói hoài mà chúng sanh cứ trơ trơ ra như gỗ đá. Chúng ta cũng vậy, nghe kinh Vô Lượng Thọ, lúc nghe Thiện Trang giảng có tỉnh mộng chút xíu „tạm tỉnh cơn mộng trần gian, trần gian con tạm tỉnh mộng”. Nhưng mà sau khi nghe xong một hồi con lại mê như xưa, vẫn đắm chìm trong đó có thoát được đâu. Chúng ta là những nghiệp chướng quá nặng cho nên lúc nghe thì tu hành ghê lắm nhưng sau rồi quên mất, nghe lúc đó thôi, rồi ra khỏi pháp đường, rời khỏi màn hình, ra ngoài một chút lại trở lại như xưa. Lại tham ăn, tham uống, tham dục, tham tài, tham sắc, tham đủ thứ. Còn không thì bị chi phối, lúc thì nghe thầy Thiện Trang nói „con cái là nợ oan gia“..v.v.. thì cũng thấy đúng, nhưng tới khi thấy nó đau, bị chút duyên gì là bị chuyển liền. Đó là vẫn không tin. Thực sự mà nói, đó là chúng ta tu hành không đắc lực. Cho nên chắc chắn chúng ta vẫn lưu chuyển trong luân hồi, nếu như chúng ta không tu. Ở đây Phật nói rất hay, Thiện Trang nghe những đoạn này thấy „ôi sao mà Phật từ bi thế, sao mà Phật thương chúng sanh đến mức độ đó, nói đi nói lại có mỗi câu „vô lượng khổ não triển chuyển kỳ trung. Thế thế lũy kiếp, vô hữu xuất kỳ. Nan đắc giải thoát, thống bất khả ngôn.“ Quý vị nhớ câu cuối cùng „thống bất khả ngôn“ là được rồi, hoặc là nhớ câu „thế thế lũy kiếp, vô hữu xuất kỳ“, hoặc là nhớ câu „triển chuyển kỳ trung“ cũng được. Nhớ được bấy nhiêu đó là được rồi, nhớ được lúc nào tu hành lúc đó. Cho nên ráng học thuộc kinh điển đi, nhớ, thuộc và hiểu.

Giống như hôm bữa trên mạng thấy có người chia sẻ, cô đó tên pháp danh là Tâm Không, cô ấy ở Kiên Giang, đăng lên Youtube là đọc thuộc kinh Vô Lượng Thọ. Thiện Trang không biết thế nào đó cô ấy kiếm được số điện thoại chắc hồi trước cô ấy có liên lạc ở đâu đó, xin tài liệu cho Sư Phụ của cô để giảng dạy kinh Vô Lượng Thọ và Thiện Trang có gởi hay sao đó và cô kết bạn. Thiện Trang thấy cô ấy thuộc hết kinh Vô Lượng Thọ 1 tiếng mấy đó, không phải bản của Thiện Trang mà là bản hồi xưa của TTHH ấn hành. Thiện Trang thấy như vậy mới gởi link ấy cho cô và Thiện Trang hỏi cô ở đâu, cô nói cô ở Kiên Giang tu với Sư Phụ. Thiện Trang bảo cô thuộc lòng tốt quá, xong bữa sau Thiện Trang có hỏi lại “vậy cô có hiểu được từng câu, từng chữ trong kinh văn không, nếu chưa hiểu thì cô cố gắng học chữ Hán”. Cô mới trả lời „con không hiểu“. Hỏi một câu là biết không hiểu rồi, cho nên đó mới là học thuộc thôi, chưa có hiểu, mà chưa hiểu thì chưa hành được. Quý vị phải thuộc, hiểu, có lẽ là không thuộc hết. Những người trẻ hơn 50 tuổi trở về trước thì ráng thuộc đi! Hòa thượng nói những người 50 tuổi trở về trước ráng thuộc kinh Vô Lượng Thọ và hiểu từng chữ từng chữ thế này. Đọc tới câu nào hiểu câu đó, chứ không phải học như con vẹt, học thuộc mà không biết gì thì như vậy hành trì chưa được. Quý vị muốn đọc mà không biết gì thì gọi là lìa Tam tướng, trong tiêu chuẩn của Bồ Tát Mã Minh dạy ở Đại Thừa Khởi Tín Luận đó. Quý vị chỉ cần hằng ngày đọc kinh không có vọng tưởng. Nhưng đằng này chúng ta đi làm việc ở cuộc đời, vào xã hội bao nhiêu việc thì chúng ta phải thuộc, nhớ hay làm xong lại nhớ để vun bồi trong A lại da thức. Kinh điển nhớ được đoạn nào, thực hành được đoạn đó, tâm đắc nào dùng cái đó.

Trả lời 0