Chúng ta hãy coi mạng người vô thường. Quý vị biết là trong
Kinh Xuất Diệu có một đoạn Kinh như thế này, ở quyển thứ nhất của Kinh Xuất Diệu.
Chúng ta cố gắng nhớ bài kệ này:
“Như hà sử lưu
Vãng nhi bất phản
Nhân mạng như thị
Thệ giả bất hoàn”.
Nghĩa là gì?
“Như nước sông trôi nhanh
Chảy mãi không trở lại
Mạng người cũng như thế.
Đi qua chẳng quay về”.
Chữ “thể” này là chết, “thể” là sự chết, “thể giả” tức là sự
chết, nhưng Thiện Trang dịch 5 chữ cho dễ hiểu là:
“Như nước sông trôi nhanh
Chảy mãi không trở lại
Mạng người cũng như thế.
Đi qua chẳng quay về”.
Đây là một lần nữa nhắc nhở vô thường, quý vị chỉ cần nhớ mạng
người giống như là dòng nước sông vậy đó. Quý vị hay ngắm sông không? Thì quý vị
thấy dòng nước trôi chảy thì quý vị thấy đó, mạng người như nước sông nhanh, chảy
mãi không trở lại đâu. “Vãng nhi bất phản” tức là chảy lại không quay lại.
“Nhân mạng như thị” tức là mạng người cũng như thế. “Thệ giả bất hoàn” tức là
chết rồi thì không quay trở lại đâu.
Cho nên mình phải trân quý thời gian này để mình tu tập, học
pháp. Chúng ta trong đời Mạt pháp chúng ta không gặp được Đức Phật. Bài kệ đó
xuất phát từ Kinh Xuất Diệu, quý vị biết không, nếu mà vào thời đó, có một nhóm
người họ bị nạn gọi là lũ lụt. Khi nạn lũ lụt, cả vùng đó biết bao nhiêu người
chết là vì nước sông dâng lên, cuốn trôi bao nhiêu người như vậy. Người sống,
người chết. Người chết rất nhiều trong vạn người chỉ có sống được vài người.
Thì có một số người sau khi họ thoát khỏi nạn lụt đó, thì họ đến tìm Phật, lúc
đó thì tài sản không còn gì hết, họ mới đi tìm đến Đức Phật, xin Đức Phật xuất
gia vì thấy đời là vô thường.
Đó quý vị thấy không. Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
thì Đức Phật mới tiếp nhận họ vào và xuất gia. Xuất gia nhưng mà do họ không có
huân tập nhiều, họ chưa có biết Phật pháp từ đầu, họ chưa có gì, thấy sự vô thường
sợ quá, một tai nạn lũ lụt kinh khủng vậy, họ xuất gia thôi. Cho nên họ học
pháp cũng có hạn chế, tu hành giải đãi.
Một ngày nọ, Phật thuyết pháp cho họ, giảng bài kệ vừa rồi,
Phật điểm đúng vào vị trí, nỗi sợ hồi xưa, họ nhớ lại, họ thấy rằng: “Ôi từng
con người trôi trên sông, nhà cửa trôi… như mạng người theo dòng nước vậy,
nhanh vậy, và rất là vô thường”. Thì họ chợt ngộ ra chân lý vô thường, đời người
cũng vậy, sanh tử luân hồi cũng vậy, thì nhóm người đó, có mấy người chứng được
quả A-la-hán, giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
Câu chuyện đó nói lên rất là nhiều điều! Điều thứ nhất là
gì? Phật biết tâm chúng sanh, biết căn tánh chúng sanh, biết tâm lý chúng sanh,
chúng sanh có chấn động về tâm lý ở điểm nào thì mình nói đúng điểm đó, họ chấn
động ngay, họ tiếp nhận được. Cho nên đó là Đức Phật là Đại Y Vương. Phật có thể
trao cho mọi phương thuốc, tức là Ngài là Bác sĩ chữa bệnh, Ngài trao cho mọi
phương thuốc cho tuỳ căn cơ, tuỳ phương pháp cho chúng sanh, mỗi người uống
phương thuốc đó đều hiệu quả.
Còn bây giờ chúng ta không gặp Phật. Hoà thượng Tịnh Không
nói bây giờ chúng ta chỉ gặp Y tá thôi, thậm chí y tá này chưa có tốt nghiệp. Y
tá mà tốt nghiệp là cũng phải chứng quả, mới là Y tá tốt nghiệp, còn đây là Y
tá mới học nghề cho nên là coi như Sinh viên mới học chưa có tốt nghiệp. Vì vậy,
chúng ta bây giờ mà theo phương thuốc của Y tá đưa ra, mỗi người đưa mỗi kiểu,
làm sao đây?
Bây giờ chúng ta tốt nhất là để lại dùng một phương thuốc mà
Đức Phật để lại để có thể chữa được bá bệnh, gọi là chữa được bách bệnh đó, tất
cả các bệnh đều chữa được. Đó là phương thuốc nào? Đó là “Thời kỳ Mạt pháp, ức ức
người tu hành, khó có người chứng đắc, chỉ nương pháp môn niệm Phật mà thoát
luân hồi”. Nương pháp môn niệm Phật, chúng ta phải gì? Học Kinh Vô Lượng Thọ hoặc
là học Tịnh Độ Ngũ Kinh để chúng ta hiểu, vì không hiểu thì không thể nào mà tu
hành được.
(TRÍCH VLT133 – TẠM CHIA SẺ KINH VÔ LƯỢNG THỌ – PHẨM 40:
BIÊN ĐỊA NGHI THÀNH – BUỔI 2 – THẦY THÍCH THIỆN TRANG)