Nguyện 20 này rất quan trọng, là ở chỗ lâm chung tiếp dẫn. Nếu
không có Phật tiếp dẫn thì thực sự chúng ta rất khó được vãng sanh. Lúc đó
chúng ta đi bằng tự lực là không được. Thiện Trang nhớ câu trong Đại Phật Đảnh
Thủ Lăng Nghiêm Kinh Sớ Giải Mông Sao của ngài Ổn Lăng mà Thiện Trang rất tâm đắc:
„Hiện nghiệp dị chế, tự hành khả vi, túc nghiệp nan trừ, tất giả thần lực“. Hiện
nghiệp dị chế là nghiệp hiện đời dễ dàng điều phục, dễ chế ngự. Có nghĩa là đời
này mình làm gì mà có sai mình sửa rất nhanh, rất dễ. ***Tự hành khả vi ***là
mình tự tu hành là mình có thể chống lại được. Ví dụ khi sanh ra đời lớn lên bị
nhiễm thứ gì đó, một đời này thôi, ví dụ thích coi phim, thì chúng ta bỏ được
liền. Túc nghiệp nan trừ, tức là nghiệp nhiều đời nhiều kiếp ăn sâu vào thì khó
trừ, ví dụ như nghiệp ái dục. Lúc lâm chung mà ái nghiệp khởi lên là luân hồi.
Hoặc những nghiệp tham sân si nhiều đời nhiều kiếp đi theo chúng ta rồi, thì
khó mà trừ được. Tất giả thần lực, nghĩa là chúng ta hãy nhờ vào thần lực để gia
hộ cho chúng ta. Thần lực tốt nhất là thần lực của đức Phật A Di Đà, đến lúc
lâm chung ngài cùng Bồ-tát xuất hiện. Mình dùng tự lực của mình khó vượt qua được
túc nghiệp. Tức nghiệp sâu quá rồi, ví dụ như ái dục sanh ra, lớn lên tự nhiên
biết. Ái dục nam nữ nặng từ nhiều đời nhiều kiếp không trừ được. Lúc lâm chung
nó khởi lên thì rất là nguy hiểm. Vì vậy đức Phật A Di Đà có nguyện tiếp dẫn để
nhờ hào quang phóng tới.
Trong Kinh Bi Hoa nói: „Lúc đó ta nhập vô uế tam muội“. Tức
là đức Phật dùng một tam-muội là định lực, tam-ma-đề, tam-muội, tức là một sức
định gọi là vô uế để giúp chúng ta vãng sanh. Thế nào là vô uế tam-muội. Uế là
mắt bị mờ, con mắt bị mờ, bị bệnh. Vô uế là không bị mờ, không bị không thấy đường.
Nhập vô sức định đó, nhờ sức định đó gia trì cho hành giả, cho chúng ta thấy rất
rõ ràng lại. Chứ không phải đến lúc lâm chung mê mờ, cảm tối tăm. Lúc đó nhờ thần
lực của Phật cho nên nhập vô uế tam-muội, nhờ định lực của tam-muội đó khiến
hành giả thấy sáng suốt, thấy Thánh chúng, thấy Phật A Di Đà tới. Nhờ vậy họ
Chánh-niệm hiện tiền, và chỉ trong tích tắc, một đến mười niệm là được vãng
sanh.
(Trích trong bài giảng ***Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng
Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác – Phát Đại Thệ Nguyện Đệ Lục (Phẩm
Sáu: Phát Đại Thệ Nguyện) *– Buổi 5
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 12.12.2020 – VLT 50)