Nếu như chúng ta không để tâm trong giải thoát mà để tâm
trong thế gian, phước báu tràn đầy ra, rồi phước nó đè, đè rồi hưởng phước thì
sẽ hết phước, hết phước thì đọa lạc. Chắc chắn sẽ rơi vào nạn tam thế oán.
Cho nên học kinh điển để giác ngộ, giác ngộ để tu, tu để giải
thoát. Chủ trương của chúng ta ở đây là tu để giải thoát, không phải tu để “giải
khát”. Người đời đa số hiện tại thích tu để giải khát, là giải được khát của khổ
đau, giải được cơn khát trước mắt: khát dục được dục, khát tài được tài, khát sắc
được sắc v.v… Những cái khát đó là khát của thế gian, họ muốn được gia đình êm ấm
là thuộc về khát đó. Còn chúng ta khát giải thoát, chúng ta phải ra khỏi sanh tử
luân hồi thì mới đúng. Còn ở trong đó thì chỉ tạm thời mà thôi, tạm thời êm êm
một chút rồi nạn đó như cũ.
Như trong Kinh Di Giáo nói là giống như có một con rắn chui
vào phòng mình rồi, mình chưa đuổi con rắn đó ra mà mình vẫn yên tâm ngủ, mình
thấy nó chưa tới cắn mình cứ ngủ thôi, đó là người ngu si. Cho nên người thông
minh, người có trí huệ cố gắng cầu giải thoát.
(TRÍCH KINH VÔ LƯỢNG THỌ KHOA CHÚ TUYỂN GIẢNG – TỔNG THÍCH
DANH ĐỀ – BUỔI 5- 033 – GIẢNG GIẢI THẦY THÍCH THIỆN TRANG)