(Trích trong Bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ VLT – 100 – Phẩm 30
Bồ-tát Tu Trì
Giảng giải: Thầy Thích Thiện Trang
Giảng ngày: 18.09.2021 – VLT 100)
Kinh Vô Lượng Thọ có khổ đế. Tập đế là gì? Là phiền não,
trong Kinh Vô Lượng Thọ có nói, phẩm 33 đến 37 nói đến những nỗi khổ trong cõi
Ta Bà của chúng ta. Đó là khổ đế và tập đế. Nhưng chỉ nói khổ và nguyên nhân khổ
mà không chỉ cho chúng ta niềm vui, không chỉ cho người ta con đường giải thoát
thì thiếu. Cho nên tiếp theo là diệt đế. Diệt đế là niềm vui sau khi diệt hết
các phiền não, đạt đến cảnh vui. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, diệt đế là gì? Ở đây
đang nói thiện tri tập diệt. Kinh Vô Lượng Thọ tuyệt vời, phương pháp diệt khổ
là đạo đế. Đạo đế của Kinh Vô Lượng Thọ là vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Vãng
sanh Tây Phương Cực Lạc là đạo đế, cho nên Kinh này quá tuyệt vời. Trong các
phương pháp đạo đế, phương pháp tuyệt vời đó là niệm Phật vãng sanh. Và trong
các diệt đế chứng A-la-hán cũng không bằng diệt đế của Kinh Vô Lượng Thọ. Diệt
đế của Kinh Vô Lượng Thọ là niềm vui vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, Bồ-tát Tây
Phương Cực Lạc có đầy đủ niềm vui, thần thông tự tại. Về đó ưu đãi giống như Đẳng-giác
Bồ-tát, giống như Bát-địa Bồ-tát. Quý vị thấy đó mới là diệt đế tuyệt vời. Ai
nói Kinh Vô Lượng Thọ không có tập đế, diệt đế, đọc lại chỗ này nha! Khéo biết
được âm thanh phương tiện để mà giảng về khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Đạo
đế của Kinh Vô Lượng Thọ là niệm Phật vãng sanh. Đạo là con đường, là phương
pháp. Phương pháp niệm Phật vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là đạo đế thù thắng số
một.
Bây giờ rất nhiều người tu Nam truyền. Thiện Trang thấy ở gần
đây cũng có vị Thầy giảng kinh Nam truyền, Thiện Trang thấy đăng bài giảng cũng
có một số người nghe. Họ cũng tu đã nhiều đời Nam truyền, tu Thiền vipassana,
bây giờ chứng được quả nào chưa? Nếu chưa chứng quả nào thì con đường diệt đế đạo
đế đó chưa đạt, tu chưa tới. Nếu chứng sơ quả Tu-đà-hoàn cũng chưa thấy đâu, mà
nếu chứng được so với quả Bồ-tát Tây Phương Cực Lạc thì ăn thua gì đâu. Trong
khi đó một người niệm Phật vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc gọi là đốn tề Bổ xứ,
đốn là nhanh chóng, tề là ngang bằng, bổ xứ là Bổ xứ Bồ-tát. Coi như ngang với
Bổ xứ Bồ-tát.
Diệt đế ở Kinh Vô Lượng Thọ mới là diệt đế số một, trong tất
cả các diệt đế mà trong cả cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết. Đạo đế
cũng vậy, điều này tuyệt vời nhất.
Và nếu nói Khổ đế, Kinh này Kinh Đại thừa không cần nói nhiều,
nói ít ít thôi. Nào là “độc sanh, độc tử, độc khứ, độc lai“. Thiện Trang phân
tách câu này: „nhân tại ái dục chi trung, độc sanh, độc tử, độc khứ, độc lai“,
„khổ lạc tự đương, vô thùy đại giả“, hai đoạn ghép vô.
Nhân tại ái dục chi trung đó là nguyên nhân của khổ, con người
vì ở trong vòng ái dục, đó là Tập đế. Độc sanh, độc tử là sanh một mình tử một
mình. Độc khứ độc lai là đến một mình, đi một mình. Khổ lạc tự đương, vô thùy đại
giả tức là khổ vui tự mình chịu, không ai thay thế, đó là khổ đế. Kinh Vô Lượng
Thọ có tập đế, khổ đế đàng hoàng. Làm gì có vị nói người học Đại thừa không học
mấy thứ này. Đó là mấy người dốt mới nói vậy thôi. Chúng ta học đầy đủ Tứ thánh
đế ở đây. Thậm chí hai đế sau mới thù thắng. Đạo đế là niệm Phật vãng sanh, một
đời viên mãn thành Phật. Đó là đạo đế tuyệt vời nhất.
Còn Diệt đế cũng tuyệt vời nhất. Vì Tây Phương Cực Lạc là thế
giới tốt đẹp nhất. Vì chưa cần chứng quả, quý vịvề đó đới nghiệp vãng sanh là
được rồi. Đốn tề bổ xứ là ngang bằng với bậc Bổ xứ Bồ-tát rồi, nhanh chóng
ngang bằng luôn. Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, dở dở 12 kiếp là hoa khai kiến Phật
ngộ vô sanh rồi. Còn ở đây quý vị thấy tu bao nhiêu kiếp? Quý vị tu đi, tu đã đời
cũng chưa được quả vị nào. Trong quyển Luật Học Tinh Yếu của Hòa thượng Giới
Nghiêm, ngài nói tu hành cõi này phải tu ba kiếp, mười kiếp cho đến ngàn kiếp,
vạn kiếp, mới có thể chứng được Thập tín Bồ-tát, Thập tín vị. Hay nói cách khác
phải tu đến ít nhất 1000 kiếp, tu lâu như vậy mới được Sơ tín, Nhị tín … Thập
tín. 1000 kiếp mới đặt trọn vẹn niềm tin đối với Phật pháp, đối với Tam Bảo. Niềm
tin khi không còn thoái chuyển đối với Phật Pháp Tăng và vô được Thập tín Bồ-tát.
Hòa thượng chú giải:
(2) 善知集滅音聲方便:
“集滅”是苦、集、滅、道四諦中的集、滅二諦。
1、苦諦│是說明人生多苦的真理。
2、集諦│集是集起的意思,這是說明人生痛苦的原因。
3、滅諦│是說明成佛才能滅除一切苦難,人生最究竟圓滿的歸宿。
4、道諦│是說明達到圓滿成佛的方法。這四諦包括盡世出世間兩重因果,集是世間諸法的因緣,苦是世間諸法的果報。道是超出世間的因緣。滅是超出世間的果證。
“善知集滅”就是徹底明瞭世出世間的因果、事理。
“音聲方便”說明四諦的教法是諸佛的善巧方便而說的。
(2) Thiện tri tập diệt âm thanh phương tiện (Giỏi biết âm
thanh phương tiện của tập đế và đạo đế):
+ “Tập diệt”: là nhị đế tập, diệt trong tứ đế: khổ, tập, diệt,
đạo.
Tức là tập diệt là tập đế và diệt đế trong tứ đế khổ, tập,
diệt, đạo
1. Khổ đế: là nói rõ chân lý đời người nhiều khổ.
2. Tập đế: Ý nghĩa của Tập là tập khởi (nhóm lại khởi lên),
đây là nói rõ về nguyên nhân đau khổ của đời người.
3. Diệt đế: Là nói rõ thành Phật mới có diệt trừ được tất cả
khổ nạn, chốn trở về rốt ráo viên mãn nhất của đời người.
Đây chính là câu nói: “Học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời
người“. Diệt đế chúng ta có thể đổi nói câu này. Nói cho người đời nay dễ hiểu
là học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người. Tối cao là quý vị sẽ thành
Phật, đó là rốt ráo viên mãn. Quý vị nói như vậy thì người đời nay dễ hiểu hơn,
nói diệt đế họ không hiểu. Như vậy là quý vị đã “thiện tri tập diệt, âm thanh
phương tiện“. Quý vị sẽ khéo nói những âm thanh về khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo
đế này cho chúng sanh nghe. Tức là mình phải chuyển đổi ngôn ngữ. Thay vì mình
nói những lời trong kinh như khổ đế, diệt đế là niềm vui có được sau khi diệt hết
tất cả những nỗi khổ. Nói như vậy người ta cũng hiểu, nhưng nói theo cách này
“Học Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người“, tối cao nhất là thành
Phật. Cho nên niệm Phật thành Phật là sự hưởng thụ tối cao của đời người.
4. Đạo đế: Là nói rõ phương pháp đạt đến viên mãn thành Phật.
Bốn Đế này bao gồm hết hai loại nhân quả thế gian và xuất thế
gian, Tập là nhân duyên của các pháp thế gian, Khổ là quả báo của các pháp thế
gian. Đạo là nhân duyên của thoát khỏi thế gian, Diệt là quả chứng của siêu
thoát thế gian.
Bốn đế này thực ra là nói trên phạm trù nhân quả. Nhân khổ của
thế gian là Tập, quả khổ là bây giờ mình phải nhận lấy nhưng nỗi khổ đó. Đó gọi
là khổ đế, là quả khổ. Đạo là con đường thoát khỏi thế gian, phải nương theo một
con đường, một phương pháp gọi là đạo đế. Giống như chúng ta niệm
Phật, trì giới mà vãng sanh, đó là nhân duyên để thoát khỏi thế gian. Đó là
nhân. Quả chính là diệt đế, chứng quả siêu thoát thế gian. Đói với chúng ta là
vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Hòa thượng chú giải tiếp:
+ “Thiện tri Tập Diệt” chính là triệt để hiểu rõ nhân quả, sự
lý của thế gian và xuất thế gian.
Thiện tri tập diệt là Bồ-tát ở Tây Phương Cực Lạc, các ngài
hiểu rõ triệt để được nhân quả về thế gian và xuất thế gian. Hiểu rõ nhân quả sự
lý, lúc nào cũng bám theo cấu trúc nhân quả sự lý. Còn nếu nói sâu nữa là tánh
tướng. Phải hiểu rõ được như vậy, thế gian và xuất thế gian. Ở thế gian vì sao
khổ? Quý vị bây giờ biết vì sao mình khổ chưa? Học đã đời rồi bây giờ hỏi lại một
câu trong Tập đế. Bây giờ quý vị biết vi sao mình khổ hay chưa? Cô Lưu Tố Vân
khi nghe câu đó cô rất để ý. Hòa thượng trả lời rất đơn giản ngắn gọn một câu,
không nói nhiều, chính là nói Tập đế một cách ngắn gọn. Vì mê hoặc điên đảo cho
nên mới khổ. Thế nào là mê hoặc điên đảo, chính là có tham, sân, si, mạn, nghi.
Đem giả cho là thật. Nói chung là mười loại phiền não, mười loại kiết sử đó. Đó
là nỗi khổ của chúng ta, nói đơn giản là bị điên đảo, đem giả coi là thật. Thế
gian là giả mà mình cho là thật. Tình yêu vợ chồng, hồi xưa yêu nhau, mình tưởng
đó là thật, cho nên bám theo, cố gắng làm đơn xin kết hôn. Sau một thời gian
ngán quá, khổ quá, vì sao? Thế gian vô thường, tình cảm cũng vô thường. Lúc trước
như vậy, nhưng một thời gian sau đổi rồi, đâu có đứng yên đâu. Đó là giả mà quý
vị cho là thật, quý vị khổ thôi. Rồi sao nữa? Sống đời có sống được 100 năm
đâu, sống được mấy chục năm rồi cũng già, sức khỏe yếu, bệnh, chết, thì tất
nhiên phải khổ thôi. Những thứ đó gọi là giả, không thiệt, mình bám vào mình
coi đó là thật. Bám vào cái giả thì phải khổ thôi. Đó gọi là điên đảo, gọi là
mê hoặc. Cho nên người giác ngộ thì không đắm chấp vào những cái đó.
Vẫn nương vào cái giả, nhưng nương giả để tu chân, mượn giả để tu thiệt. Chúng
ta mượn giả để về Tây Phương Cực Lạc. Thân này không phải không cần. Gia đình
không phải không cần, không phải bỏ hết gia đình. Vẫn ở trong gia đình, vẫn là
một người chồng, một người con, một người vợ tốt. Vẫn là một người làm công việc
thế gian. Và ta vẫn chí nguyện cầu Tịnh Độ. Đó mới là giác ngộ. Cho nên quý vị
biết ở đây là thiện tri Tập Diệt âm thanh phương tiện. Bây giờ mình hiểu được
nhân quả sự lý của khổ thế gian, và nhân quả sự lý của sự thoát khổ thế gian.
Nói đơn giản như vậy.
Tiếp theo Hòa thượng chú giải chữ
+ Âm thanh phương tiện: nói rõ giáo pháp tứ đế là do chư Phật
thiện xảo phương tiện mà nói.
Tức là thật ra Phật không muốn nói tứ đế đâu. Phật chỉ muốn
chỉ con đường Nhấtthừa thành Phật thôi. Nhưng bây giờ Phật phải nói phương tiện
chút. Nào là thế gian khổ, nào là nguyên nhân của khổ v.v… Nói đủ hết các loại,
đó là phương tiện thiện xảo, chúng ta thấy mà thôi. Nếu mà tu rốt ráo như Kinh
Bát Nhã nói: “Nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc“. Quý vị
hiểu được tất cả pháp không là được rồi, là quý vị thành công, không khởi tâm,
không động niệm, không phân biệt, chấp trước gì hết là xong. Là ra khỏi sanh tử
luân hồi, thành Phật luôn. Nhưng mà chúng ta làm không nổi. Không nổi thì đành
phải tu từ từ, tu chậm chậm. Phật nói phương tiện. Như trong Kinh Vô Lượng Thọ
nói sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết rất là đau khổ, hôi thối bất tịnh.
Đó là nói Khổ đế cho chúng ta. Đó là phương tiện mà thôi. Phật nói, trong cảnh
giới của Phật Bồ-tát không thấy đó là khổ. Các ngài vào trong sanh tử, thân muốn
đau cho nó đau, không ảnh hưởng gì hết, thân tâm thoải mái. Không dính vô đó lấy
gì đau. Ai đau? Vì có ngã nên mới có đau. Không có ngã thì không có đau. Chết
cũng không sao, ta muốn đi về đâu ta đi. Nên không có, thật tế không có. Chỉ có
pháp Nhấtthừa, không hai cũng không ba, là Phật phương tiện thuyết. Nhưng ở đây
phải nói phương tiện vì chúng ta kém quá, yếu quá, cho nên phải nói từ từ. Đây
là mình hiểu như thế. Thiện tri Tập Diệt âm thanh phương tiện, nghĩa là những lời
này chỉ là phương tiện của Phật tuyết mà thôi, chưa phải cứu cánh. Phật muốn
nói một pháp cứu cánh đó là Nhấtthừa viên mãn, một đời thành Phật. Chỉ cần một
câu niệm Phật, nếu con tin, chỉ cần một câu niệm Phật như ngài Hải Hiền là
thành công. Nhưng bây giờ tại vì chúng sanh mê muội đủ thứ quá, cho nên ta phải
nói thế gian này là giả, là khổ, nguyên nhân của khổ, nói đủ các loại một hồi mới
phát tâm tu. Cho nên đều là phương tiện thôi. Tất nhiên chúng ta phải có phương
tiện đó. Nếu không có phương tiện, nói rốt ráo, nói Tây Phương Cực Lạc vui lắm,
nhưng không nói khổ Ta Bà ai chịu tu, đúng không? Bây giờ coi thấy khổ chưa, khổ
rồi, phát tâm tu.
Hoan nghênh phổ biến và chia sẻ